Bài 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. Mục tiêu bài học.
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi,tay ( da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
* Nêu được ví dụ những khó khăn trong cuộc sống của con người có một giác quan bị hỏng.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Hình ảnh trong sgk phóng to.
- Cầm một số đồ vật giúp HS nhận biết.
2. Học sinh:
- Sgk, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 tuần 3 - 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4: Nhận xét, đánh giá: (2’)
C. Tổng kết: (2’)
- ổn định lớp.
- Kiểm tra
? Để bảo vệ mắt chúng ta cần phải làm gì?
? Để bảo vệ tai chúng ta cần phải làm gì?
? Tại sao không dùng vật nhọn để ngoáy tai?
- GV nhận xét cho điểm
- Để giữ cho thân thể luôn gọn gàng sạch sẽ thì những việc nên làm và không nên làm là gì.Thì bài hôm nay chúng ta sẽ biết được điều đó.
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong trang 12, 13 và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
- Em hhãy nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ cho thân thể, quần áo sạch sẽ. Nói cho bạn bên cạnh.
- Yêu cầu trình bày trước lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 12, 13; thảo luận nhóm đôi
? Hãy chỉ và nói từng việc làm của các bạn?
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV kết luận:
+ Những việc nên làm: Tắm gội đầu bằng nước sạch và xà phòng; thay quần áo nhất là quần lót; rửa chân, tay, cắt móng tay, chân.
+ Những việc không nên làm: Tắm ở ao, hồ, hay những nơi nước bẩn.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Hãy nêu các việc cần làm khi tắm
- GV gọi hai em lên bảng ghi ý kiến của mình
- GV nêu câu hỏi:
? Những việc cần làm khi tắm?
+ Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm,.... sạch sẽ.
+ Khi tắm: dội nước, xát xà phòng, kỳ cọ,...
+ Tắm xong lau khô người.
+ Mặc quần áo sạch.
? Nên rửa tay chân khi nào?
Hoạt động
Khi nào
Rửa tay
..................................
..................................
..................................
Rửa chân
..................................
..................................
..................................
? Hãy kể những việc không nên làm nhưng nhiều người mắc phải?.
- GV kết luận: Có ý thức tự giác giữ gìn thân thể sạch sẽ.
- Tuyên dương những HS xây dựng bài tốt.
- Động viên, khuyến khích các em com trầm cần phát huy, mạnh dạn xây dựng bài.
- Dặn dò:
+ Chuẩn bị Bài 6: Chăm sóc và bảo vệ răng
- HS lên trả lời bài cũ.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS đứng dậy trình bày
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trả lời
- HS lên bảng nêu ý kiến của mình.
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS kể: Ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất,.....
- HS lắng nghe
TUẦN 6
Ngày soạn:........................... Ngày dạy:.............................
Bài 6: chăm sóc và bảo vệ răng
( Bài soạn chi tiết)
I. Mục tiờu bài học.
- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.
- Biết chăm sóc răng đúng cách.
* Nhận ra được sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng. Nêu được việc nên và không nên làm để bảo vệ răng.
II. Chuẩn bị.
1. Giỏo viờn:
- Hình ảnh trong sgk phóng to.
2. Học sinh:
- Sgk, vở bài tập.
III. Cỏc hoạt động dạy - học.
ND- TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:(3’)
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (3’)
2.Cỏc hoạt động chớnh: (27’)
*Hđ 1: Thảo luận theo nhóm đôi (10’)
*Hđ 2: Quan sát tranh (15’)
*Hđ 3: Nhận xét, đánh giá: (2’)
C. Tổng kết: (2’)
- ổn định lớp.
- Kiểm tra
? Các việc cần làm khi tắm?
? Em rửa tay, chân khi nào?
- GV nhận xét và cho điểm
- Mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ em thường đánh răng. Vậy đánh răng co tác dụng gì và cách chăm sóc, bảo vệ răng như thế nào thì bài hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng ta biết được.
