Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 29 - Trần Thị Hai

 I.Mục tiêu:

 - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

 II. Đồ dùng dạy học:

 -Các hình trong SGK t 108,109

 -Đồ dùng phục vụ trò chơi

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 29 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 56 THỰC HÀNH ĐI THĂM THIÊN NHIÊN(T1) Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: -Các hình trong SGK t 108,109 -Đồ dùng phục vụ trò chơi III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ (4 phút) B.Bài mới: Hoạt động 1 Quan sát và thảo luận nhóm (11 phút) Hoạt động 2 Hoạt động cả lớp (13 phút) Hoạt động 3 Trò chơi Ghép đôi ( 7 phút) Nhận xét- dặn dò ( 2 phút) * Mặt Trời +Khi đi ra ngoài trời nắng, em thấy thế nào? Tại sao ? +Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt ? +Nếu không có ánh sáng Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? -Nhận xét -GT bài -Mục tiêu: Biết được thực vật, động vật cùng sống trong tự nhiên -Tiến hành: -Bước1: -Câu hỏi gợi ý: +Em đã quan sát được những gì trong hình vẽ? +Trong tranh có các con vật gì? +Mỗi loài chim. bướm, ếch, chuồn chuồn có đặc điểm gì? Chúng là những con vật có hại hay có lợi? +Nêu đặc điểm chung của động vật? -Bước2: Đại diện các nhóm báo cáo, mỗi nhóm giới thiệu về một loài -Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật và động vật cùng chung sống -Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của thực vật và động vật -Gv nêu các câu hỏi: +Nêu những đặc điểm chung của thực vật? +Nêu những đặc điểm chung của động vật? +Nêu những đặc điểm khác nhau của cả thực vật và động vật? +Nêu những đặc điểm chung của cả thực vật và động vật? -Kết luận: Trong tự nhiên có nhiều loài thực vật,chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau.Chúng thường có đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả.Có nhiều loại động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau.Cơ thể của chúng thường gồm có 3 phần: đầu, mình, cơ quan di chuyển -Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật -Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học -Gv chuẩn bị 2 bộ thẻ gồm các tấm bìa ghi các chữ: -Tôm, cá, chim, rễ, hạt, hoa -Các mẩu giấy nhỏ, mỗi mẩu giấy ghi các nội dung sau: -Bộ 1: +Chúng tôi không có xương, biết bơi và có lớp vỏ cứng bao bọc, tôi nhảy được +Tôi có khả năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước +Cơ thể tôi có lông vũ bao phủ, tôi thích bay +Tôi có thể hút nước và muối khoáng từ trong lòng đất +Các loài cây nhờ có tôi mà duy trì được nòi giống +Tôi luôn “ mặc” những quần áo đẹp và người tôi luôn toả hương thơm -Bộ 2: Gồm các tấm bìa ghi các chữ: -Thú, thân cây, quả, ong, cua, dơi -Các mẩu giấy nhỏ, mỗi mẩu giấy ghi nội dung sau: +Cơ thể của chúng tôi có lông mao bao phủ +Tôi làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa đi nuôi cây +Tôi sinh ra từ hoa, cho hạt để tạo thành cây mới +Tôi không có xương sống, biết bay và mang lại mật ngọt cho đời +Tôi không có xương sống nhưng vỏ cơ thể lại rất cứng, tôi có 8 cẳng, 2 càng +Tôi biết bay, kiếm ăn về đêm nhưng không phải là chim -Gv phổ biến cách chơi: -Mỗi đội có 12 em, 6 em cầm 6 tấm bìa, 6 em cầm mảnh giấy.Khi có hiệu lệnh, các bạn cầm giấy lần lượt đọc nội dung ghi trong giấy- các bạn cầm bìa theo dõi nếu thấynội dung bạn đọc là đặc điểm của mình thì nhanh chóng chạy về phía các bạn đó -Đội thắng là đội ghép đúng, nhanh -GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc -GV nhắc nhở HS luôn cố gắng bảo vệ thiên nhiên môi trường vì đó là bảo vệ cuộc sống cho chính mình -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: -Thực hành đi thăm thiên nhiên (TT) -3 hs trả lời +Làm việc theo nhóm 4, quan sát hình vẽ Tr 109 -HS quan sát cảnh miền quê, xung quanh có nhiều cây cối, bãi cỏ, hồ nước, trên cành cây có 2 chú chim đang trò chuyện… -Chim,bướm, chuồn chuồn, ếch -Bướm giúp hoa thụ phấn, chuồn chuồn dự báo thời tiết…, chúng là những con vật không có hại -Có hình dạng độ lớn khác nhau, cơ thể của chúng được chia làm 3 phần: đầu, mình và các cơ quan di chuyển -Các nhóm báo cáo -Nhóm bạn bổ sung -HS lắng nghe -HS trả lời -Có hình dạng độ lớn khác nhau, chúng thường gồm các bộ phận: rễ ,thân, lá, hoa, quả -Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau, cơ thể chúng gồm có 3 phần: đầu, mình và các cơ quan di chuyển -Khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được, thực vật không tự mình di chuyển được.Thực vật có thể quang hợp được còn động vật không quang hợp được -Thực vật và động vật đều là cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật -HS lắng nghe -2 đội tham gia chơi -lớp nhận xét Tuần 29 Tiết 57 THỰC HÀNH ĐI THĂM THIÊN NHIÊN(T2) Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: -Các hình trong SGK trang 108, 109 -Gv chuẩn bị một số cây có thân thảo, một số cây có rễ chùm, lá, hoa, quả -Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi hs -Giấy khổ to, hồ dán III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ ( 4 phút) B.Bài mới HĐ 1 Quan sát và ghi lại hoặc nêu các đặc điểm chung của cây xanh ở ngoài trời (22 phút) Hoạt động 2: Trò chơi: Hộp thư chạy ( 7 phút) Nhận xét -dặn dò: (2 phút) *Thực hành đi thăm thiên nhiên +Nêu đặc điểm chung của thực vật? +Nêu đặc điểm chung của động vật? -Nhận xét -GT bài -Mục tiêu: Nói về những cây cối mà HS đã được quan sát . -Tiến hành: Hs quan sát cây cối ở sân trường , -Bước1: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng dẫn nhóm mình đi tham quan cây cối trong sân trường, mang theo sổ tay để ghi chép về những điều đã quan sát được theo gợi ý của gv: +Ghi lại tên và một số đặc điểm của các cây mà em quan sát được +Cây có các bộ phận nào? -Lưu ý: từng HS tự ghi chép -Nhóm1: Quan sát cây bàng -Nhóm2: Quan sát các cây có trong bồn hoa -Nhóm3: Quan sát cây hoa sữa. -Nhóm4: Quan sát các cây ở sân sau. -Bước2: HS tập trung về lớp trình bày những điều vừa quán sát và ghi chép được -Câu hỏi gợi ý: +Cây thường có những bộ phận nào? +Nêu đặc điểm chung của các cây có trong sân trừơng? +Nêu tên các cây đã được quan sát? +Nêu đặc điểm chung của cây xanh? -Kết luận và liên hệ: Cây xanh có hình dạng, kích thước khác nhau,có cây thân mọc đứng, có loại thân gỗ, có loại thân thảo. Các loại cây đều có rễ, lá, hoa, quả, hạt -Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của cây xanh -Cách chơi: Cô có một hộp thư, trong đó có nhiều câu hỏi. Sau một bài hát, lớp sẽ chuyền tay hộp thư, dứt lời bài hát, em nào cầm hộp thư sẽ trả lời 1 câu hỏi tự chọn -Ví dụ: +Kể một số cây có thân mọc đứng? +Những cây nào có thân bò? +Kể tên một số cây có thân leo? +Kể tên một số cây có thân gỗ? +Kể tên một số cây có thân thảo? +Nêu các bộ phận thường có của một cây? +Các loài cây có đặc điểm gì? +Để có môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, em phải làm gì? -Nhận xét trò chơi -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: Trái Đất. Quả địa cầu. -2 HS trả lời -Quan sát cây cối,và thảo luận, ghi chép theo nhóm ở xung quanh trường -Ghi chép theo gợi ý của GV. -Các nhóm trình bày -Nhóm bạn bổ sung -Rễ, thân, lá, hoa, quả -Thân cây cao, to ,có nhiều tán lá, có những cây nhỏ như cây cỏ. cây hoa ... -HS tham gia chơi -lớp nhận xét

File đính kèm:

  • docTUÂN 29.doc
Giáo án liên quan