Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền

I. Thuyết điện li

(Giảm tải)

II. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

* Hạt mang điện tự do trong chất điện phân là các ion dương, ion âm do các phân tử muối, axit, bazơ bị phân li trong dung môi.

* Bản chất dòng điện trong chất điện phân:

 Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

 Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

* Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................... .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 24/10/2013. Ngày dạy: ......../11/2013. Tiết 27. BÀI TẬP I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - Nắm được bản chất dòng điện trong kim loại, nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại, sự phụ thuộc của điện trở của kim loại vào nhiệt độ, hiện tượng siêu dẫn và hiện tượng nhiệt điện. - Nắm được bản chất dòng điện trong chất điện phân, hiện tượng dương cực tan, các định luật Fa-ra-đay và các ứng dụng của hiện tượng điện phân. - Giải được các câu trắc nghiệm và các bài toán về dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: + Xem, giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. + Chuẩn bị thêm một số câu trắc nghiệm và một số bài tập tự luận khác. Học sinh: + Giải các câu trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà. + Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải. Hoạt động 2 (15 phút): Giải một số câu trắc nghiệm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu 2 học sinh lên bảng giải chi tiết các câu trắc nghiệm trong sách giáo khoa và sách bài tập. Yêu cầu các học sinh khác nhận xét bài giải của bạn. Sửa những thiếu sót (nếu có). Giải chi tiết các câu trắc nghiệm theo yêu cầu của thầy, cô. Nhận xét bài giải của bạn. Câu 5 trang 78: B Câu 6 trang 78: D Câu 8 trang 85: C Câu 9 trang 85: D Câu 14.4: D Câu 14.6: C Hoạt động 3 (20 phút): Giải một số bài tập tự luận. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh tính thể tích của 1mol đồng. Yêu cầu học sinh tính mật độ electron tự do trong đồng. Yêu cầu học sinh tính số electron qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 giây và viết công thức tính cường độ dòng điện theo nó. Cho học sinh suy ra và tính vận tốc trôi của electron. Yêu cầu học sinh tính khối lượng đồng muốn bóc đi. Yêu cầu học sinh viết công thức Fa-ra-đây. Yêu cầu học sinh tính thời gian điện phân. Tính thể tích của 1mol đồng. Tính mật độ electron tự do trong đồng. Tính số electron qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 giây và viết công thức tính cường độ dòng điện theo nó. Tính vận tốc trôi của electron. Tính khối lượng đồng muốn bóc đi. Viết công thức Fa-ra-đây. Tính thời gian điện phân. Bài 8 trang 78 a) Thể tích của 1 mol đồng V = = 7,2.10-6 (m3/mol) Mật độ electron tự do trong đồng n = = 8,4.1028 (m-3) b) Số electron tự do qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 giây: N = vSn Cường độ dòng điện qua dây dẫn: I = eN = evSn ð v = = 7,46.10-5(m/s) Bài 11 trang 85 Khối lượng đồng muốn bóc đi m = rV = rdS = 8,9.103.10-5.10-4 = 8,9.10-6(kg) = 8,9.10-3 (g) Mà m = .It t = = 2680(s) IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 24/10/2013. Ngày dạy: ......../11/2013. Tiết 28. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ (T1) I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị vẽ các hình trong sách giáo khoa để chiếu. 2. Học sinh: Xem lại loại hạt tải điện, bản chất dòng điện trong các môi trường đã học. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu loại hạt tải điện trong chất điện phân, nguyên nhân tạo ra chúng và bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu tính cách điện của chất khí. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Y/c học sinh nêu cơ sở để nói chất khí là môi trường cách điện. Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Giải thích tại sao chất khí là môi trường cách điện. Thực hiện C1. I. Chất khí là môi trường cách điện Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện, do đó trong chất khí không có các hạt tải điện. Hoạt động 3 (5 phút) : Tìm hiểu sự dẫn điện trong chất khí trong điều kiện thường. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường. Trình bày thí nghiệm hình 15.2. Yêu cầu học sinh thực hiện C2. Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì chất khí dẫn điện. Ghi nhận hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường. Ghi nhận các kết quả thí nghiệm. Thực hiện C2. Cho biết khi nào thì chất khí dẫn điện. II. Sự dẫn điện trong chất khí trong điều kiện thường Thí nghiệm cho thấy: + Trong chất khí cũng có nhưng rất ít các hạt tải điện. + Khi dùng ngọn đèn ga để đốt nóng chất khí hoặc chiếu vào chất khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện. Khi đó chất khí có khả năng dẫn điện. Hoạt động 4 (20 phút): Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu tác nhân ion hoá và sự ion hoá chất khí. Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra đối với khối khí đã bị ion hoá khi chưa có và khi có điện trường. Yêu cầu học sinh nêu bản chất dòng điện trong chất khí. Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra trong khối khí khi mất tác nhân ion hoá. Giới thiệu đường đặc trưng V – A của dòng điện trong chất khí. Yêu cầu học sinh thực hiện C3. Yêu cầu học sinh giải thích tại sao dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm. Ghi nhận khái niệm. Nêu hiện tượng xảy ra đối với khối khí đã bị ion hoá khi chưa có và khi có điện trường. Nêu bản chất dòng điện trong chất khí. Nêu hiện tượng xảy ra trong khối khí khi mất tác nhân ion hoá. Ghi nhận sự phụ thuộc của I theo U trong quá trình dẫn điện không tự lực. Thực hiện C3. Giải thích tại sao dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm. III. Bản chất dòng điện trong chất khí 1. Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá * Ngọn lửa ga, tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân được gọi là tác nhân ion hoá. Tác nhân ion hoá đã ion hoá các phân tử khí thành các ion dương, ion âm và các electron tự do. * Bản chất của dòng điện trong chất khí: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các electron và các ion âm ngược chiều điện trường. * Khi mất tác nhân ion hóa, các ion dương, ion âm, và electron trao đổi điện tích với nhau hoặc với điện cực để trở thành các phân tử khí trung hoà, nên chất khí trở thành không dẫn điện, 2. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ có tác nhân ion hoá gọi là quá trình dẫn điện không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra hạt tải điện. Quá trình dẫn diện không tự lực không tuân theo định luật Ôm. Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Y/c h/s tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 6 trang 93 sgk Đọc phần còn lại của bài để giờ sau học tiếp Tóm tắt những kiến thức cơ bản. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Đồng Xoài, ngày 2 tháng 11 năm 2013 Duyệt của BGH Duyệt tại tổ (Đã duyệt) Nguyễn Thanh Hiền

File đính kèm:

  • docGiao an Vat Ly HKI tuan 13 14.doc