- GV yêu cầu 2 bạn quay mặt lại với nhau lần lượt quan sát hàm răng xem răng của bạn như thế nào ( trắng, đẹp, bị sâu, bị sún )?
- GV kết luận: Hàm răn của trẻ em có đầy đủ là 20 cái răng gọi là răng sữa. Khi răng sữa hỏng hay đến tuổi thay, răng sữa sẽ bị lung lay và rụng ( lúc chúng ta được 6 tuổi chình là tuổi vào lớp 1), khi đó răng mới sẽ mọc lên, chắc chắn hơn gọi là răng vĩnh viễn. Nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng sẽ không mọc lại được. V ì vậy việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trang 14, 15 ở sgk và trảlời câu hỏi
? Hãy chỉ và nói rõ từng việc làm của các bạn trong từng tranh?
? Việc nào đúng, việc nào sai? Vì sao?
- GV chốt lại những việc đúng, những việc sai và giải thích cho HS hiểu thêm.
- Tuyên dương những HS xây dựng bài tốt.
- Động viên, khuyến khích các em com trầm cần phát huy, mạnh dạn xây dựng bài.
- Dặn dò:
+ Chuẩn bị mang đến lớp: Bàn chải, cốc, khăn mặt,...
+ Chuẩn bị Bài 7: Thực hành: Đánh răng và rửa mặt
- HS lên trả lời bài cũ.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS chú ý lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm đôi và trình bày trước lớp
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trả lời các nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung cho bạn.
- HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe để về nhà thực hiện
TUẦN 7
Ngày soạn:........................... Ngày dạy:.............................
Bài 7: thực hành: đánh răng và rửa mặt
I. Mục tiờu bài học.
- Biết đánh răng rửa mặt đúng cách.
- áp dụng đúng vào việc vệ sinh hằng ngày
II. Chuẩn bị.
1. Giỏo viờn:
- Bàn chải, kem đánh răng, cốc, khăn..
2. Học sinh:
- Bàn chải, kem đánh răng, cốc, khăn..
III. Cỏc hoạt động dạy - học.
ND- TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:(3’)
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (3’)
2.Cỏc hoạt động chớnh: (27’)
*Hđ 1: Thực hành đánh răng (10’)
*Hđ 2: Thực hành rửa mặt (15’)
*Hđ 3: Nhận xét, đánh giá: (2’)
C. Tổng kết: (2’)
- ổn định lớp.
- Kiểm tra
? Em làm gì để chăm sóc và bảo vệ răng hằng ngày?
- GV nhận xét và cho điểm
- Hằng ngày chúng ta đánh răng để giữ cho răng luôn chắc khoẻ. Vậy đánh răng như thế nào cho đúng thì hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em biết cách đánh răng cho đúng.
- GV yêu cầu HS quan sat trang 16 và đặt câu hỏi:
+ Em hãy chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu
? Mặt trong của răng?
? Mặt ngoài của răng?
? Mặt nhai của răng?
+ Hằng ngày, em quen chải răng như thế nào?
- Yêu cầu HS lên thực hiện chải răng.
- GV nhận xét bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai.Nếu gọi HS lên làm nhưng đều không thực hiện được thì GV hỏi tiếp.
? Cách chải như thế nào cho đúng?
- GV làm mẫu cho HS xem và nói các bước.
+ Chuẩn bị cốc, nước sạch.
+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải.
+ Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên.
+ Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kỹ rồi nhổ ra, vài lần.
+ Rửa mặt và cất bàn chải vào dúng chỗ sau khi đánh răng ( cắm ngược bàn chải )
- GV cho HS thực hành theo như hướng dẫn.Nếu không có đủ điều kiện thì cho HS làm động tác
- GV đặt câu hỏi.
? Rửa mặt như thế nào cho đúng và hợp vệ sinh?
- GV hướng dẫn vùa làm vừa nói cho HS thấy rõ.
+ Chuẩn bị khăn, nước sạch.
+ Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trước khi rửa mặt. Nếu không có vòi nước thì có thể dùng ca múc nước ra.
+ dùng hai bàn tay đã sạch, hứng nước sạch để rửa mặt ( nhớ nhắm mắt ), xoa kỹ vùng xung quanh mắt, trán, hai má, miệng và cằm ( làm vài lần như vậy)
+ Sau đó dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác.
+ Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
+ Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi ra nắnghoặc chỗ khô ráo, thoáng.
- Yêu cầu HS lên thực hiện động tác rửa mặt.
- GV yêu cầu HS thực hiện cá động tác rửa mặt theo sự hướng dẫn của GV.
- GV kết luận: Nhắc nhở HS đánh răng, rủa mặt ở nhà cho hợp vệ sinh
- Tuyên dương HS chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.
- Dặn dò:
+ Em hãy kể tên những đồ ăn, đồ uống hằng ngày.
+ Chuẩn bị Bài 8: Ăn, uống hằng ngày
- HS lên trả lời bài cũ.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Hai đến ba em lên thực hiện đánh răng
- HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát GV làm và chú ý lắng nghe các bước GV hướng dẫn
- HS thực hiên các động tác.
- HS trả lời câu hỏi
- HS lên thực hiện cả lớp nhận xét
- HS thực hiện các động tác
- HS lắng nghe để về nhà thưc hiện
TUẦN 8
Ngày soạn:........................... Ngày dạy:.............................
Bài 8: ăn, uống hằng ngày
I. Mục tiờu bài học.
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngàyđể mau lớn, khoẻ mạnh.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
- Biết tại sao không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa cơm.
II. Chuẩn bị.
1. Giỏo viờn:
- Hình ảnh trong sgk phóng to
2. Học sinh:
- Sgk, vở bài tập
III. Cỏc hoạt động dạy - học.
ND- TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:(3’)
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (3’)
2.Cỏc hoạt động chớnh: (27’)
*Hđ 1: Nhận biết (5’)
*Hđ 2: Làm việc với sgk (10’)
*Hđ 3: Thảo luận cả lớp: (10’)
*Hđ 4: Nhận xét, đánh giá: (2’)
C. Tổng kết: (2’)
- ổn định lớp
- GV dẫn dắt HS vào bài bằng cách cho HS chơi trò chơi: “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”
- GV nêu câu hỏi.
? Em hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà em thường dùng hằng ngày?
- Yêu cầu HS quan sát hình trong sgk trang 18.
? Em hãy kể từng loại thức ăn?
Em thích ăn loại thức ăn nào? Loại nào em chưa ăn hoặc chưa biết.
- GV kết luận: Những thức ăn đó đều bổ dưỡng, giúp cho chúng ta có đầy đủ sức khoẻ.....
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 19 và trả lời câu hỏi.
? Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
? Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
? Các hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt?
? Tại sao chúng ta phải ăn, uống hằng ngày?
- GV két luận: Chúng ta cần phải ăn, uống hằng ngày để cơ thể mau lớn , có sức khoẻ và học tập.
- GV đưa câu hỏi
? Khi nào chúng ta cần phải ăn uống?
? Hằng ngày em ăn mấy bữa, ăn vào lúc nào?
? Tại sao chúng ta không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính?
- GV kết luận:
+ Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát.
+ Hằng ngày ăn ít nhất là ba bữa sáng, trưa, tối.
+ Không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chínhđể trong bữa ăn chúng ta ăn được nhiều và ngon miệng.
- Tinh thần học tập của HS
- Có ý thức xây dựng bài tốt.
- Tuyên dương những em xây dựng bài, động viên khích lệ những em còn rụt rè trong phát biểu ý kiến
- Dặn dò:
+ Chuẩn bị Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi
- Nhạn xét chung giờ học
- HS chú ý lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi
- HS chú ý
- HS lắng nghe để về nhà thưc hiện
File đính kèm:
- tuan 38.doc