Giáo án Tiếng Việt Tuần 4-6 Lớp 3 - Phạm Minh Trí

 

 A/ Mục tiêu

-Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

-Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

-GDHS phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ

 B / Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 4-6 Lớp 3 - Phạm Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng làm miệng các bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần 5. Mỗi HS làm 1 bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học, rồi ghi tên bài lên bảng. 2.2. Trò chơi ô chữ - GV giới thiệu ô chữ trên bảng: Ô chữ theo chủ đề Trường học, mỗi hàng ngang là một từ liên quan đến trường học và có nghĩa tương ứng đã được giới thiệu trong SGK.. Từ hàng dọc có nghĩa là buổi lễ mở đầu năm học mới. - Phổ biến cách chơi: Cả lớp chia làm bốn đội chơi. GV đọc lần lượt nghĩa của các từ tương ứng từ hàng 2 đến hàng 11. Sau khi GV đọc xong, các đội giành quyền trả lời bằng cách rung chuông (hoặc phất cờ). Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai không được điểm nào, các đội còn lại tiếp tục giành quyền trả lời đến khi đúng hoặc GV thông báo đáp án thì thôi. Đội nào giải được từ hàng dọc được thưởng 20 điểm. - Tổng kết điểm sau trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu HS dùng bút chì viết chữ in vào ô chữ trong vở bài tập. 2.3. Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm các từ nói về nhà trường, luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - Nghe GV giới thiệu về ô chữ. - Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn. -Đáp án: Hàng dọc: Lễ khai giảng. Hàng ngang: 1)Lên lớp 2)Diễu hành 3)Sách giáo khoa 4)Thời khoá biểu 5)Cha mẹ 6)Ra chơi 7)Học giỏi 8)Lười học 9)Giảng bài 10)Cô giáo - HS viết vào vở bài tập. - Mỗi nhóm 1 HS đọc lại tất cả các từ hàng ngang, hàng dọc và lời giải nghĩa từ theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. - Đáp án: a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ. b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi. c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội. Điều chỉnh – Bổ sung TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA D, Đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Viết đúng chữ hoa D (1 dòng Ch) Đ, H (1 dòng) - Viết đúng tên riêng : Kim Đồng (1 dòng). - Viết câu ứng dụng : Dao có mài … học mới khôn. (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng d Dành cho HS khá - giỏi: Viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở Tập Viết Lớp 3. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu chữ viết hoa D Đ. - Tên riêng Kim Đồng và câu tục ngữ viết sẵn trên giấy có dòng kẻ ô li III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A.Bài cũ: - Kiểm tra HS viết bài ở nhà. - Viết bảng: Chu Văn An, Chim. - Nhận xét. B.Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn viết bảng con a.Luyện viết chữ hoa. - GV viết các chữ mẫu và hướng dẫn cách viết từng chữ. - Chữ D cao mấy ô li? - GV : chữ D gốm 1 nét kết hợp của 2 nét cơ bản lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. - Chữ Đ viết giống chữ D nhưng có thêm dấu gạch ngang ở giữa chữ - Chữ K gồm mấy nét? - Nét 1 và nét 2 giống chữ nào đã học ở lớp 2? - GV:Nét 3 là nét kết hợp của2 nét cơ bản:móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏgiữa thân chữ. - GV viết mẫu: *Viết bảng con chữ:D, Đ,K - Nhận xét về độ cao,các nét móc. b.Luyện viết từ ứng dụng. - GV đưa chữ mẫu: Kim Đồng - Em có biết Kim Đồng là người như thế nào? - GV: Anh là một trong những đội viên đầu tiên của đội TNTP. Anh tên thật là Nông Văn Dền quê ở bản Nà Mạ,huyện Hà Quảng,tỉnh Cao Bằng,anh hi sinh lúc 15 tuổi(1943) - Giáo viên viết mẫu và lưu ý HS nối nét từ chữ hoa sang chữ thường. - GV viết mẫu: *Viết bảng con: Kim Đồng - Nhận xét. c.Luyện viết câu ứng dụng. -GV đưa ra câu tục ngữ: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn. - GV:con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành. *Viết bảng con :Dao - Nhận xét. 3.Hướng dẫn HS viết vào vở. - GV nêu yêu cầu viết chữ cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ D. + 1 dòng chữ Đ, K. + 2 dòng Kim Đồng. + 5 lần câu tục ngữ. - Yêu cầu HS viết đúng độ cao, nối nét trình bày bài đẹp. Nhắc nhở tư thế ngồi viết 4.Chấm chữa bài. - Thu vở chấm-Nhận xét về trình bày bài viết của HS. 5.Củng cố- Dặn dò - Về nhà viết tiếp; Học thuộc câu tục ngữ; Luyện viết ở nhà. - Nhận xét giờ học. - 1 HS nêu lại nội dung bài trước. - HS viết bảng lớp và bảng con. - HS theo dõi ghi nhớ. - Chữ D cao 2,5 ô li. - 3 nét. - Giống chữ i hoa. - HS viết mỗi chữ 2 đến 3 lần - HS đọc từ ứng dụng. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS viết bảng con từ ứng dụng - HS đọc câu tục ngữ. - HS viết bảng con. - HS viết bài theo yêu cầu của GV, chú ý tư thế ngối viết, cách cầm bút. Điều chỉnh – Bổ sung Chính tả (Nghe – viết) NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài băn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng BT điền tiếng có vân eo / oeo ( BT1 ) - Làm đúng BT (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả: bài tập 2, bài 3a. - Vở bài tập III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ -Gv đọc cho 3 hs viết bảng lớp, lớp viết bảng con các từ: lẻo khoẻo, bỗng nhiên, nũng nịu, khoẻ khoắn. -Nhận xét bài cũ. