Giáo án Tuần 6 Lớp 3 Năm học: 2013 - 2014

Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn:làm văn,loay hoay, rủa bát dĩa.

Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật tôi” và lơi của người mẹ

Hiểu ý nghĩa:Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm,đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.

Kẻ chuyện:

-Biết sắp xếp trang ở sách giáo khoa theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa và trang.

* KNS: -Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

 - Ra quyết định

- Đảm nhận trách nhiệm

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 6 Lớp 3 Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3: giáo viên lựa chọn phần b - Học sinh làm bài nhóm đôi - Đại diện nhóm sửa bài – nhận xét C. Dặn dò – nhận xét - Sửa lỗi chính tả -CB: Nhớ lại buổi đầu đi học - Giáo viên tổng kết tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 27 : CHIA SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU: - Học sinh biết thực hiện tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở các lượt chia) - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số - Cẩn thận khi chia số II/ CHUẨN BỊ : GV các bảng phụ , thẻ từ - HS bảng con II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số Hoạt động 1: Hướng dẫn chia số (cả lớp) - Giáo viên nêu bài toán: Một gia đình nuôi 96 con gà nhốt đều vào 3 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy con gà? + Muốn tìm số gà mỗi chuồng ta làm như thế nào? - Giáo viên ghi bảng 96/3. Học sinh tìm kết quả - Giáo viên hướng dẫn chia số . 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0 . Hạ 6, 6 chia 3 bằng 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6, sáu trừ 6 bằng 0 . Vậy 96 chia 3 bằng 32 (đây là phép chia hết vì số dư bằng 0) - Vài học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia trên Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành Bài tập 1: Tính (cá nhân) - Học sinh làm vở - 4 học sinh sửa bài, nêu lại cách thực hiện - Lưu ý: Đây là phép chia hết ở các lượt chia Bài tập 2: Tìm 1/3, ½ của một số (nhóm 2) - Học sinh thảo luận, ghi nháp - Đại diện nhóm hỏi – đáp trước lớp - Nhận xét – tuyên dương Bài tập 3: Giải toán (cá nhân) - Học sinh đọc đề – phân tích đề - Thi đua giải vào vở - Thu chấm một số vở – nhận xét , sửa bài Bài giải Số quả cam mẹ đã biếu bà 36 : 3 = 12 ( quả ) Đáp số : 12 quả cam 4.Củng cố – Dặn dò : - Thi đua đặt tính rồi tính nhanh 69 : 3 ( 3hs ) - GV, cả lớp nhận xét - Luyện tập thêm về chia số -CB:Luyện tập - Giáo viên nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------- Âm nhạc Tiết 6 : Ôn tập bài hát : ĐẾM SAO Trò chơi âm nhạc I/ MỤC TIÊU : Ø HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Ø HS biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết gõ đệm theo nhịp. Biết chơi trò chơi âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Ø Máy hát, đĩa nhạc có bài “Đếm sao”, nhạc cụ gõ. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Đếm sao Gọi HS hát lại bài hát “Đếm sao” 3. Bài mới: Ôn bài hát: Đếm sao óHoạt động 1: Ôn lại bài “ Đếm sao”, kết hợp gõ đệm theo phách. - GV cho HS nghe băng bài hát. - GV hát mẫu bài một lần sau đó lần lượt tập cho HS hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài. - Lưu ý học sinh phải ngân dài 3 phách trong nhịp ¾. - GV đếm phách để HS hát cho đều. - Khi hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc giậm chân theo nhịp đếm của GV để hát bài hát được đều. ó Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. - Nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao. - Hát bằng một nguyên âm. Dùng một nguyên âm để hát thay cho lời ca. Ví dụ: + Tổ 1 hát câu 1 bằng âm A + Tổ 2 hát câu 2 bằng âm U + Tổ 3 hát câu 3 bằng âm I 4. Củng cố- Dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Học thuần thục bài hát, tập hát kết hợp gõ đệm, múa minh họa. Chuẩn bị: Học hát bài : Gà gáy: xem trước lời bài hát. --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2013 Thể dục Tiết 12: ÔN TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG ĐIỂM SỐ TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỔI CHUỘT I. MỤC TIÊU - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang và đi theo nhịp 1-4 hàng dọc. - Giảm tải: cách di chuyển hướng phải, trái. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Phần mở đầu: - ổn định tổ chức, phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học . -Khởi động : + Đứng tại chỗ vỗ tay, hát + Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp hô - GV cho chơi trò chơi 2. Phần cơ bản : a, Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số - Lần 1 GV hô khẩu lệnh cho lớp tập . Lần 2 Cho cán sự lớp điều khiển giáo viên sửa động tác sai cho học sinh. .