Giáo án Tiếng Việt Lớp 3A Tuần 1, 2

A. Tập đọc:

 _ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

 + Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng: hạ lệnh, lo sợ làm lại.

 + Ngắt hơi đúng các câu dài.

 + Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (cậu bé_ nhà vua)

 _ Rèn luyện kĩ năng đọc_ hiểu:

 + Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

 + Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.

 + Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện (ca ngợi sự thông minh, tài trí của câu bé).

 B. Kể chuyện:

 _ Rèn kĩ năng nói:

 + Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 + Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

 _ Rèn kĩ năng nghe:

 + Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

 + Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3A Tuần 1, 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cùng đọc. + G nhận xét, đánh giá các nhóm. _ Bài 3: ( vở) + HS nêu yc bài tập. + HS làm vở. + Chữa bảng phụ. 4. Củng cố, dặn dò: _ Nhận xét tiết học. ************************************************************************** Tập đọc ( 1 tiết) Khi mẹ vắng nhà I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: _ Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng: luộc khoai, nắng cháy, sạch sẽ. _ Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: _ Nắm được ý nghĩa và cách dùng các từ mới được giải nghĩa: buổi, quang. _ Hiểu tình yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ: Tự nhận mình là chưa ngoan và chưa làm cho mẹ hết vất vả khó nhọc. _ Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa sgk. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: _ 2 HS đọc dơn xin vào Đội. _ Nêu mẫu đơn? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Khi mẹ vắng nhà 2. Luyện đọc: a) G đọc mẫu bài thơ: giọng đọc dịu dàng, tình cảm. b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: ( 15-17’) * Khổ thơ 1: _ Phát âm ‘l’: luộc khoai ( dòng 1) _ Ngắt nhịp 4-3-3 ( dòng 5) _ Giọng đọc khổ thơ vui. _ G đọc_ 5 HS đọc * Khổ thơ 2: _ Phát âm ‘s’: sạch sẽ ( dòng 5) _ Khổ thơ đọc giọng dịu dàng, tình cảm. _ Giải nghĩa: quang (sgk) _ G đọc_ 5 HS đọc. c) Đọc nối đoạn: _ 2 em đọc nối 2 khổ thơ. _ G hướng dẫn đọc cả bài. _ 1 em đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 10-12’) * Khổ thơ 1: _ Em nhỏ làm những việc gì giúp đỡ mẹ? _ G giảng qua “giã gạo” _ Kết quả công việc của bạn nhỏ ntn? _ Vì sao bạn nhỏ ko nhận lời khen của mẹ? _ Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? _ Em có thương mẹ như trong bài thơ không? ở nhà em đã làm gì để giúp đỡ mẹ? * Tiểu kết. * HS đọc thầm: - luộc khoai, giã gạo, thổi cơm. * HS đọc thầm khổ thơ 2: - Mẹ về thấy... mọi công việc đã xong mẹ khen... - Vì chưa giúp mẹ được nhiều hơn. Mẹ vẫn vất vả, khó nhọc. * Cả lớp đọc thầm cả bài: - Ngoan vì bạn nhỏ thương mẹ, chăm chỉ làm việc nhà đỡ mẹ. - HS nêu ý kiến. 4. Học thuộc lòng bài thơ: (3-5’) _ G hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. _ HS thi đọc: + Cho HS đọc nối tiếp từng dòng thơ trong 1 khổ thơ. + Thi đọc thuộc cả khổ thơ. _ 3 em đọc cả bài. 5. Củng cố, dặn dò: ( 1-2’) _ G nhận xét tiết học. _ Về chuẩn bị bài: Cô giáo tí hon. ************************************************************************** Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2006 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ về trẻ em. Ôn kiểu câu “ai” I. Mục đích yêu cầu: _ Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em. _ Ôn kiểu câu “ ai” ( cái gì- con gì) là gì? II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS tìm 2 sự vậ so sánh với nhau. “ Trăng tròn như cái đĩa Lủng