Kế hoạch bài dạy Tuần 15 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006

I/ MỤC TIÊU :

-Kiến thức :-Giúp HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

-Kĩ năng : -Củng cố về bài toán giảm một số đi nhiều lần.

-Thái độ :Trình bày sạch đẹp.

II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :

Học sinh : Vở bài tập.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 15 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ï NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 15 ) Bài 28 : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP. Sách giáo khoa : Trang I/ MỤC TIÊU : Kiến thức : -Giúp HS biết một số hoạt động nông nghiệp và lợi ích của những hoạt động này. - Kĩ năng : Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương. Thái độ:- Có ý thức tham gia vào những hoạt động nông nghiệp và trân trọng những sảm phẩm nông nghiệp. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bộ ảnh minh hoạ từ 1 đến 5 trong SGK, giấy khổ to, bút dạ, phiếu bốc thăm. Tranh ảnh về các hoạt động nôtng nghiệp. -Học sinh :Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động khởi động :(5 phút) Hát +Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra VBT của HS. -Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. -GV nhận xét HS trả lời và đánh giá câu trả lời. 2.Giới thiệu bài Hoạt động nông nghiệp 3.Các hoạt động chính: *Hoạt động 1: Tìm hiểu Hoạt động nông nghiệp +Mục tiêu: Hiểu tầm quan trọng của nông nghiệp. +Cách tiến hành ( 10 phút, tranh ) -Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát 5 bức ảnh trong SGK và cho biết: 1) Aûnh chụp gì? 2) Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì? 3) Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì? -Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, trồng rừng … được gọi là hoạt động nông nghiệp. -Các sản phẩm nông nghiệp dùng để làm gì? -Nếu không có những hoạt động nông nghiệp cuộc sống chúng ta thiếu những gì? -Vậy hoạt động nông nghiệp rất quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người. -3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. -HS chia thành nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. -Dùng để làm thức ăn chó con người và vật nuôi.. -HS không có thức ăn. *Hoạt động 2: Hoạt động nông nghiệp địa phương em. +Mục tiêu: Nêu được các hoạt động nông nghiệp. +Cách tiến hành ( 10 phút, tranh ) -Yêu cầu làm việc theo nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu thảo luận. -Yêu cầu các nhóm trình bày, báo cáo kết quả thảo luận. -Vậy hoạt động nông nghiệp chính của địa phương là hoạt động gì? -Những sản phẩm nông nghiệp đó không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn trao đổi với những vùng khác. *Hoạt động 3: Em biết gì về nông nghiệp Việt Nam +Mục tiêu: Tìm hiểu về nông nghiệp Việt Nam. +Cách tiến hành ( 05 phút, phiếu ) -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi theo phiếu. -Tổ chức cho các nhó. Đại diện các nhóm lên tham gia chơi trò chơi hái hoa dân chủ. *Hoạt động 4: Tìm hiểu tục ngữ – ca dao về nông nghiệp. +Mục tiêu: Hiểu ca dao tục ngữ về nông nghiệp. +Cách tiến hành ( 05 phút, phiếu ) -Phát cho mỗi nhóm HS giấy, bút yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về nông nghiệp. -HS báo cáo kết quả. -GV bổ sung, và giới thiệu với các em về những câu ca dao, tục ngữ nói về nông nghiệp. *GV kết luận: Tìm hiểu ca dao – tục ngữ, ta thấy hoạt động nông nghiệp rất vất vả. Em phải biết trân trọng sảm phẩm và người lao động. Biết tham gia giúp đỡ những việc phù hợp, có ích. * Củng cố - dặn dò: -Làm bài tập trong vở BT. -Nhận xét tiết học. -Các nhóm HS thảo luận, hoàn thành phiếu thảo luận. -Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi -HS ngồi theo nhóm, nhận phiếu thảo luận. -Các nhóm thảo luận lên tìm câu trả lời và cử đại diện lên chơi. -Các nhóm thảo luận, tìm những câu ca dao – tục ngữ nói về nông nghiệp. -Đại diện một nhóm trình bày kết quả Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh : KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2004 Môn: MĨ THUẬT Bài 13 : TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT. Sách giáo khoa :Trang 20. I/ MỤC TIÊU: -Kiến thức :-HS nhận ra được đặc điểm của con vật. -Kĩ năng : -Biết cách vẽ hoặc nặn tạo dáng con vật yêu thích. - Thái độ: -HS yêu quý và biết bảo vệ các con vật. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bài vẽ của HS năm trước, một số ảnh các con vật. -Học sinh :Vở tập vẽ,bút chì ,màu vẽ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động khởi động :(5 phút) Hát +Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2.Giới thiệu bài TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT. 3.Các hoạt động chính: *Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét . +Mục tiêu: Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của 1 số con vật . +Cách tiến hành (05 phút, 1 số tranh vẽ của HS năm trước, tranh con vật ) -GV giới thiệu 1 số hình ảnh con vật để HS nhận biết: +Tên các con vật. +Hình dáng bên ngoài và các bộ phận? ( đầu, mình, chân, đuôi ) +Đặc điểm của con vật. -Yêu cầu HS chọn con vật sẽ nặn hoặc vẽ. *Hoạt động 2: Cách nặn , xé dán hoặc vẽ một con vật . +Mục tiêu: Biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ một con vật. +Cách tiến hành (10 phút, tranh mẫu ). -GV hướng dẫn HS nặn hoặc xé dán con vật: +Nặn hoặc xé dán các bộ phận chính trước: đầu , mình… +Nặn hoặc xé dán các hình khác sau. tai, chân,đuôi,… sau. +Ghép , dính thành con vật. -GV hướng dẫn HS tạo dáng con vật : đi , đứng, quay đầu, ngẩng đầu,… -HS quan sát. -HS trả lời theo suy nghĩ -HS quan sát thao tác của GV -Có thể nặn hoặc xé dán con vật bằng 1 hay nhiều màu. -Sau khi ghép các bộ phận cần quan sát và điều chỉnh cho phù hợp với dáng để con vật thêm sinh động. *Hoạt động 3: Thực hành +Mục tiêu: Nặn hoặc xé dán được con vật theo ý thích. +Cách tiến hành (15 phút, vở tập vẽ, bút màu, đất nặn). -GV yêu cầu HS tự nặn hoặc xé dán 1 hoặc hai con vật theo ý thích của mình. - GV gợi ý có thể nặn thêm 1 số hình khác cho sinh động: con thỏ cóthể vẽ thêm củ cà rốt, con mèo có thể bên cạnh là con cá, … -GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ xung. *Hoạt động 4 Nhận xét, đánh giá ( 05 phút ) -GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài của HS. -Nhận xét chung tiết học. -Khen ngợi, động viên những HS có bài đẹp. + Dặn dò: Sưu tầm tranh Đông Hồ. -HS thực hành vẽ tranh theo yêu cầu của GV. Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh : KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2004 Môn: THỦ CÔNG Bài 4: CẮT, DÁN CHỮ V ( 1 Tiết ) Sách giáo khoa :Trang I/ MỤC TIÊU : - Kiến thức :HS biết cách kẻ, cắt chữ V . - Kĩ năng : Kẻ, cắt được chữ V đúng quy trình kĩ thuật. - Thái độ:Hứng thú cắt , dán chữ. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Mẫu chữ V cắt đã dán và và mẫu chữ V .Quy trình kẻ, cắt, dán chữ V . -Học sinh :Vở thủ công,giấy màu,kéo. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động khởi động :(5 phút) Hát +Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS:vở thủ công, giấy màu,kéo. 2.Giới thiệu bài Cắt , dán chữ V ( 1 Tiết ). 3.Các hoạt động chính: *Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét . +Mục tiêu: Quan sát và nhận xét được đặc điểm của chữ cái V . +Cách tiến hành (10 phút, chữ mẫu ) -GV giới thiệu các chữ V ( H 1) , hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét: +Nét chữ rộng 1 ô. +Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau ( GV dùng chữ mẫu để rời rấp đôi theo chiều dọc ). *Hoạt động 2 :GV hướng dẫn mẫu . +Mục tiêu: Biết cách cắt dán chữ V . +Cách tiến hành (15 phút, chữ mẫu, giấy màu, kéo ) Bước 1: Kẻ chữ V . -Kẻ cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái tờ giấy thủ công. -Chấm các đểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. -HS quan sát, lắng nghe. Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu. Bước 2: Cắt chữ V . -Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa đường chữ V , bỏ phần gạch chéo, mở ra được chữ V như chữ mẫu. Bước 3 : Dán chữ V . -Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. -Bôi hồ vào mặt kẻ ô vuông từng chữ và dán vào vị trí đã định. -GV cho HS tự , kẻ cắt chữ V . *Hoạt động 3 :HS thực hành cắt , dán chữ V . +Mục tiêu: Cắt dán được chữ V . +Cách tiến hành (10 phút, chữ mẫu, giấy màu, kéo ) -HS nhắc lại cách cắt dán chữ V . -GV nhận xét và nhắc lại cách cắt dán chữ V theo quy trình: +Bước 1: Kẻ chữ V. +Bước 2 : Cắt chữ V. +Bước 3 : dán chữ V. -GV tổ chức cho HS thực hành . Trong quá trình HS thực hành , GV quan sát , uốn nắn ,giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản pẩm. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. -GV đánh giá sản phẩm thực hành và khen ngợi những em làm được sản phẩm đẹp. * Củng cố - dặn dò (5 phút) -Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS. -Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công , kéo để cắt , dán chữ E . -HS thực hành . -HS trưng bày sản phẩm. -HS nhận xét sản phẩm thực hành. Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh :

File đính kèm:

  • docBAI SOAN TUAN 15.doc
Giáo án liên quan