Tuần : 31
Tiết : 31 Tự nhiên – Xã hội MẶT TRỜI
I . Yêu cầu :
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
- HS hình dung (tưởng tượng) điều gì xảy ra nếu trái đất không có Mặt Trời.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tranh, ảnh giới thiệu về Mặt Trời.
- Giấy viết, bút vẽ, băng dính.
III. Các hoạt động dạy - học :
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31
Tiết : 31
Tự nhiên – Xã hội MẶT TRỜI
NS : 13 / 4 / 2011
NG : 14 / 4 / 2011
I . Yêu cầu :
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
- HS hình dung (tưởng tượng) điều gì xảy ra nếu trái đất không có Mặt Trời.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tranh, ảnh giới thiệu về Mặt Trời.
- Giấy viết, bút vẽ, băng dính.
III. Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
5’
5’
8’
5’
5’
1’
1. Kiểm tra bài cũ :
1) Cây sống ở đâu ?
2) Các con vật sống ở đâu ?
2. Bài mới :
a.Giới thiệu : Ghi tựa.
b.Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hát và vẽ về Mặt Trời.
- GV gọi HS hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”.
- GV tiến hành cho lớp hát và gọi HS lên vẽ ông Mặt Trời theo hiểu biết của mình.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài vẽ của các bạn trên bảng.
* Hoạt động 2 : Em biết gì về Mặt Trời
+ Em biết gì về mặt Trời ?
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS nói về Mặt Trời và giải thích thêm :
Mặt trời có dạng cầu giống quả bóng.
Mặt Trời có màu đỏ , sáng rực , giống quả bóng lửa khổng lồ.
Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
+ Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không ? Vì sao
+ Vào những ngày nắng , nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh ?
+ Vậy Mặt Trời có tác dụng gì ?
*Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- GV nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận.
Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào ?
Em nên làm gì để tránh nắng ?
Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ?
Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS trình bày.
- GV tiểu kết: Không nhìn trực tiếp vào mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng.
* Hoạt động 4 : Trò chơi “Ai khoẻ nhất”
+ Xung quanh Mặt Trời có những gì ?
- GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- GV tổ chức trò chơi : Ai khoẻ nhất.
+ GV nêu nội dung trò chơi :
Một HS làm Mặt Trời, 7 HS khác làm các hành tinh, có đeo các biển gắn tên hành tinh. Mặt Trời đứng tại chỗ, quay tại chỗ. Các HS chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khi HS chuẩn bị xong, HS nào chạy khoẻ nhất sẽ thắng cuộc.
+ Nhận xét – Tuyên dương.
- GV chốt kiến thức : SGV
* Hoạt động 5 : Đóng kịch theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng kịch theo chủ đề : Khi không có Mặt Trời điều gì sẽ xảy ra.
+ Vì sao mùa hè cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều ?
+ Vào mùa đông, thiếu ánh sáng Mặt Trời, cây cối như thế nào ?
- GV chốt kiến thức : Mặt trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt.
3. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- DD : Về làm BT ở VBT
- Cây cối có thể sống ở mọi nơi : trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.
- Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi : Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.
- 1 HS lên hát.
- 5 HS lên vẽ ông Mặt Trời – Lớp hát bài hát “Cháu vẽ ông Mặt Trời”.
- Vài HS nhận xét hình vẽ của bạn đẹp / xấu , đúng / sai.
-…HS nêu.
-…Không. Vì không có Mặt Trời chiếu sáng.
-…Nhiệt độ cao ta thấy nóng …
-…Chiếu sáng và sưởi ấm.
- HS thảo luận và thực hiện đề ra.
- Đại diện nhóm trình bày – Các nhóm khác theo dõi , nhận xét và bổ sung.
-…Có mây./ …các hành tinh khác./ …không có gì cả./ …
- HS đóng kịch dưới dạng đối thoại.
-…Vì có Mặt Trời chiếu sáng, cung cấp độ ẩm.
-…Rụng lá, héo khô.
Tuần : 31
Tiết : 59
Chính tả ( Nghe – viết ) : VIỆT NAM CÓ BÁC
NS : 11 / 4 / 2011
NG : 12 / 4 / 2011
I . Yêu cầu
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác
- Làm được bài tập 2.
II . Đồ dùng dạy học : - Bài thơ“Thăm nhà Bác” chép sẵn vào bảng phụ.
III . Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
1’
10’
18’
5’
2’
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : đánh vần các từ sau : đêm đêm, bâng khuâng, chòm râu, ngẩn ngơ.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2 : Trao đổi về nội dung, hướng dẫn viết từ khó :
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép.
- GV đọc mẫu tóm tắt nội dung : Bài thơ nói lên công lao to lớn của Bác hồ đối với nhân dân ta.
+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì ?
+ Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ như thế nào ?
H : Tìm tên riêng có trong bài ?
- Cho HS tìm chữ được viết liền mạch
+ Đánh vần : non nước, lục bát, Trường Sơn.
