Giáo án Lớp 3B Tuần 29 - Lê Thị Hà

A. Tập đọc

 - Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 B. Kể chuyện

 Bước đầu biết kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của một nhận vật.

 * HS khá giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 29 - Lê Thị Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo với nhóm bản phác thảo hoặc ghi chép khi quan sát ở tiết học trước. - Nhóm hoàn thiện sản phẩm của cá nhân đính vào tờ giấy to. - Đại diện từng nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp. - Thảo luận theo nhóm. - H trình bày ý kiến thảo luận HS lắng nghe. Để sinh vật được phát triển tốt, chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ, giữ môi trường sạch, không khai thác bừa bãi... - H lắng nghe - Về nhà H chuẩn bị . --------------------------------- Tập viết Tuần 29 I. Mụcđích - yêu cầu: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng chữ Tr) - Viết đúng tên riêng Trường Sơn (1dòng) và câu ứng dụng Trẻ em ... là ngoan bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy- học: GV: Mẫu chữ viết hoa T(Tr). Tên riêng, từ ứng dụng viết trên bảng lớp. Tranh dãy Trường Sơn HS: Vở viết, bút, phấn, bảng con. III. Các HĐ dạy- học: HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở viết ở nhà của HS. B. Bài mới: GTB HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa: Yêu cầu H nêu các chữ viết hoa có trong bài. - Cho học sinh quan sát chữ T (Tr). - GV viết mẫu, HD cách viết. - Yêu cầu H viết vào bảng con. - Nhận xét, sửa sai cho học sinh. HĐ2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng Yêu cầu H nêu từ ứng dụng: - GV giới thiệu về dãy núi Trường Sơn (bằng tranh) +Ta viết hoa những con chữ nào trong từ? Vì sao? +Chữ cách chữ bằng chừng nào? - Yêu cầu H viết vào bảng con - GV nhận xét, sửa sai cho học sinh. HĐ3: HD viết câu ứng dụng - Yêu cầu H đọc câu câu ứng dụng: TH: Cách so sánh trẻ em với búp trên cành cho thấy điều gì ở trẻ em? - Nêu ý nghĩa của câu ứng dụng. + Các chữ có độ cao như thế nào? Ta cần viết hoa những chữ nào? - Yêu cầu H viết bảng - Nhận xét, sửa sai cho học sinh. HĐ4: HD viết bài vào vở. - GV nêu yêu cầu. HD cách trình bày. - Quan sát giúp học sinh viết đúng, đẹp. + Chấm bài, nhận xét. C. Củng cố- dặn dò - T tổng kết nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Về viết bài ở nhà. - 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Thăng Long, Thể dục. - H nghe - Nêu chữ hoa trong bài: T, S, B. - Quan sát, nêu quy trình viết. - 2 HS viết bảng, lớp viết bảng con: Tr - Nêu từ : Trường Sơn - H quan sát - Ta viết hoa chữ T, S vì đây là tên riêng chỉ địa danh. - Chữ cách chữ bằng một chữ o. - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết vào bảng con"Trường Sơn" - Nêu câu: Trẻ em...là ngoan. Cách so sánh trẻ em với búp trên cành cho thấy trẻ em còn non, nhỏ,... Câu thơ thể hiện tình thương của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học. - Chữ : T, h,b,g,l cao 2 li rưỡi. Chữ p cao 2 li. Chữ tr, t cao 1 li rưỡi. Các chữ còn lại cao 1 li. - Chữ đầu dòng thơ. - 1 HS viết bảng, lớp viết bảng con: "Trẻ em" - Viết bài vào vở. - H nộp bài chấm. - H nhắc lại cách viết chữ Tr - H nghe. - Về nhà tập viết thêm ở nhà -------------------------------- Mĩ thuật: Vẽ tranh tĩnh vật : lọ hoa và quả I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết thêm về tranh tĩnh vật. - Biết cách vẽ tranh tĩnh vật. - Vẽ được tranh tĩnh vật đơn giản và vẽ màu theo ý thích. *Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị: GV: Sưu tầm tranh tĩnh vật của hoạ sĩ, HS và tranh khác loại. Mẫu vẽ: lọ và hoa có hình đơn giản và màu đẹp. Hình gợi ý cách vẽ, vẽ màu. HS: Vở vẽ, màu vẽ. III. Các HĐ dạy- học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: GTB. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV đưa tranh tĩnh vật và tranh khác loại: chân dung, con vật... - Tranh như thế nào gọi là tranh tĩnh vật? -T : Là tranh vẽ đồ vật như lọ, hoa, quả, vẽ các con vật ở dạng tĩnh. - GV giới thiệu một số tranh. +Trong tranh có những gì? + Màu sắc trong tranh như thế nào? HĐ2: Cách vẽ tranh: - Đưa hình gợi ý giới thiệu cách vẽ. + Vẽ hình: Vừa phần giấy, vẽ lọ, hoa. + Vẽ màu: Nhớ màu hoa, lọ để vẽ hoặc vẽ đậm, nhạt theo ý thích; vẽ màu nền cho tranh sinh động hơn. - Cho HS xem một số tranh tĩnh vật. HĐ3: Thực hành: - GV nêu yêu cầu bài tập: Nhìn mẫu hoặc vẽ theo ý thích... - Quan sát, giúp HS làm bài. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Giới thiệu một số bài đã hoàn thành, đẹp. - Tóm tắt, xếp loại bài vẽ. C. Củng cố, dặn dò: T tổng kết nội dung bài và nhận xét tiết học. - H để đồ dùng trên bàn - H nghe - Quan sát phân biệt sự khác nhau của tranh tĩnh vật với tranh khác loại. - Tranh vẽ các hình được đặt im một nơi... + Quan sát. - Hình lọ, hoa, quả cây... - Vẽ màu như thực hoặc vẽ màu như ý thích. + Quan sát. - Quan sát, nêu ý kiến cảm nhận vẻ đẹp của tranh. - Làm bài vào vở. - H nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc của tranh. - H nghe ----------------------------------------- Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010 Toán Phép cộng trong phạm vi 100 000 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cộng các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng) - Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính * Giải bài toán về tính diện tích hình chữ nhật. (HS đại trà bài 1,2a,4. HS khá giỏi làm thêm bài 2b,3) II. Chuẩn bị: Bảng lớp vẽ hình bài 3,4. III. Các HĐ dạy- học: HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS chữa bài 4 tiết trước. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới: GTB: HĐ1: HD thực hiện phép tính cộng: Giới thiệu: 45732 + 36194 = ? - Gọi 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. - Cho vài HS nhắc lại cách đặt tính và tính phép tính đó. - Muốn cộng 2 số có đến 5 chữ số ta làm thế nào? * Củng cố lại quy trình cộng 2 số có năm chữ số. HĐ2: Thực hành: Bài1: Tính Củng cố cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 000. - Nhấn mạnh: Thực hiện từ trái sang phải. Bài2: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và tính. Bài3: - Củng cố cách tính diện tích của HCN (lấy chiều rộng nhân với chiều dài). Bài 4: Củng cố giải toán có lời văn: Lưu ý: Phải đổi ra cùng một đơn vị đo. - Nhận xét, cho điểm HS. Dành cho HS khá giỏi Bài 2b; bài 4 (Đáp án như ở trên) C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện lại bài và chuẩn bị bài sau. - 1HS đặt tính rồi tính trên bảng: - 2HS nhắc lại. - Muốn cộng 2 số có đến 5 chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số cùng 1 hàng thẳng cột với nhau; rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang; thực hiện từ phải sang trái. - Làm bài vào vở. - 2HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét, đối chiếu kết quả. - 2HS lên bảng chữa bài (HS khá chữa câu b), HS khác đối chiếu kết quả, bổ sung. - 1HS lên bảng chữa bài - HS khác nhận xét. Bài giải Diện tích của hình chữ nhật ABCD là: 9 x 6 = 54 (cm2) Đáp số: 54 cm2 - 1HS lên bảng chữa bài - HS khác đối chiếu, nhận xét, chọn lời giải phù hợp. Bài giải Độ dài đoạn AC là: 2350 - 350 = 2000 (m) 