-Chia tổ tập luyện - Cho các tổ trình diễn . - GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh . Lớp nhận xét. b, Chơi trò chơi: " Mèo đuổi chuột" - GV nêu tên trò chơi, Hs nhắc lại cách chơi - GV cho chơi - GV làm trọng tài 3 .Phần kết thúc: - GV HD thả lỏng - GV cùng HS hệ thống lại bài học - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà ôn động tác đi chuyển hướng phải trái ----------------------------------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 6: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC I/ MỤC TIÊU: - Bước đầu kể được vài ý nói về buổi đầu em đi học - Viết lại điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) - Rèn kĩ năng viết đoạn văn. * GDKNS: Lắng nghe tích cực. Viết tích cực. II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ ghi sẵn gợi ý III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra - Học sinh nêu trình tự của cuộc họp - 1 học sinh nêu mục đích của cuộc họp “giữ vệ sinh chung” - Nhận xét B. Bài mới - Giới thiệu bài: Kể lại buổi đầu em đi học Hoạt động 1: Rèn kỷ năng nói - Giáo viên hướng dẫn kể - 1 học sinh đọc gợi ý: + Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Cách đây bao lâu? + Em đã chuẩn bị cho buổi học đó như thế nào? + Ai là người đưa em đến trường? + Trường hôm đó trông như thế nào? + Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? + Buổi học đó kết thúc như thế nào? + Em có cảm nghĩ gì về buổi học đó? - 2 học sinh kể mẫu - Học sinh kể nhóm đôi. Giáo viên theo dõi - Thi kể trước lớp - Nhận xét – bình chọn bạn kể hay Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết (cá nhân) - Học sinh viết điều vừa kể thành đoạn văn ngắn - Lưu ý: Học sinh đọc kỹ câu văn trước khi đặt dấu câu - Vài học sinh đọc bài viết trước lớp - Giáo viên chấm một số vở - Nhận xét chung C. Dặn dò – nhận xét - Hoàn thành bài viết -CB: Nghe kể: không nở nhìn - Giáo viên tổng kết tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 28: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia) - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán - Rèn cẩn thận khi tính toán II/ CHUẨN BỊ : - Gv các bảng phụ , thẻ từ - HS bảng con II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định : hát 2. Kiểm tra - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Nhận xét 3. Bài mới - Giới thiệu bài: Luyện tập Hoạt động 1: Củng cố về chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số Bài tập 1: Đặt tính rồi tính (cá nhân) - Học sinh làm bài vào vở - Lưu ý: Giáo viên cần lưu ý cho học sinh 42 : 6 (4 không chia được cho 6 nên lấy 42 chia 6) - Học sinh đổi chéo vở kiểm tra Hoạt động 2: Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau Bài tập 2: Tìm ¼ của một số (nhóm 2) - Học sinh làm việc nháp - 2 nhóm sửa bài. Nhận xét Hoạt động 3: Vận dụng phép chia vào giải toán Bài tập 3: Giải toán (cá nhân) - Học sinh đọc đề – phân tích - Học sinh tự giải vào vở cá nhân - Thu chấm, một học sinh sửa bài - Nhận xét Bài giải Số trang My đã đọc là 84 : 2 = 4 2 ( trang ) Đáp số : 4 2 trang 4. Củng cố _ Dặn dò : - 2 học sinh thi đua 24 : 6, 35 : 5 -CB:Phép chia hết và phép chia có dư - Giáo viên nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội Tiết 12 : CƠ QUAN THẦN KINH I/ MỤC TIÊU : Ø HS nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình. II/ CHUẨN BỊ: Ø Hình vẽ sgk, sơ đồ cơ quan thần kinh. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. w Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? w Làm thế nào để tránh viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Cơ quan thần kinh. óHoạt động 1: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ. - Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1;2/ 26;27/ SGK, trả lời. w Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ? w Cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? - Sau khi chỉ trên sơ đồ, nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí của não bộ, tủy sống trên cơ thể mình hoặc cơ thể bạn. - GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to, gọi HS lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh. - GV vừa chỉ vào hình vẽ vừa giảng: Từ não và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong (tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,…) và các cơ quan bên ngoài (mắt, mũi, tai, lưỡi, da,…) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não. - GV kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não (nằm trong hộp sọ), tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh. ó Hoạt động 2: Vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. - GV cho các nhóm chơi trò chơi “ con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”. w Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi trò chơi? - GV cho HS đọc mục “bạn cần biết” và liên hệ với quan sát để trả lời. w Não và tủy sống có vai trò gì? Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan? w Điều gì xảy ra nếu não,tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng? - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. + Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồn thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan. 4. Củng cố- Dặn dò. w Não và tủy sống có vai trò gì? Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan? Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài. - Chuẩn bị: Hoạt động thần kinh: xem sgk. -------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 6 2013.doc
Giáo án liên quan