+ Thảo luận bài tập : GV HD HS làm bài tập 2
+ Viết bảng con : GV đọc : non nước, lục bát, Trường Sơn.
* Hoạt động 3 : Viết bài vào vở.
- Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
+ Soát bài : GV đọc
* Hoạt động 4 : Chấm bài
- GV chấm bài : 5- 7 bài
4.Nhận xét - dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Học sinh về làm bài tập 3.- Viết lại những chữ sai thành đúng, mỗi chữ một dòng.
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- 4- 5 HS đánh vần
- Học sinh lắng nghe.
- 2 Học sinh đọc lại.
- Trả lời :
+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn.
- Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác.
- Bác, Việt Nam, Trường Sơn.
- Chữ được viết liền mạch là : đẹp, đỉnh.
- HS đánh vần những chữ bên.
- Học sinh đọc đề bài.
- HS thảo luận, trao đổi nêu miệng kết quả bài tập 2 : những chữ cần điền là : bưởi, dừa, rào, đỏ, rau, những, gỗ, chăng, giường.
- HS viết bảng con những chữ bên
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh chép bài vào vở. 1HS lên bảng viết.
- HS dò lại bài
- HS chấm bài ở bảng
- HS tự chấm bài
- Học sinh làm bài tập vào vở.
Tuần : 31
Tiết : 31
Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM – DẤU PHẨY
NS : 12 / 4 / 2011
NG : 13 / 4 / 2011
I . Yêu cầu :
- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1) ; tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
- Giấy, bút.
III. Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
5’
9’
10’
10’
5’
1. Bài cũ : 1 em đặt câu nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
- 1 em đặt câu nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
HĐ1 : HD làm bài tập 1
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gọi HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc.
- GV gọi HS lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn.
- GV nhận xét – Chốt lời giải đúng.
HĐ2 : HD làm bài tập 2 (miệng)
- Chia lớp thành 4 nhóm và phát bảng nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV Nhận xét – Bổ sung.
HĐ3 : HD làm bài tập 3 (viết)
- Cho HS đọc thầm đoạn văn ở bảng phụ, chọn dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài.
+ Vì sao ô trống thứ nhất chúng ta điền dấu phẩy ?
+ Vì sao ô trống thứ hai ta lại điền dấu chấm ?
+ Vậy ô trống thứ 3 điền dấu gì ?
3. Củng cố - dặn dò
- Về nhà hoàn thành bài tập ở VBT.
- Chú ý đặt dấu câu thích hợp.
- 2 em thực hành theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS nối tiếp nhau tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ theo nhóm 4.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét. Chốt ý : sáng suốt, tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, có chí lớn, giàu nghị lực, ...
- HS đọc thầm, chọn dấu câu điền vào chỗ trống.
,
,,,
,,,
Một hôm , Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi dép vào. Bác không đồng ý . Đến thềm chùa Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.
-…Vì “Một hôm” chưa thành câu.
-…Vì “Bác không đồng ý” đã thành câu.
-…Điền dấu phẩy …
Tuần : 31
Tiết : 60
Chính tả( Nghe – viết ) CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
NS : 13 / 4 / 2011
NG : 14 / 4 / 2011
I . Yêu cầu :
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập 2b.
II . Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
1’
10’
20’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : đánh vần các từ sau : tập võ, vỏ cây sung, bay lả bay la, nước lã.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Trao đổi về nội dung, hướng dẫn viết từ khó :
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép.
- Hỏi : + Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào ?
- Cho HS tìm chữ được viết liền mạch
- Đánh vần : cành đào, khỏe khoắn, bậc tam cấp, ngào ngạt.
+ Thảo luận bài tập : GV HD HS làm bài tập 2b
+ Viết bảng con : GV đọc : cành đào, khỏe khoắn, bậc tam cấp, ngào ngạt.
* Hoạt động 3 : Viết bài vào vở.
- Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
+ Soát bài: GV đọc
* Hoạt động 4 : Chấm bài
- GV chấm bài : 5- 7 bài
4.Nhận xét - dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Học sinh về làm bài tập 2a.- Viết lại những chữ sai thành đúng, mỗi chữ một dòng.
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- 4- 5 HS đánh vần
- Học sinh lắng nghe.
- 2 Học sinh đọc lại.
- Trả lời : Sơn La, Nam Bộ. Vì đây là tên riêng nên phải viết hoa.
- Chữ được viết liền mạch là : lên, vui, mịn, kết, chùm.
- Đánh vần những chữ bên.
- Học sinh đọc đề bài.
- HS thảo luận, trao đổi nêu miệng kết quả bài tập 2b : cỏ - gõ - chổi.
- HS viết bảng con những chữ bên
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh chép bài vào vở. 1HS lên bảng viết.
- HS dò lại bài
- HS chấm bài ở bảng
- HS tự chấm bài
- Học sinh làm bài tập vào vở.
File đính kèm:
- Tuần 31.doc