2000m = 2km Độ dài đoạn đường AB là: 2 + 3 = 5 (km) Đáp số: 5km ----------------------------------- Chính tả : Tiết 2 - Tuần 29 I. Mục đích - yêu cầu: - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT phân biệt tiếng có âm đầu dễ viết sai: s/x. II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết nội dung bài tập. III. Các HĐ dạy- học: HĐ của thầy HĐ của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc: bóng rổ, đấu võ, nhảy cao. - T nhận xét và ghi điểm . B. Dạy bài mới: GTB HĐ1: HD H nghe- viết chính tả: a. HD học sinh chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả lần 1. - Gọi 2H đọc lại bài. - Vì sao mỗi người dân phải tập luyện thể dục? - Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? - Yêu cầu H viết từ khó vào bảng con. GV quan sát, sửa lỗi cho HS. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở: - GV đọc lần 2, HD trình bày vở. - Quan sát, giúp đỡ HS viết đúng, đẹp. - GV đọc lần 3. c. Chấm, chữa bài: + Chấm bài, nhận xét. HĐ2: HD làm BT chính tả: Bài1: Điền vào chỗ trống s hoặc x GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu HS đọc lại truyện vui. - Truyện vui trên gây cười ở điểm nào? + Chấm bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - T tổng kết nội dung bài - Nhận xét tiết học. - Làm bài tập 2. - 2HS viết bảng, lớp viết vở nháp. - H nghe - H nghe T đọc + 2HS đọc lại, lớp đọc thầm SGK. - Mỗi người dân phải tập luyện thể dục để có sức khoẻ để làm mọi việc. - Chữ đầu đoạn, đầu câu. + Lớp đọc thầm, tập viết lỗi mình hay sai ra vở nháp. - Chép bài vào vở. - Soát bài vào vở. + Nêu yêu cầu BT, làm bài cá nhân. 1HS lên chữa bài. Các từ cần điền: sĩ, sáng, xung, xã, ra sao, sút. - HS đọc lại truyện vui. - Truyện vui trên gây cười : Người béo muốn gầy đi nên sáng nào cũng cưỡi ngựa đi quanh thị xã. Kết quả ngựa sút đi 20 cân. - H nghe và nhắc lại nội dung bài - H nghe ------------------------------------- Tập làm văn : Viết về một trận thi đấu thể thao I. Mục đích - yêu cầu: - Dựa vào bài làm văn miệng tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại trận thi đấu thể thao. II. Đồ dùng dạy học: - T : Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý của BT1 tiết liền trước. - H : VBT II. Các HĐ dạy- học: HĐ của thầy HĐ của trò A. Bài cũ - Gọi 3HS lên bảng kể lại trận thi đấu thể thao các mà em có dịp xem. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới: GTB HĐ1: HD làm bài: - Gọi HS đọc lại các câu hỏi gợi ý bài 1 tiết 28. - GV HD : + Khi viết bài các em có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý và kể lại như bài tập làm văn miệng tuần trước. Hoặc có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào gợi ý. + Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng để giúp người nghe hình dung được trận đấu. + Viết ra giấy nháp những ý chính, từ ý chính chúng ta diễn đạt ra từng câu văn. HĐ2: HS tự viết bài vào vở. - Quan sát giúp HS viết bài đủ ý, diễn đạt rõ ràng. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Chỉnh, sửa lỗi cho HS. - Nhận xét và cho điểm HS. C. Củng cố, dặn dò: - T tổng kết nội dung bài - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm lại bài và chuẩn bị bài sau viết thư cho 1 bạn nước ngoài (mà em biết qua đọc báo, xem phim, ảnh ...). Tiết TLV tuần 30. - 3HS thực hiện yêu cầu. - HS khác theo dõi, bổ sung. - H nghe - 1HS đọc. Cả lớp theo dõi. - Nghe GV hướng dẫn. - HS làm bài. - 7 HS đọc bài làm của mình trước lớp. - H nhắc lại nội dung bài - H nghe - Về nhà chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docTuÇn 29.doc
Giáo án liên quan