Tiết 8 BÀI : ĂN UỐNG HẰNG NGÀY
I.Mục tiêu :
- Kể được những thức ăn cần thiết trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.
- Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống, ăn đủ no, uống đủ nước.
II.Đồ dùng dạy học:
- Các hình ở bài 8 phóng to.
- Câu hỏi thảo luận.
- Các loại thức ăn hằng ngày.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tự nhiên xã hội 1 tiết 8 - 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nói thêm: Trong lớp học nào cũng có thầy cô giáo và học sinh. Lớp học có đồ dùng phục vụ học tập, có nhiều hay ít đồ dùng, cũ hay mới, đẹp hay xấu tuỳ vào điều kiện của từng trường.
Hoạt động 2:
Kể về lớp học của mình
MĐ: Học sinh giới thiệu về lớp học của mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu học sinh quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với các bạn.
Bước 2:
GV cho các em lên trình bày ý kiến của mình. Các em khác nhận xét.
Học sinh phải kể được tên lớp cô giáo, chủ nhiệm và các thành viên trong lớp.
Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên hằng ngày với các thầy cô và bạn bè.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh ai đúng.
MĐ: Học sinh nhận dạng được một số đồ dùng có trong lớp học của mình, gây không khí phấn khởi, hào hứng cho học sinh .
Bước 1: Giáo viên giao cho mỗi tổ một tấm bìa to và một bộ bìa nhỏ có gắn tên các đồ vật có và không có trong lớp học của mình. Yêu cầu gắn nhanh tên đồ vật có trong lớp học của mình.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
- Hát
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 4 em nói cho nhau nghe về nội dung từng câu hỏi.
Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm hai em để quan sát và kể về lớp học của mình cho nhau nghe.
Học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh lên gắn tên những đồ dùng có trong lớp học của mình để thi đua với nhóm khác.
Các nhóm khác nhận xét.
BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ……, ngày …… tháng …… năm ………
Tiết 16 BÀI : HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
- Các hoạt động và học tập vui chơi ở lớp học.
- Các hoạt động được tổ chức trong lớp, ngoài sân.
- Có ý thức tích cực tham gia các hoạt động, hợp tác, chia sẽ và giúp đỡ các bạn trong lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình bài 16 phóng to.
- Bút, giấy, màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Trong lớp học có những gì?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho học sinh khởi động bằng trò chơi: “Đọc, viết”.
Cho học sinh điểm số từ em 1 đến hết lớp.
GV nêu cách chơi: Cô hô đọc, những em số lẽ mang sách lên giống như đọc bài. Cô hô viết, những em số chẵn lấy tập ra viết như viết bài.
GV giới thiệu: Đọc, viết là một trong nhiều hoạt động ở lớp. Vậy ở lớp còn những hoạt động gì nữa…… ghi tựa bài.
Hoạt động 1 :
Làm việc với SGK:
MĐ: Biết được các hoạt động ở lớp.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh bài 16 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Trong từng tranh, GV làm gì? Học sinh làm gì?
Hoạt động nào được tổ chức trong lớp? Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân?
Cho học sinh làm việc theo nhóm 8 em quan sát nói cho nhau nội dung trên.
Bước 2:
Thu kết qủa thảo luận của học sinh.
GV treo tất cả các tranh ở bài 16 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận: Ở lớp có nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài trời.
Hoạt động 2:
Thảo luận theo cặp học sinh
MĐ: Học sinh giới thiệu được các hoạt động ở lớp học của mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu học sinh giới thiệu về các hoạt động của lớp mình và nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Tại sao?
Bước 2:
GV cho các em lên trình bày ý kiến của mình trước lớp. Các em khác nhận xét.
Kết luận: Trong bất kì hoạt động học tập và vui chơi nào các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ, để chơi vui hơn.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
- Hát
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV.
Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm hai em để nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Tại sao?
Học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ……, ngày …… tháng …… năm ………
Tiết 17 BÀI : GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
- Tác hại của việc không giữ gìn lớp học sạch đẹp.
- Nêu được tác dụng của việc giữ lớp học sạch đẹp.
- Nhận biết thế nào là lớp học sạch đep, có ý thức giữ lớp sạch đẹp.
