1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng 1 số từ ngữ : nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, Quắm đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay, ngã.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật,khôn lường, keo vật, khố, lớ ngớ, giục giã, thoắt biến thoắt hoá
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật (1 già, 1 trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Trường Tiểu học Xuân Quang- Chiêm hoá- Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập
- GV gọi HS phân tích bài toán
- 2HS
- Yêu cầu làm vào vở + 2HS lên bảng
Tóm tắt
Bài giải
6 phòng: 2550 viên gạch
Số viên gạch cần lát 1 phòng là:
2550 : 6 = 425 (viên gạch)
Số viên gạch cần lát 7 phòng là:
- GV gọi HS đọc bài - nhận xét
425 x 7 = 2975 (viên gạch)
- GV hỏi hai bài toán trên thuộc dạng toán gì ?
Đáp số:2975 viên gạch
- Rút về đơn vị
- Bước nào nào bước rút về đơn vị trong 2 bài toán ?
- HS nêu
2. Bài 3: * Củng cố về điền số thích hợp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- 2HS nêu
- GV hướng dẫn một phép tính:
- Trong ô trống 1 em điền số vào? Vì sao?
- Điền số 8 km. Vì bài biết 1 giờ đi được 4 km. Số cần điền ở ô trống 1 là số km đi được trong 2 giờ. Vì thế ta lấy 4km x 2 = 8km
- GV yêu cầu HS làm vào SGK
- HS làm vào SGK.
- Gọi HS nêu kết quả
- Vài HS nêu kết quả
- Nhận xét
- GV nhận xét.
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
4 giờ
3 giờ
5 giờ
Quãng đường đi
4 km
8 km
16 km
12 km
20 km
3. Bài 4: Củng cố về tính giá trị của biểu thức.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bảng con
- GV nhận xét sau mỗi lần giơ bảng
32 : 8 x 3 = 4 x 3 45 x 2 x 5= 90 x5
= 12 = 450
49 x 4 : 7 = 196 : 7 234 : 6 : 3 = 39 : 3
= 28 = 13
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (3HS)
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Tự nhiên xã hội:
Tiết 50: Côn trùng
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Chỉ và nói đúng các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
- Kể được tên một số côn trùng có lợi và 1 số côn trùng có hại đối với người.
- Nêu một số cách tiêu diệt những con côn trùng có hại.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK
- Các tranh ảnh về các bài côn trùng.
III. Các HĐ dạy học:
1. KTBC: Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau của động vật ? (2HS)
- HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận của cơ thể của các côn trùng được quan sát.
* Tiến hành
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ GV yêu cầu HS quan sát + trả lời câu hỏi:
- Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh của từng côn trùng có trong hình? Chúng có mấy chân ?….
- HS quan sát, thảo luận theo câu hỏi của GV trong nhóm (Nhóm trưởng điều khiển)
- Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- nhóm khác nhận xét.
+ Hãy rút ra đặc điểm chung của côn trùng ?
- HS nêu; không có xương sống. Chúng có 6 chân, chân phân thành các đốt, Phần lớn các côn trùng đều có cánh.
- Nhiều HS nhắc lại KL.
b. Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
* Mục tiêu:
- Kể được tên 1 số côn trùng có ích mà 1 số côn trùng có hại đối với con người
- Nêu được 1 số cách diệt trừ côn trùng có hại
* Tiến hành
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trưng thật thành 3 nhóm: Có ích, có hại, không ảnh hưởng gì - con người.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp và thuyết minh.
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Dặn dò;
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Âm nhạc:
Tiết 25: Học hát: Bài chị ong nâu và em bé
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời.
- Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài.
- GD cho các em tinh thần chăm học, chăm làm.
II. Chuẩn bị:
-GV : Hát chuẩn xác bài hát
- HS + GV : nhạc cụ quen dùng
III. các hoạt động dạy học:
1. KTBC: - Viết7 nốt nhạc trên khuông nhạc ( 2 HS )
-> HS + GVnhận xét
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1 : Dạyhát bài : Chị ong nâuvà em bé
- GV giới thiệu về bài hát
- GV hát mẫu
- HS nghe
* Dạy hát:
- GV đọc lời ca
- HS nghe
- Cả lớp đọc HT lời ca
- GV dạy HS hát từng câu theo hình thức móc xích
- HS hát theo HĐ của GV
- HS luyện tập hát theo nhóm
- HS cả lớp hát lại vài lần.
- GV nghe sửa sai.
- HS hát theo hình thức phối hợp đơn ca và tốp ca:
VD: Đơn ca " Chị ong nâu …chi bay"
Tốp ca: "Bé ngoan……nên lười"
b. Hoạt động 2: Hát + gõ đệm
- GV nêu yêu cầu
- HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
GV quan sát sửa sai cho HS
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hát lại bài ca 1 lần
Chính tả (nghe viết)
Tiết 50: Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng chính tả:
1. Nghe viết đúng 1 đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên.
2. Làm đúng các bài tập điền vào ô trống có âm, vần dễ lẫn; tr/ch, ưt/ưc
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút da + 3 tờ phiếu ghi ND bài 2a.
III. Các HĐ dạy học
A. KTBC: GV đọc: Trong trẻo, chông chênh (HS viết bảng con)
- HS + GV nhẫn xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. HD nghe - Viết
a. HD chuẩn bị
- GV đọc 1 lần bài chính tả
- HS nghe
- 2HS đọc lại
+ Đoạn viết có mấy câu?
