Bài 6: Biểu cảm bằng nét mặt

Giúp học sinh:

- Thể hiện được nét mặt biểu cảm, phù hợp với tâm trạng và nội dung thuyết trình.

- Hoàn thành các bài tập SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6: Biểu cảm bằng nét mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục kĩ năng sống Bài 6: BIỂU CẢM BẰNG NÉT MẶT. I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thể hiện được nét mặt biểu cảm, phù hợp với tâm trạng và nội dung thuyết trình. - Hoàn thành các bài tập SGK. II/ Chuẩn bị: - Sách thực hành kĩ năng sống 3 II/ Hoạt động dạy học ND – TL Giáo viên Học sinh 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: HĐ1: Nét mặt cất lời. HĐ2: Cách thể hiện nét mặt. 3. Củng cố, dặn dò. GV giới thiệu về nội dung tiết học và ghi đầu bài. - HS thảo luận nhóm đôi: BT1: Hãy chọn từ ngữ thể hiện sự biểu cảm của khuôn mặt phù hợp với từng hình? - Em thể hiện những cảm xúc gì qua khuôn mặt của mình? - Em hãy thể hiện ba trạng thái cảm xúc sau đây trên gương mặt của mình: vui, buồn, cáu giận. - Nhận xét, tuyên dương những bạn thể hiện tốt. BT2: Em và một bạn trong lớp cùng thể hiện trạng thái sau: Hai tay nắm chặt lại, mặt hằm hằm cáu giận và quát to: “ Tớ quý cậu lắm”. - Khi em thể hiện như vậy bạn em có tin là em quý bạn không? - Nếu em tươi cười nhìn bạn và nói nhẹ nhàng: “ tao gét mày” thì bạn em có tin là em ghét bạn không? - Để người khác tin tưởng em, nét mặt của em phải như thế nào với lời nói của em? GV kết luận: Qua nét mặt thể hiện được cảm xúc của mình. Nét mặt và lời nói phải thống nhất với nhau. Nêu y/c bài tập 1 trang 27 - Các khuôn mặt có trong hình nói lên điều gì? - Vì sao em cần tươi cười? GV kết luận: Em cần tích cực, tươi cười để nhận được nhiều thứ... - Nhận xét tiết học. HS thảo luận, trình bày - Hình 1: Mặt vui vẻ - Hình 2: Mặt ngạc nhiên - Hình 3: Mặt cáu gận - Hình 4: Mặt chán nản - Hình 5: Mặt sợ hãi - Hình 6: Mặt hài hước - HS nêu - 2 Hs cùng bàn thể hiện cho nhau xem. - Một số HS thể hiện trước lớp. - 2 HS lên thể hiện - Bạn không tin. - HS nêu - Đọc yêu cầu. - Nối gương mặt phù hợp với chủ đề. - HS nêu - Làm mọi người yêu mến mình hơn. Đạt được kết quả tốt hơn khi giao tiếp. Giáo dục kĩ năng sống Bài 7: LUYỆN GIỌNG OANH VÀNG I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Có giọng nói to, rõ ràng và truyền cảm khi thuyết trình. - Tự tin trong giao tiếp. II/ Chuẩn bị: - Sách thực hành kĩ năng sống 3 II/ Hoạt động dạy học ND – TL Giáo viên Học sinh 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: HĐ1: Tầm quan trọng của giọng nói HĐ2: Cách luyện giọng 3. Củng cố, dặn dò. GV giới thiệu về nội dung tiết học và ghi đầu bài. BT1: Em thích bài hát nào nhất và do ca sĩ nào thể hiện? - Cũng bài hát đó mà một bạn khác đọc lời lên thì em có thích không? Vì sao lại như vậy? - Em nhận xét về giọng nói của các thành viên dưới đây bằng một số từ có sẵn sau: Nhẹ nhàng, to, nhỏ, lí nhí, trầm ấm, lanh lảnh, khàn, trong trẻo. - Bố em: - Mẹ em: - Anh, chị ,em ruột của em: - Cô giáo, thầy giáo của em: - Người có giọng nói hay có thể làm công việc gì? - Y/c đọc bài thơ: Giọng oanh vàng - Giọng nói có giúp em nhận ra bạn trai hay gái không? - Giọng nói giúp em nhận ra tâm trạng nào của người nói? ( vui, buồn, tức giận, hồi hộp, lo lắng, bình tĩnh) - Y/c đọc bài học SGK - Em cần luyện giọng để giọng em như thế nào? ( to, nhỏ, rõ ràng, the thé, trầm bổng) - Em luyện giọng bằng cách nào? ( hát, đọc thơ, kể chuyện, tập thở, thuyết trình theo chủ đề) - Cho luyện giọng bằng cách hát bài Ngón tay nhúc nhích. - Em đếm các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần cho đến khi không còn hơi để đếm nữa. - Nhận xét tiết học. - HS nêu - Suy nghĩ nêu ý kiến HS thảo luận nhóm đôi, trình bày - Dẫn chương trình, phát thanh viên, đọc mẫu... - 2 -3 em đọc - Có - HS nêu ý kiến của mình. - 2 HS đọc - Cần luyện giọng để có giọng nói to, rõ ràng. - Nêu ý kiến. - HS thực hành.

File đính kèm:

  • docTH ki nang song 3 bai 6 7.doc
Giáo án liên quan