I/ MỤC TIÊU:
- Giúp Hs biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
- Rèn HS tính các phép tính trừ (có nhớ) các số có ba chữ số thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Bảng phụ.
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 2 Lớp 3 - Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài – ghi đề .
b) Tìm hiểu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Bài 1: tính.
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề baì.
GV cho HS hoạt động nhóm rồi dán kết quả lên bảng.
Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện tính.
Gv nhận xét, chốt lại:
5 x 3 + 132 = 15 +132
= 147.
32 : 4 + 106 = 8 + 106
= 114.
20 x 3 : 2 = 60 : 2
= 30.
Gv nhận xét, chốt lại: Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức các em cần thực hiện nhân chia trước , cộng trừ sau.Nếu trong biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia hoặc chỉ có phép cộng và phép trừ thì các em thực hiện từ trái sang phải.
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và hỏi:
+ HÌnh nào đã khoanh vào ¼ số con vịt? Vì sao?
+ Hình b) đã khoanh vào một phần mấy số con vịt? Vì sao?
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv hỏi:
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
-. Một HS lên bảng làm. Gv yêu cầu Hs tự giải vào VBT
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài 4:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Cho các thi xếp hình.
Yêu cầu: Trong thời gian 3 phút, nhóm nào có nhiều bạn xếp đúng là nhóm đó thắng.
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố – dặn dò.
- GV chấm một số bài , nhận xét.
- GV củng cố nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
HS hoạt động nhóm
HS nhận xét bài.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS quan sát hình vẽ và trả lời
Hình a) đã khoanh một phần tư con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con vịt. Hình a) đã khoanh vào 3 con vịt.
Hình b) đã khoanh vào một phần ba số con vịt, vì có tất cả 12 con, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt. Hình b) đã khoanh vào 4 con vịt.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Mỗi bàn có 2 Hs.
Hỏi 4 bàn có bao nhiêu HS.
1 Hs lên bảng làm bài. Học sinh tự giải vào VBT
Giải
Bốn bàn có số học sinh là:
2 x 4 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs thi đua xếp hình giữa các nhóm.
Hs nhận xét.
-------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
( TIẾT 2)
KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU:
- Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ.
- Hiểu và làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
- Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Sưa tầm một số thơ, bài hát, câu chuyện tranh ảnh, về Bác .
Giấy bút khổ to.
* HS: VBT Đạo đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Khởi động: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên kể về một số điều em biết về Bác Hồ
- Gv gọi 1 Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Gv nhận xét , đánh giá.
3. Bài mới
a)Giới thiệu bài – ghi đề.
b) Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh : Em đã thực hiện được điều nào trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
Thực hiện như thế nào? Còn em nào chưa thực hiện được tốt, vì sao?
Em dự định sẽ làm gì sắp tới?
Gọi vài em liên hệ trước lớp.
GV khen những em đã thực hiện tốt, nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
Hoạt động 2 : GV trình bày những tư liệu( tranh, ảnh, bài báo, câu chuyện , bài thơ, ca dao…) đã sưu tầm được về Bác Hồ va øcác tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
GV khen những HS , nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt và giới thiệu hay. GV giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi.
Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên
Cho HS thảo luận theo cặp:1 em đóng vai phóng viên ,1 em đóng vai người trả lời.
Ví dụ:
H: Xin bạn vui lòng cho biếtBác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
H: Quê Bác ở đâu?
H: Bác sinh vào ngày tháng năm nào?
H: Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
H: Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
H: Bạn hãy đọc năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
H: Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ?
H: Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
H: Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ.
H: Bác hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào khi nào? Ở đâu?
Gv nhận xét, kết luận chung: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập , thống nhất cho tổ quốc. Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
Kính yêu và biết ơn Bác Hồ thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng.
3.Củng cố– dặn dò.
- Cả lớp cùng đọc đồng thanh câu thơ:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Chuẩn bị bài sau: Giữ lời hứa.
Hs thảo luận nhóm.
HS liên hệ theo từng cặp.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung ý kiến.
HS cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của bạn.
Hs thảo luận đóng vai
Các nhomù thi đua với nhau lên đóng.
Hs nhận xét.
HS lắng nghe
-----------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ(NGHE VIẾT)
( TIẾT4)
CÔ GIÁO TÍ HON
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp Hs nghe viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài “ Cô giáo tí hon”.
- Biết phân biệt s/x , tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x.
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Năm tờ giấy photô bài tập 2
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1) Khởi động: Hát.
2) Kiểm tra bài cũ: “ Ai có lỗi”.
- Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim.
- Gv và cả lớp nhận xét.
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài ghi đề.
b) Tìm hiểu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết.
-Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn văn.
Gv mời 2 HS đọc lại đoạn văn.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn văn.
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Chữ đầu các câu viết như thế nào?
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn?
+ Cần viết tên riêng như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết bài
Gv đọc cho Hs viết vào vở.
- Gv đọc mỗi cụm từ hoặc câu đọc hai đến 3 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
* Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs soát lỗi và tự chưa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: GV chọn cho HS làm phần b.
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu trên bảng.
- Gv chia lớp thành 5 nhóm.
- Gv phát 5 phiếu photô cho 5 nhóm.
.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câub)
Gắn: gắn bó, hàn gắn, keo gắn, gắn kết….
Gắng: cốgắng, gắng sức, gắng gượng, gắng công, gắng lên….
Nặn: nặn tượng, nhào nặn, nặn óc nghĩ ….
Nặng: nặng nề, nặng nhọc, cân nặng, nặng ký.
Khăn: khó khăn, khăn tay, khăn lụa, khăn quàng.
Khăng: khăng khăng, khăng khít, cái khăng….
3.Củng cố – dặn dò
- GV khen những em viết chữ đẹp , trình bày rõ ràng.
- Về xem và tập viết lại từ khó.
- Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Học sinh lắng nghe.
Hai Hs đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
Có 5 câu.
+ Viết hoa chữ cái đầu.
+ Viết lùi vào một chữ và viết hoa.
+ Bé – tên bạn đóng vai cô giáo.
+ Viết hoa.
Hs viết bảng con.
Học sinh viết vào vở
Học sinh soát lại bài và tự chữa lỗi.
.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs của 5 nhóm điền vào phiếu photô.
Đại diện nhóm dán và đọc kết quả
Hs nhận xét.
SINH HOẠT
(TIẾT 2)
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 2
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
HS có tinh thần phê và tự phê tốt.
Giáo dục HS tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
Đề ra hướng tuần tới.
II. TIẾN HÀNH SINH HOẠT.
Ôn định lớp.
GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua về đạo đức, học tập,ø nề nếp và rèn luyện thân thể.
Ưu điểm: Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, đi học chuyên cần. Về nhà có học bài và chuẩn bị bài chu đáo. Nề nếp ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài như em: Long, Thuận, Dũng,...
- Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.Các em ăn mặc đồng phục gọn gàng đúng tác phong của người học sinh.
Tồn tại : Bên cạnh đó còn có một vài em chưa tự giác trong học tập, chữ viết xấu cần rèn luyện thêm.
GV nhắc nhở HS chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, bao vở- dán nhãn. Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
Tuyên dương:
Phê bình
III/ Kế hoach tuần 3
Phát huy các mặt mạnh mà các em đã đạt được trong tuần qua.GV nhắc nhở các em phải học bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Thi đua học tốt giữa các tổ. GV phân nhóm học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
IV/ Dạy an toàn giao thông :Bài 2
-----------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan2.doc