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài -Nêu mục đích yêu cầu của bài học. -Ghi đề bài.. 2.HD hs viết chính tả a.HD HS trao đổi về nội dung đoạn văn, nhận xét chính tả. -Gv đọc đoạn văn 1 lần. -Gv hỏi: +Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào? +Hình ảnh nào cho em biết điều đó? +Đoạn văn có mấy câu? +Trong đoạn văn, những chữ nào phải viết hoa? -Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn, nêu các từ khó như: bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng, ước ao, thèm vụng, nép, rụt rè. -Gọi 3 hs lên bảng viết lại các từ khó, cả lớp viết vào bảng con. -Nhận xét. b.Gv đọc cho hs viết. c.Chấm chữa bài: -Yêu cầu hs tự chấm chữa bài và ghi số lỗi ra lề đỏ -Gv chấm từ 5-7 bài, nhận xét về nội dung, cách trình bài bài, chữ viết của các em 3.HD hs làm bài tập a.Bài tập 2 -Gọi 1 hs đọc yêu cầu , Gv yêu cầu hs tự làm bài tập. -Mời 3 hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp. -Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -Gọi nhiều hs đọc lại kết quả và cho cả lớp làm bài vào vở. -nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu. b.Bài tập 3a (lựa chọn): -Gọi 1 hs đọc yêu cầu. -GV phát giấy và bút cho các nhóm, các nhóm tự làm bài. -Gọi 2,3 nhóm đọc lời giải. -Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng, cho hs viết bài vào vở. -siêng năng - xa - xiết. 4.Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn hs về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm. -Hs nào viết bài chưa đẹp cần về nhà rèn thêm chữ. -Chuẩn bị bài sau: Tập chép: Trận bóng dưới lòng đường. -Hs tập viết lại các từ khó đã học. -2 hs đọc đề bài -Hs chú ý lắng nghe. -1 hs đọc lại đoạn văn. -bỡ ngỡ, rụt rè. -Hình ảnh: đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ, e sợ như con chim, thèm vụng ao ước được mạnh dạn. -3 câu. -Những chữ đầu câu. -Đọc thầm lại đoạn văn, nêu các từ khó và tập viết. -Luyện viết các từ khó. -Viết bài vào vở. -Tự chấm bài và chữa bài. -1 hs đọc yêu cầu. -Hs làm bài. -Nhận xét. -Nhiều hs đọc kết quả đúng. -1 hs đọc yêu cầu. -Làm bài theo nhóm. -Các nhóm đọc lời giải, nhóm bạn bổ sung. Điều chỉnh – Bổ sung LÀM VĂN Đề bài: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC I. Mục tiêu: - Bước đầu kể lại được vài ý nói về buổi đầu đi học . - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu) II. Đồ dùng dạy học: Gv: bảng phụ: viết các gợi ý để làm điểm tựa giúp hs tập nói. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ Gv kiểm tra 2 hs: +Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần chú ý những gì? +Nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp? -Nhận xét bài cũ. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.HD hs làm bài tập a.Bài tập 1 -Gv nêu mục đích yêu cầu của bài học. -Ghi đề bài. -Gv nêu yêu cầu: cần nhớ lại buổi đầu đi học để lời kể chân thật, có cái riêng, không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu tiên em đến lớp. -Gv gợi ý: +Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? +Hôm đó, thời tiết thế nào?Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? +Cảm nghĩ của em về buổi học đầu tiên đó? -Gọi một, hai hs khá, giỏi kể mẫu. -Gv nhận xét. -Yêu cầu từng cặp hs kể cho nhau nghe về buổi đầu tiên đi học của mình. -Mời 3,4 hs thi kể trước lớp. -Gv nhận xét, ghi điểm. b.Bài tập 2 - Gọi 1 hs đọc yêu cầu (Viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn 5-7 câu). -Gv nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, các em có thể viết 5-7 câu hoặc có thể viết hơn 7 câu (đoạn văn ngắn, chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu). -Cho hs viết bài vào vở. -Mời 5,7 em đọc bài. 3.Củng cố, dặn dò -Gv nhận xét, rút kinh nghiệm, chọn người viết tốt nhất. -Nhận xét tiết học, biểu dương những hs học tốt. -Yêu cầu những hs chưa hoàn chỉnh bài viết ở lớp về nhà viết tiếp, những hs đã viết xong có thể viết lại bài văn hay hơn. -Chuẩn bị bài sau: Nghe kể: Không nỡ nhìn - Tập tổ chức cuộc họp. -Phải xác định rõ nộidung cuộc họp và nắm trình tự công việc trong cuộc họp. -Người điều khiển phải nêu mục đích cuộc họp rõ ràng, dẫn dắt cuộc họp theo trình tự hợp lí, làm cho cả tổ sôi nổi phát biểu, giao việc rõ ràng. -2 hs đọc lại đề bài. -Hs chú ý lắng nghe. -1,2 hs kể mẫu, lớp theo dõi, nhận xét. -Kể theo cặp. -Thi kể trước lớp. -Chú ý lắng nghe bạn kể và nhận xét bạn kể. -1 hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm theo -Chú ý lắng nghe. -Làm bài. -5-7 hs đọc bài viết của mình trước lớp. -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn kể. Điều chỉnh – Bổ sung

File đính kèm:

  • doctv3_tuan 4-6.doc
Giáo án liên quan