Giáo án Tiếng Việt Lớp 3B Tuần 7

A. Tập Đọc :

Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường

vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắt

chung của cộng đồng. (trả lời được các hỏi trong SGK)

B. Kể Chuyện :Kể lại được một đoạn của câu chuyện .

HS khá, giỏi kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật .

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3B Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên đọc - Học sinh theo dõi - Hướng dẫn đọc đoạn 3 - HS hoạt động nhóm đôi luyện đọc. - 2 nhóm đọc đoạn 3 nối tiếp. - Bài này có mấy vai ? - 4 vai. - Luyện đọc nhóm 4 phân vai. - 2 nhóm đọc phân vai. - 2 nhóm khác nhận xét. - Luyện đọc bài - 3 học sinh đọc nối tiếp. - Lớp nhận xét chọn bạn đọc tốt. * KỂ CHUYỆN 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ - Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện. Kể một đoạn. - 1 HS đọc yêu cầu tiết Kể chuyện. - Câu chuyện kể theo lời ai ? - Người dẫn chuyện. - Có thể kể lại từng đoạn theo lời nhân vật nào ? - Đoạn 1 : Theo lời Quang,Vũ,Long, bác đi xe máy. - Đoạn 2 : Theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi. - Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ, bức đứng tuổi, bác xích lô. 2. Học sinh kể mẫu, theo nhóm. Học sinh thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài nhập vai một nhân vật từ đầu đến cuối - Nhất quán xưng hô tôi, em, mình - 1 học sinh kể mẫu 1 đoạn. (Kể theo lời kể nhân vật là cách kể sáng tạo không giống trình tự truyện) - Học sinh kể từng cặp. - 4 học sinh thi kể trước lớp. - Lớp bình chọn người kể hay. 3. Củng cố dặn dò : - Em nhận xét gì về nhân vật Quang ? - Học sinh tự phát biểu ý kiến. - Nhận xét tiết học. - Về tự kể câu chuyện cho người thân LTVC: ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG,TRẠNG THÁI ,SO SÁNH I. MỤC TIÊU : - Biết thêm một số kiểu so sánh : so sánh sự vật với con người (BT1). - Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường ,trong bài TLV cuối tuần 6 của em (BT2, BT3) . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 4 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu thơ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : 3 học sinh lên bảng viết dấu phẩy 3 câu. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Bài tập 1 : - Gọi 1 học sinh đọc đề - 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp. - 1 HS đọc nội dung câu thơ - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài. - Lớp làm bài vào vở. - Giáo viên chốt lời giải đúng : - 4 HSlên bảng làm bài. - Lớp nhận xét. a. Trẻ em như búp trên cành b. Ngôi nhà như trẻ con c. Cây pơ-mu im như người lính canh d. Bà như quả ngọt chín rồi. - GVnhận xét,so sánh giữa sự vật với con người. - Lớp chữa bài. b. Bài tập 2 : - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc yêu cầu - Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ? - Đoạn 1 và gần hết đoạn. - Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ? - Cuối đoạn 2, đoạn 3 - Học sinh trao đổi nhóm đôi. - 4 học sinh lên bảng viết kết quả. - Giáo viên chốt ý đúng. - Học sinh làm vở bài tập c. Bài tập 3 : - Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó đọc lại đề TLV tuần 6. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 3. - 1 HS đọc yêu cầu bài TLV tuần 6 - Yêu cầu học sinh tự làm. - HS làm bài cá nhân ở vở nháp. - 1 học sinh đọc bài viết của mình. - Yêu cầu học sinh viết lại từ chỉ hoạt động trạng thái lên bảng. - 3 học sinh lên bảng viết từ chỉ hoạt động trạng thái có trong từng câu văn. - Cả lớp và giáo viên đối chiếu với bài làm của bạn đó. - Giáo viên chốt lời giải đúng. - 3 HS đọc từng câu bài viết của mình. Đọc đến đâu nêu từ chỉ hoạt động, chỉ trạng thái trong câu đó. Lớp làm ở vở. 3. Củng cố dặn dò : - Học sinh nhắc lại nội dung vừa học. TẬP ĐỌC BẬN I.MỤC TIÊU : - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi - Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.(trả lời được câu hỏi 1,2 ,3); thuộc được một số câu thơ trong bài ) . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh minh họa bài Tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : -2 HSđọc truyện "Trận bóng dưới lòng đường" - Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì ? B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng. 2. Luyện đọc : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ - Học sinh theo dõi. b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ - HS đọc dòng thơ, mỗi em 2 dòng - Đọc ngắt dòng thơ: Bận / tập khóc cười Bận / nhìn ánh sáng // - Học sinh đọc nối tiếp khổ thơ (2 lần) - Hiểu từ ngữ :sông Hồng, vào mùa, đánh thù - - Học sinh đọc từ chú giải. - Tổ chức thi đọc các nhóm - 3 nhóm nối tiếp-Lớp đồng thanh cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Học sinh đọc thầm khổ 1, 2 - Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ? -.. Trời thu - bận xanh,sông Hồng- bận chảy -Xe - bận chạy... - Bé bận những việc gì ? - 1 HS đọc khổ 3.- - Bé bận bú, bận ngủ.. - Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ? - Học sinh phát biểu. ® Giáo viên chốt ý bài. - Liên hệ : Em có bận rộn không ? - Học sinh trả lời. - Em thường bận những công việc gì ? Em thấy bận mà vui không ? 