lẳng mà không rơi” B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: mở rộng vốn từ ngữ về trẻ em. 2. Hướng dẫn làm BT: a) Bài 1: ( bảng) _ Nêu yêu cầu bài tập. _ HS làm bài vào bảng con. _ G nhận xét các từ tìm: + Chỉ trẻ em: thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, nhỏ, trẻ em. + Chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn,lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà. + Chỉ tình cảm: thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, giúp đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, lo lắng... -> Nhận xét. b) Bài tập 2: ( miệng) _ Nêu yêu cầu BT? Bài tập xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi: “ ai?, cái gì?” _ Cả lớp trả lời miệng: + Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê? + Ai là chủ nhân tương lai của TQ? + Đội TNTP HCM là gì? _ Nhận xét. c) Bài tập 3: ( Vở) _ 1 HS nêu yêu cầu bài tập. _ 1 HS trả lời mẫu câu A. + Bộ phận trả lời câu hỏi “ ai là thiếu niên?” + Bộ phận trả lời câu hỏi là gì? “là măng non của đất nước” _ HS làm bài tập vào vở. + Gạch 1 gạch dưới câu trả lời ai. + Gạch 2 gạch dưới câu trả lời là gì. 3. Củng cố, dặn dò: _ Chấm, chữa bài. _ Nhận xét tiết học. ********************************************************************************* Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2006 Tập viết A- Âu Lạc I. Mục đích yêu cầu: _ Củng cố cách viết chữ A, Ă ( viết đúng mẫu, đều nét và uốn chữ đúng quy định) thông qua BT ứng dụng. _ Viết tên riêng Âu Lạc bằng cỡ chữ nhỏ. _ Viết câu ứng dụng ( Ăn quả.../ ăn khoai...) bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: _ Mẫu chữ viết hoa A, Â, Ă, L. _ Các chữ Âu Lạc và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: ( 3-5’) _ HS viết bảng: A, V, D. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học các chữ viết hoa: A, Ă, L. 2. Hướng dẫn viết trên bảng con: a) Luyện viết chữ hoa: ( 8-10’) _ Trong bài viết có chữ hoa nào? A ( Ă, Â, L). _ Nhận xét độ cao của các chữ? _ G hướng dẫn viết chữ hoa Ă, Â, L. _ HS viết bảng. b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng: _ HS đọc từ ứng dụng. _ Giải nghĩa: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ có vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa ( nay thuộc Đông Anh Hà Nội). _ G hướng dẫn cách viết nối các chữ. _ HS viết bảng con: 2 dòng. c) Viết câu ứng dụng: _ H đọc câu ứng dụng. _ Giải nghĩa: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ cho mình được hưởng. _ HS nêu chiều cao các con chữ trong câu? + Trong câu có chữ nào viết hoa? ( Ai, Ăn). + G hướng dẫn viết. + HS viết bảng con: 2 dòng. 3. Hướng dẫn viết vở: ( 15-17’) _ Nêu yêu cầu bài viết. _ Yêu cầu HS tư thế viết. _ HS viết bài. 4. Chấm, chữa bài: _ G chấm 10 bài. _ Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: _ G nhận xét tiết học. ******************************************************************************* Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2006 Tập đọc ( 1 tiết) Cô giáo tí hon I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: _ Đọc trôi chảy cả bài: Đọc đúng: khúc khích, ngọng líu, núng nính. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: _ Hiểu nghĩa các từ ngữ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính. _ Hiểu ND bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em qua trò chơi này có thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo. II. Đồ dùng dạy học: _ Tranh minh họa sgk. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) _ HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Khi mẹ vắng nhà” ( 3 em) _ Em thấy bạn nhỏ trong bài thơ có đức tính gì? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: “ Cô giáo tí hon” 2. Luyện đọc: ( 15-17’) a) G đọc mẫu: Giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng. b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đoạn 1: _ Phát âm: Đọc đúng: khoan thai, khúc khích. _ Đoạn đọc giọng vui, nhấn giọng từ: khoan thai, khúc khích. _ Giải nghĩa: khoan thai, khúc khích (sgk) _ G đọc_ 5 em HS đọc. * Đoạn 2 : _ Đoạn đọc vui. _ Giải nghĩa: tỉnh khô ( sgk) _ G đọc_ 5 HS đọc. * Đoạn 3: _ Phát âm ‘l’: ngọng líu; ‘n’: núng nính. _ Hướng dẫn đọc nghỉ, ngắt câu. _ Giải nghĩa: núng nính ( sgk). c) Đọc nối đoạn: _ 3 em đọc nối 3 đoạn. _ Hướng dẫn đọc cả bài. _ 1 em đọc cả bài. 3. Tìm hiểu bài: ( 10-12’) * Đoạn 1: ? Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì? ( ...Lớp học. Bé đóng vai cô giáo) * Đoạn 2: ? Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú? ( H nêu ý kiến). * Đoạn 3: ? Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám “học trò”? ( Làm y hệt các trò thật: đứng dậy, khúc khích cười) _ G tiểu kết: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. 4. Luyện đọc lại: ( 3-5’) _ 3 HS khá giỏi đọc nối đoạn. _ 2 em đọc cả bài. 5. Củng cố, dặn dò: (1-2’) _ Nhận xét tiết học. _ Chuẩn bị bài: “Chiếc áo len”. ******************************************************************************** Chính tả ( nghe_ viết) Cô giáo tí hon I. Mục đích yêu cầu: _ Nghe- viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài “ Cô giáo tí hon” _ Biết phân biệt tr/ch ( hoặc ăn/ ăng): treo nón, trâm bầu, tấm bảng, nhịp nhịp, ríu rít. II. Đồ dùng dạy học: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) _ HS viết bảng con: nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ. B. Hướng dẫn dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: _ Viết 1 đoạn trong bài: “Cô giáo tí hon”. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Nhận xét chính tả: _ G đọc mẫu: + Tìm tên riêng trong bài chính tả? + Cần viết tên riêng ntn?( viết hoa) + Chữ cái đầu câu viết ntn? ( viết hoa). _ G viết chữ khó: treo nón, trâm bầu, nhịp nhịp, ríu rít. _ HS đọc và phân tích chữ khó. _ HS viết bảng con. b) HS viết chính tả: (13-15’) _ G đọc mẫu lần 2. _ Đọc cho HS viết. c) Chấm, chữa bài: _ Đọc soát lỗi 2 lần. _ Chấm 10 bài. _ Nhận xét. 3. Hướng dẫn làm BT: _ Bài 2: a) +Nêu yêu cầu BT. +HS tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho. +1 HS làm mẫu. + Lớp làm bảng con. + Nhận xét. _ Bài 2: b) HS làm vở. 4. Củng cố, dặn dò: _ Nhận xét tiết học. ********************************************************************************* Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2006 Tập làm văn Viết đơn I. Mục đích yêu cầu: _ Dựa vào mẫu đơn của bài TĐ: Đơn xin vào Đội, mỗi HS viết 1 lá đơn xin vào Đội TNTP HCM. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: _1 HS đọc đơn xin cấp thơ đọc sách. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: _ Hãy giới thiệu những điều em biết về Đội TNTP HCM? => Viết đơn xin vào Đội TNTP HCM. 2. Hướng dẫn làm BT: _ Hãy nêu yc bài tập? _ Dựa vào lá đơn mẫu, trong đơn này phần nào phải viết theo mẫu? Vì sao? _ Phần khác không nhất thiết phải hoàn thành mẫu đơn? _ G nêu ND đơn. - Viết đơn xin vào Đội TNTP HCM. - Mở đầu đơn phải viết tên Đội... + Địa điểm, ngày tháng năm + Tên của đơn: Đơn xin... + Tên người hoặc tổ chức nhận đơn + Chữ kí, họ, tên người viết đơn. - Lí do viết đơn, trình bày nguyện vọng, lời hứa. 3. H viết đơn vào vở: _ 1 số HS đọc bài viết. _ HS khác nhận xét về hình thức, ND. 4. Chấm bài: _ Chấm 10 bài. _ Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: _ Đọc 1 bài mẫu. _ Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTuan 1 2.doc
Giáo án liên quan