- 5 câu
+ Các chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Viết hoa
- GV đọc 1 số tiếng khó: Chiêng trống, hăng máu, biến mất
- HS nghe viết vào vở.
- GV quan sát, sửa sai cho HS
b. GV đọc bài
- HS viết vào vở
- GV theo dõi uấn nắn cho HS
c. Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài
- GV đọc lại bài
- HS nghe đổi vở soát lỗi
- GV thu vở chấm điểm
3. HD làm bài tập
* Bài 2 (a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân
- GV dán bảng 3 - 4 tờ phiếu
- 3 - 4 HS lên bảng thi làm bài
- HS đọc kết quả nhận xét.
- GV nhận xét
- Nhiều HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh
a. trông, chớp,trắng, trên,
4. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học.
Tập làm văn:
Tiết 25: Kể về lễ hội
I. Mục tiêu:
Rèn luyện kỹ năng nói:
Dựa vào kết quả quan sát 2 bức tranh ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền trong SGK, HS chọn, kể lại được TN, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong 1 bức ảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hai bức ảnh lễ hội trong SGK.
III. Các HĐ dạy học:
A. KTBC: Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn ? (3HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HD làm bài tập
a. Bài 1
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- GV viết lên bảng 2 câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
- HS quan sát tranh
- Từng cặp HS quan sát, tranh bổ xung cho nhau.
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Nhiều HS tiếp nối nhau thi nói và giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
- GV ghi điểm.
VD: ảnh 1: Đây là cảnh sân đình ở làng quê. Người tấp lập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm….Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh 2 TN đang chơi đu…
ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được treo trên bờ sông tăng vẻ náo nức cho lễ hội….
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà viết vào vở những điều mình vừa kể
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 125: Tiền Việt Nam
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết được các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10000 đồng)
- Biết thực hiện các phép tính cộng; trừ các số với đơn vị tiền tệ VN
B. Đồ dùng dạy học:
A. KTBC: Làm lại bài tập 2, 3 tiết 124 (2HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000đ, 5000đ, 10000đ.
* HS nắm được đặc điểm và giá trị của các tờ giấy bạc.
- GV đưa ra 3 tờ giấy bạc 2000 đ, 5000đ, 10000đ
- HS quan sát
+ Nêu đặc điểm của từng tờ giấy bạc ?
+ 5000 đ: màu xanh…..
+1000 đ: màu đỏ….
+ Nêu giá trị các tờ giấy bạc ?
- 3HS nêu
+ Đọc dòng chữ và con số ?
- 2HS đọc
2. Hoạt động 2: Thực hành
a. Bài 1 (130)
* Củng cố về tiền Việt Nam
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- 2HS ngồi cạnh nhau quan sát và trả lời
+ Chú lợn (a) có bao nhiêu tiền ? Em làm thế nào để biết điều đó ?
- Có 6200 đồng. Vì tính nhẩm 5000đ + 1000đ + 200đ= 6200đ
- GV hỏi tương tự với phần b, c
+ Chú lợn (b) có 8400 đ vì 1000đ +1000đ + 1000 đ + 3000đ +200đ + 200đ = 8400đ
b. Bài 2(131)
* Củng cố và rèn luyện đổi tiền, cộng trừ với đơn vị tiền Việt Nam.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn: Trong bài mẫu ta phải lấy 2 tờ giấy bạc 1000đ để được 2000đ
- HS quan sát phần mẫu
- HS nghe
- HS làm bài
- Có mấy tờ giấy bạc đó là những loại giấy bạc nào ?
- Có 4 tờ giấy bạc loại 5000đ
+ Làm thế nào để lấy được 10000đ? Vì sao?
- Lấy 2 tờ giấy bạc 5000đ vì 5000đ + 5000đ = 10000đ….
c. Bài 3 (131)
* Củng cố về tiền Việt Nam - giá trị của các sản phẩm được tính = tiền.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát + trả lời
+ Đồ vật nào có giá trị ít tiền nhất
+ ít nhất là bóng bay: 1000đ
Đồ vật nào có giá tiền nd nhất?
+ Nhiều nhất là lọ hoa: 8700 đ
+ Mua 1 quả bóng và 1 chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền ?
- Hết 2500 đồng.
+ Làm thế nào để tìm được 2500 đ?
- Lấy giá tiền 1 quả bóng + giá tiền 1 chiếc bút chì: 1000đ + 1500đ = 2500đ
IV: Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (2HS)
- Chuẩ bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần
Họ và tên:
.......................................
Lớp : 1
Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2009
Kiểm tra định kì giữa kì II
Môn Toán
Thời gian: 40 Phút
Điểm Lời phê của cô giáo
Bài 1. Tính : ( 3 điểm)
15 18 13 20 40 17
+ + - + - -
4 1 2 50 20 7
...... ...... ...... ......... ........ .......
Bài 2. Tính nhẩm: (4 điểm)
50 + 30 =.... 10 + 70 =.... 80 - 50 = .... 90 - 80 =.....
11 + 8 =.... 19 - 8 =.... 12 + 7 = .... 16 - 2 =.....
Bài 3. Lớp em trồng được 15 cây hoa, sau đó trồng thêm được 4 cây hoa nữa. Hỏi lớp em trồng được tất cả bao nhiêu cây hoa ?(2 điểm)
Bài giải
....................................................................................................
.....................................................................................................
....................................................................................................
Bài 4. Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm (1 điểm)
.......................................................................................................
File đính kèm:
- Tap doc Hoi vat.doc