4. Học thuộc lòng bài thơ - 1 học sinh đọc lại. - Yêu cầu học sinh tự học thuộc bài thơ - Tuyên dương HS học thuộc lòng tốt. - HS học thuộc từng đoạn xóa dần bảng. 5. Củng cố :Em đã làm được việc gì để góp vào niềm vui chung của cuộc sống ? CHÍNH TẢ BẬN I. MỤC TIÊU : - Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng các dòng thơ khổ thơ 4 chữ. Làm đúng BT điền tiếng có vần en/oen BT2. làm đúng BT3a/b (chọn 4 trong 6 tiếng) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết BT 2.Giấy khổ to viết BT 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con : giếng nước, khiêng, viên phấn, thiên nhiên. - 1 học sinh đọc thuộc lòng 11 chữ cuối bảng chữ. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : Ghi đề 2. Hướng dẫn học sinh nghe, viết : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị : - Giáo viên đọc khổ 2, 3 - Hai học sinh đọc lại - Bài thơ viết theo thể thơ gì ? - Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ. - Những chữ nào cần viết hoa ? - Các chữ đầu mỗi dòng thơ. - Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? - Học sinh trả lời : lùi 4 ô vở. - HS viết từ khó : thổi nấu, ánh sáng. b. Giáo viên đọc cho HS viết bài vào vở - Học sinh viết bài c. Chấm, chữa bài : - GV chấm 5-7 HS. - HS soát lỗi, đổi vở chấm chéo. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a. Bài tập 2 : - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Lớp đọc thầm yêu cầu của bài, rồi làm bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - 2 HS thi giải bài tập trên bảng - Giáo viên chốt lời giải đúng. - Lớp nhận xét. Lớp làm vở bài tập. b. Bài tập 3 : Lựa chọn làm bài 3b - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Đọc yêu cầu SGK - Hoạt động nhóm 4 - Học sinh tự làm trong nhóm. - 4nhóm trình bày. Lớp bổ sung. - Giáo viên chốt lời giải đúng. - Cả lớp làm bài cá nhân vào vở. - 2 HS đọc kết quả đúng. -Lớp nhận xét 4. Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về đọc lại các bài tập. Sửa từ viết sai. TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA E-Ê I.MỤCTIÊU: - Viết đúng chữ hoa E (1dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê-đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hoà...có phúc (1 lần) bằng chữ cõ nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ viết hoa E, Ê Từ và câu ứng dụng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng viết, lớp viết ở BC: K im Đồng, Dao B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Luyện chữ viết hoa : - Tìm các chữ hoa có trong bài ? E Ê - Treo mẫu chữ viết hoa E, Ê - Giáo viên viết chữ E, Ê mẫu, vừa nhắc lại quy trình. - Học sinh nhắc lại quy trình viết. - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh. - 1 HS viết bảng lớn Lớp viết bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng : - Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng - Học sinh đọc từ : Ê-đê - GVgiới thiệu : Ê-đê là một dân tộc thiểu số... - Viết có dấu gạch nối ở giữa. - Giáo viên viết từ ứng dụng. - Học sinh tập viết bảng con đúng chiều cao, đúng khoảng cách. c. Học sinh viết câu ứng dụng : - Gọi học sinh đọc câu ứng dụng - Học sinh đọc câu ứng dụng - GV giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ - HS tập viết bảng con : Ê-đê, Em 3. Hướng dẫn HS viết vở bài tập - Giáo viên nêu yêu cầu - Học sinh viết vở Tập viết - Giáo viên theo dõi, sửa lỗi cho HS. - 1 dòng chữ E cỡ nhỏ - 1 dòng chữ Ê cỡ nhỏ - 1 dòng chữ Ê-đê cỡ nhỏ - 5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. 4. Chấm chữa bài : - Giáo viên thu 7 vở để chấm. 5. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. - Về viết vở Tập viết. - Học thuộc câu ứng dụng. TLV: Nghe kể : KHÔNG NỞ NHÌN TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I. MỤC TIÊU: - Nghe-kể lại được câu chuyện không nở nhìn BT1. Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng BT2 II. ĐDD H : Tranh minh họa truyện trong SGK.+ Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Kiểm tra bài cũ : 3 học sinh đọc bài viết "Kể lại buổi đầu đi học" B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : Ghi đề. 2 học sinh đọc lại đề bài. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Bài 1 : - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Lớp q sát tranh - Giáo viên kể chuyện lần 1 - Đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý. - Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? - Anh ngồi 2 tay ôm lấy mặt. - Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ? -Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không ? - Anh trả lời thế nào ? - Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. - Giáo viên kể lần 2. - 1 HS kể lại -Từng cặpHS tập kể. - 3 học sinh thi kể lại chuyện - Em có nhận xét gì về anh thanh niên? - Học sinh phát biểu ý kiến ® GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện. - Lớp bình chọn học sinh kể hay b. Bài tập 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - 1HS đọc yêu cầu bài. - Lớp đọc thầm. - Yêu cầu học sinh nêu trình tự của một cuộc họp thông thường ? - 1 HS đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ở bảng. - Yêu cầu các tổ chọn nội dung báo cho GV - Từng tổ chọn nội dung cuộc họp. - 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. - 4 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp tổ. - Kết luận, tuyên dương tổ họp tốt. - Cả lớp nhận xét 3. Củng cố dặn dò : - Yêu cầu học sinh nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.

File đính kèm:

  • docTuan 7(1).doc
Giáo án liên quan