Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 30

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, các cháu học sinh, một em bé, Tộ).

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà ; dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ĐB ở DK 1. + Nét 3 : từ điểm ĐB của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, ĐB ở DK 2. 2.2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con chữ M hoa kiểu 2 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS đọc cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao. - GV giúp HS hiểu nghĩa của cụm từ : tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng. . 3.2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - Độ cao của các chữ cái : các chữ M, g, h cao 2,5 li ; chữ t cao 1,5 li ; chữ s cao 1,25 li ; các chữ còn lại cao . - Nét cuối của chữ M kiểu 2 chạm nét cong của chữ ă. 3.3. Hướng dẫn HS viết chữ Mắt vào bảng con 4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV Chữ M : dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ ; chữ Mắt : dòng cỡ vừa, dòng cỡ nhỏ ; cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao : 3 dòng cỡ nhỏ. 5. Chấm, chữa bài 6. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS hoàn thành phần luyện viết trong vở TV. TẬP ĐỌC CHÁU NHỚ BÁC HỒ I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc lưu loát bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết thể hiện tình cảm thương nhớ Bác Hồ qua giọng đọc. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài : cắt thầm, ngẩn ngơ, ngờ,... - Hiểu nội dung bài : Bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm mong nhớ tha thiết Bác Hồ. Đêm đêm, bạn giở ảnh Bác vẫn cất giấu thầm, ngắm Bác, ôm hôn ảnh Bác. Hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam - thiếu nhi cả nước đối với Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc, ảnh Bác Hồ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ 2 HS đọc bài Xem tnyền hình, trả lời câu hỏi : Em thích những chương trình gì trên ti vi ? (hoặc Em thích những chương trình gì trên đài phát thanh ? với những vùng chưa có ti vi) B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài - Người Việt Nam ta ai cũng kính yêu Bác Hồ. Khi đất nước còn bị giặc Mĩ chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc, đồng bào miền Nam và các bạn thiếu nhi miền Nam tha thiết mong nhớ Bác. Bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ viết về tình cảm nhớ mong Bác của một bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm những ngày đó. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nói về tranh (bạn nhỏ ngồi trong đêm ngắm ảnh Bác nghĩ về Bác). 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài : giọng cảm động, thiết tha ; nhấn giọng những từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngấn ngơ của bạn nhỏ : càng ngắm ảnh Bác, càng nhớ Bác. (Sau đó, nói về xuất xứ bài thơ in ở 2 dòng tiếp sau bài thơ) 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ a) Đọc từng dòng thơ - HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ liền nhau. Chú ý các từ ngữ HS địa phương dễ viết sai : Ô Lâu, bâng khuâng, lại, bấy lâu,... b) Đọc từng đoạn trước lớp - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (đoạn 1: 8 dòng đầu ; đoạn 2 : 6 dòng còn lại) GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp tách các cụm từ ở một số dòng thơ (trường hợp HS tự đọc đúng thì không cần hướng dẫn) : + Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/ Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.// + Nhìn mắt sáng,/ nhìn chằm râu, / Nhìn vầng trán rộng,/ nhìn đầu bạc phơ.// Càng nhìn / càng lại ngẩn ngơ,/ Ôm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn. // - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài ; giải nghĩa thêm những từ HS chưa hiểu . c) Đọc từng đoạn trong nhóm d) Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài ; ĐT, CN) 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài + Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ? (Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu, một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Vào lúc nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này, đây là vùng bị giặc Mĩ chiếm đóng.) + Vì sao bạn phải cất thầm, ảnh Bác ? GV gợi ý : ở trong vùng địch tạm chiếm, nhân dân ta có được tự do treo ảnh Bác không ? (Bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác, cấm nhân dân ta hướng về cách mạng, về Bác, người lãnh đạo nhân dân chiến đấu giành độc lập, tự do.) + Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ? (Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ : đôi má Bác hồng hào ; râu, tóc Bác bạc phơ ; mắt Bác sáng tựa vì sao.) + Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ. HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, trả lời câu hỏi. GV chốt lại ý kiến đúng. (Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác. Bạn giở ảnh Bác vẫn cất thầm để ngắm Bác, càng ngắm càng mong nhớ, ôm hôn ảnh Bác, bạn tưởng như được Bác hôn.) 4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ - GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ theo cách : viết bảng những chữ đầu của 4 dòng thơ đầu, giúp HS có điểm tựa học thuộc 4 dòng thơ đầu, sau đó là các dòng tiếp theo...). - HS thi đọc thuộc từng đoạn. HS khá giỏi có thể thuộc cả bài thơ. 5. Củng cố, dặn dò - Em hãy nói về tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ. HS trả lời. GV chốt lại. (Bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm nhưng luôn, mong nhớ Bác Hồ.) - GV dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. CHÍNH TẢ . I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối của bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr/ch, êt/êch. I - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ viết (2 lần) nội dung Bt2a . VBT . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ - 2, 3 HS tự viết trên bảng lớp 3 tiếng bắt đầu bằng ch ; 3 tiếng bắt đầu bằng tr B - DẠY BÀI MỚI 1.Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học. 2. Hướng dẫn nghe - viết 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài chính tả 1 lần - 2 HS đọc lại. - HS nói về nội dung đoạn thơ : đoạn thơ trích trong bài Cháu nhớ Bác Hồ, thể hiện tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch chiếm khi nước ta còn bị chia cắt làm hai miền. - HS tìm những từ phải viết hoa trong bài chính tả : những chữ cái đứng đầu dòng thơ, đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng. - HS tập viết những từ ngữ các em dễ viết sai: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng,... 2.2. GV đọc cho HS viết bài vào vở 2.3. Chấm, chữa bài 3. Hường dẫn làm bài tập 3.1. Bài tập 2 - GV chọn cho HS làm Bt2a . - 2 HS làm bài trên bảng phụ ; cả lớp làm bài vào bảng con, giấy nháp, vở hay VBT. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế. b) ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải. 3.2. Bài tập 3 - Tổ chức trò chơi thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr (hoặc chứa tiếng có vần êt/êch) theo cách sau : GV lập nhóm 4, 5 HS ; HS đưa ra từ chứa tiếng có âm đầu là ch/tr (hoặc vần êt/êch), môi HS trong nhóm nói một câu chứa từ đó rồi viết từ đó lên bảng (để kiểm tra chính tả). Ai viết từ đó đúng chính tả, đặt câu đúng được tính điểm. Sau đó, đổi nhóm 4, 5 HS khác. a) Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng chất : HS 1 nói : Trăng HS2 : Trăng đêm nay sáng quá ! (Viết bảng : trăng) HS3 : Ai cũng thích ngắm trăng. (Viết bảng : trăng) HS4 : Trăng Trung thu là trăng đẹp nhất. (Viết bảng : trăng) b) Với từ chứa tiếng có vần êt/êch : HS1 nói : Nết HS2 : Cái nết đánh chết cái đẹp. (Viết bảng : nết HS3 : Hoa là một bạn gái rất tốt nết.) 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà viết lại vài lần cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả hoặc trong các BT. TẬP LÀM VĂN NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kĩ năng nghe - hiểu : Nghe kể mẩu chuyện Qua suối, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện. Hiểu nội đung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã. 2. Rèn kĩ năng viết : trả lời đúng một câu hỏi về nội dung câu chuyện. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ truyện trong SGK . VBT . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ 2 HS kể lại câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. Sau đó mỗi em trả lời 2 trong 4 câu hỏi về nội dung truyện. B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài + Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục được rèn kĩ năng nghe. Thầy (cô) sẽ kể cho các em nghe một mẩu chuyện về Bác Hồ câu chuyện Qua suối. Các em phải lắng nghe chăm chú để nhớ câu chuyện, sau đó trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện ; viết câu trả lời cho câu hỏi trong BT1 . 2. Hướng dẫn làm các bài tập 2.1. Bài tập - HS đọc yêu cầu và 4 câu hỏi. - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và nói về tranh (Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối, một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh) - GV kể chuyện (3 lần) : giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ; giọng Bác ân cần : giọng anh chiến sĩ hồn nhiên. + Kể lần 1, dừng lại, yêu cầu HS quan sát lại bức tranh, đọc lại 4 câu hỏi dưới tranh. + Kể lần 2, vừa kể vừa giới thiệu tranh. + Kể lại lần thứ 3 (không cần kết hợp kể với giới thiệu tranh). - Sau đây là nội dung câu chuyện : - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi, nêu lần lượt từng câu hỏi, HS trả lời. GV chốt lại ý kiến đúng : a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ? (Bác và các chiến sĩ đi công tác.) b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ? (Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.) c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ? (Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.) d) Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ? (Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.) - 3, 4 cặp HS hỏi - đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong SGK. - 1, 2 HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện. 2.2. Bài tập - GV nhắc HS chỉ viết câu trả lời cho câu hời d (BT), không cần viết câu hỏi. - HS nêu lại câu hỏi d, HS nói lại câu trả lời. Cả lớp làm bài vào VBT. - GV kiểm tra vở viết của HS ; nhận xét, chấm điểm một vài bài. 3. Củng cố, dặn dò - Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình ? (Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác./ Biết sống vì người khác. / Cần quan tâm đến mọi người xung quanh. / Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may,...) - GV khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện Qua suối cho người thân nghe.

File đính kèm:

  • docTIENG VIET2 TUAN 30.doc
Giáo án liên quan