I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quý.
GDKNS :Lắng nghe tích cực . Giao tiếp ; Thương lượng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 9 Lớp 2 Buổi sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc thì dán lên.
- HS trao đổi, trả lời.
- HS trả lời.
- HS về nhà tự tìm.
TẬP LÀM VĂN : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trò của mình trong cách trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trò trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
GDKNS : Thể hiện sự tự tin .
- Lắng nghe tích cực .
- Thương lượng
- Đặt mục tiêu, kiên định .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Bảng phụ ghi chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: HS lên kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài -Ghi mục bài
2. Hướng dẫn HS làm bài.
HĐ1: Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại và gạch dưới những từ quan trọng.
- Gọi HS đọc gợi ý: Yêu cầu trao đổi và trả lời.
? Nội dung cần trao đổi là gì?
? Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
? Mục đích trao đổi để làm gì?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này ntn?
Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh,chi?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
HĐ2.Trao đổi trong nhóm
- GV chia nhóm 4 HS yêu cầu đóng vai anh (chị) của bạnvà tiến hành trao đổi. HS còn lại sẽ theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nới để nhận xét.
HĐ3. Trao đổi trước lớp.
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí:
GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập.
3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng kể chuyện. HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS đọc gợi ý và lần lượt trả lời câu hỏi.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Từng cặp HS trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
- HS làm vào Vở bài tập.
TOÁN: Thực hành vẽ hình chữ nhật,vẽ hình vuông
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Vẽ được hình chữ nhật , hình vuông( bằng thước kẻ và ê ke).
+ Bài tập cần làm : Bài 1 a(tr54); 2(tr54); 1a(tr55); 2a(tr55) ( ghép 2 bài thực hành )
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Thước thẳng, ê ke.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: - Gọi 1HS vẽ đt CD đi qua điểm E và song song với đt AB cho trước. HS 2 vẽ đt đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ 1: Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS.
+ Các góc ở đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không?
+ Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ?
- Sau đó GV nêu ví dụ vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm.
- GV yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật ABCD, vẽ từng bước như SGK giới thiệu
- GV nhận xét.
HĐ2 ; Hướng dẫn vẽ hình vuông:
H . Hình vuông có mấy cạnh ntn với nhau?
H. các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
- GV nêu bài toán “ vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3cm”
+ Vẽ đoạn thẳng CD = 3cm
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D và tại C .Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳngDA = 3cm, CD = 3cm.
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD
HĐ3: Luyện tập
Bài1: a (trang 54)
.GV y/c HS vè hình và thực hiện bài toán tính chu vi hình chữ nhật.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài2:a . (trang 54)
Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào VBT.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài1 . a . (trang 55)
- Gọi 1 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở
- Gv theo dõi nhận xét chữa bài
Bài 2. a (trang 55)
Tương tự bài 1
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- 2HS vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp
M N
Q P
- HS vẽ vẽ hình chữ nhật
A B
D C
- HS làm bài ở VBT và trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở.
- HS trình bày bài làm.
- HS làm bài
BUỔI CHIỀU
Tiếng việt : Ôn tập
I: Mục tiêu :
- Ôn tập về động từ.
- Ôn tập điền vào chỗ chấm
II Hoạt động dạy học :
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ôn tập :
Bài 1:
a. Tìm một tiếng để tạo từ chữa các tiếng cùng vần ăn hoặc ăng.
Bằng ...... ........ vẳng
Khăng.. ... .........chặn
........lặng phẳng.........
Săn .......... ......... tăm
- GV nhận xét chấm chữa bài
Bài 2 :
Gạch một gạch dưới từ láy có trong đoạn văn sau:
Giữa vườn lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhaunhư còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Gọi học sinh lên bảng làm bài
- GV chấm chữa bài
- GV gọi một em lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi một em đọc đề bài
- Một em lên bảng làm bài
- Học sinh đọc đề bài
- một em lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.
Tiết 2
Bài 3.
Tìm 5 từ láy trontg đó có:
a. Vần ấp ở tiếng đứng trước:
b. Vần ăn ở tiếng đứng sau:
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- GV chấm chữa bài
Bài 4. Gạch một gạch dưới từ ghép phân loại, 2 gạch dưới từ ghép tổng hợp.
a. Máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo.
b. Cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây cối, cây bạch đàn, cây lúa.
c. Xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con.
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- GV chấm chữa bài
2. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học sinh làm bài vào vở
- Một em lên chữa bài
- Học sinh làm bài vào vở
- Một em lên chữa bài
Ngoài giờ lên lớp : Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét , đánh giá các hoạt động trong tuần :
A. cho hs sinh hoạt theo tổ , xếp loại tổ viên
B . Lớp trưởng nhận xét xếp loại tổ
II . Gv nhận xét chung
* Ưu điểm :
- Đi học chuyên cần , học bài và làm bài đầy đủ.
- Sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ đã đi vào nề -nếp.
- Đồng phục đúng qui định.
- Vệ sinh các tổ làm sạch khu vực được giao
* Tồn tại :
- Trong các giờ ra chơi vẫn còn một số em chơi những trò chơi không lành mạnh như tát nước vào mặt bạn.
- Một số em còn nói chuyện riêng, làm việc riêng :
II/ Kế hoạch tuần tới :
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sách vở khi đến lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động của trường.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học nơi được phân công
- Học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Chung ta tăng cường học tập để đạt kết quả cao trong kì thi định kì sắp tới.
- Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
- GV tăng cường bồi dưỡng học sinh đá bóng vào các buổi chều hàng ngày
BUỔI SÁNG
LỊCH SỬ : Ôn tập
I. MỤC TIÊU :
- Ôn tập để HS nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc,các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân , thống nhất đất nước.
II. ĐÔ DUNG DAY - HỌC: - Phiếu học tập; Các hình trong sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài ôn:
HĐ1: Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất.
- GV yêu cầu HS đọc Sgk và trả lời:
H. Sau khi Ngô Quyền mất đất nước ntn?
- GV kết luận tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất và nêu vấn đề: Yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước về một mối.
HĐ2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm
H. Em hãy cho biết Đinh Bộ Lĩnh quê ở đâu?
H. Binh Bộ Lĩnh đã có công gì?
H. Sau khi thống nhất Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
.Cũng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Qua bài học, các em có suy nghĩ gì về Đinh Bộ Lĩnh?
- GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu HS chỉ Ninh Bình.
- HS đọc SGK, cả lớp theo dõi
- HS trả lời
- HS thảo luận trả lời
- HS trả lời
Tiếng việt : Ôn tập
Tiết 1
I: Mục tiêu :
- Giúp HS luyện đọc bài tập đọc “ Thưa chuyện với mẹ” HS biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với đối tượng HS của lớp mình , biết đọc theo cách phân vai
- Ôn tập về động từ.
- Ôn tập điền vào chỗ chấm
II Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ôn tập :
-GV tổ chức cho HS luyện đọc bài nối tiếp nhau
- GV theo dõi nhận xét giúp HS luyện đọc đúng
* GV tổ chức cho HS yếu kém đọc bài nhiều lần để có biện pháp giúp HS đọc bài trôi chảy
- GV lắng nghe nhận xét
- GV tập trung rèn đọc cho HS yếu kém
- HS lần lượt đọc bài nối tiếp nhau
- cả lắng nghe nhận xét
- HS đọc bài
Cả lớp lắng nghe nhận xét
- HS trả lời
Tiết 2
- GV yêu cầu HS mở vở làm bài tập
Bài tập 1:
Điền vào chỗ trống uôn hay uông.
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau m....., nhớ cà dầm tương.
- đố ai lặn x.....vực sâu
Mà đo miệng cá,..... câu cho vừa.
+ Yêu cầu HS làm bài
+ GV theo dõi nhận xét
Bài tập 2 :
- Gạch chân dưới các động từ trong các câu sau.
+ Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loạ binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước.
- GV theo dõi giúp HS yếu kém
- nhận xét chữa bài .
2 . Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
-HS đọc bài
- HS lần lượt làm bài tập rồi lần lượt trả lời bài làm của mình
-HS làm bài vào vở
- HS đọc bài của mình
Luyện viết : Bài 9
I . mục tiêu :
-YC học sinh biết viết đúng mẫu chữ qui định và viết liền nét
- HS biết đúng câu ứng dụng có ý thức trình bày vở sạch sẽ trong khi luyện viết
II . Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết một số âm vần tiếng do gv chọn ra
- GV kiểm tra nhận xét
2 . Bài mới :
a. Hướng dẫn quan sát mẫu :
- GV treo bảng phụ lên bảng chop HS quan sát mẫu chữ
- GV lần lượt nêu câu hỏi
b. Hướng dẫn viết ;
- GV viết mẫu lên bảng , vừa viết vừa hướng dẫn cách viết
- Gọi HS lên bảng viết
- GV theo dõi nhận xét
- YC học sinh viết bài vào vở
- GV đi đến từng bàn kiểm tra uốn nắn cho HS
- GV thu vở HS chấm và nhận xét
3 . Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS theo dõi , lắng nghe
- HS lên bảng viết cả lớp viết vào nháp
- HS viết bài vào vở
File đính kèm:
- TUAN 9.doc