- Làm được một số công việc để giữ lớp sạch đẹp: lau bàn ghế trang trí lớp….
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình bài 17 phóng to.
-Chổi lau nhà, chổi quét nhà, xô có nước sạch, giẻ lau….
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Con thường tham gia hoạt động nào của lớp? Vì sao con thích tham gia những hoạt động đó?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài và ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát lớp học:
MĐ: Học sinh biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn.
Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi:
Ở lớp chúng ta làm gì để giữ sạch lớp học?
Các em nhận xét xem hôm nay lớp ta có sạch hay không?
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK
MĐ: Học sinh biết giữ lớp học sạch đẹp.
Các bước tiến hành:
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Chia học sinh theo nhóm 4 học sinh.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Trong bức tranh trên các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Trong bức tranh dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Bước 2:
GV cho các em lên trình bày ý kiến của mình trước lớp. Các em khác nhận xét.
Kết luận: Để lớp học sạch đẹp, các con luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch đẹp.
Hoạt động 3: Thực hành giữ lớp học sạch đẹp.
MĐ: Học sinh biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học.
GV làm mẫu các động tác: quét dọn, lau chùi…
Gọi học sinh lên làm các học sinh khác nhận xét.
GV kết luận: Ngoài ra để giữ sạch đẹp lớp học các con cần lau chùi bàn học của mình thật sạch, xếp bàn ghế ngay ngắn.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
- Hát
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh nhắc tựa.
Lau chùi bàn, xếp bàn ghế ngay ngắn.
Lớp ta hôm nay sạch.
Làm vệ sinh lớp học. Sử dụng chổi, giẻ lau…
Trang trí lớp học….
Học sinh nêu nội dung trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm 4 em mõi em làm mỗi công việc. Nhóm này làm xong nhóm khác làm. Học sinh khác nhận xét
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh nêu nội dung bài học.
BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ……, ngày …… tháng …… năm ………
Tiết 18 BÀI : CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
- Nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi người phải làm việc, góp phần phục vụ cho người khác.
- Biết được những hoạt động chính ở nông thôn.
- Có ý thức gắn bó yêu thương quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình bài 18 phóng to.
- Tranh vẽ về cảnh nông thôn.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Vì sao phải giữ lớp học sạch sẽ?
Em đã làm gì để giữ lớp học sạch đẹp?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho học sinh quan sát bức tranh cách đồng lúa phóng to.
Hỏi: Bức tranh cho biết cuộc sống ở đâu?
Giáo viên khái quát và giới thiệu thành tựa bài và ghi bảng.
Hoạt động 1 :
Cho học sinh quan sát khu vực quanh trường.
MĐ: Học sinh tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xunh quanh mình.
Các bước tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
GV cho học sinh quan sát và nhận xét về: Quang cảnh trên đường (người qua lại, xe cộ…), nhà ở các cơ quan xí nghiệp cây cối, người dân địa phương sống bằng nghề gì?
Bước 2: Thực hiện hoạt động:
Giáo viên nhắc nhở đặt câu hỏi gợi ý để khuyến khích các em nói trong khi quan sát.
Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Gọi học sinh kể về những gì mình quan sát được.
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK:
MĐ: Học sinh nhận ra đây là bức tranh vẽ về hoạt động ở nông thôn. Kể được một số hoạt động ở nông thôn.
Các bước tiến hành:
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ và hoạt động:
Con nhìn thấy những gì trong tranh?
Đây là bức tranh vễ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung theo yêu cầu các câu hỏi trên.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:
MĐ: Học sinh biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm theo 4 học sinh và thảo luận theo nội dung sau:
Các con đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi con sống?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Mời học sinh đại diện nói cho các bạn và cô cùng nghe.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
- Hát
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh khác nhận xét bạn trả lời.
Học sinh quan sát và nêu:
Ở nông thôn.
Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 8 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV
Học sinh xung phong kể về những gì mình quan sát được.
Học sinh khác nhận xét bạn kể.
Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của GV
Nhóm khác nhận xét.
HS thảo luận và nói cho nhau nghe về nơi sống của mình và gia đình…. .
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh nêu tên bài.
Học sinh nhắc nội dung bài học.
BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- TNXH tuan 818.doc