Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 28

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.

- Bước đầu biết thể hiện lời người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ : hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét tiết học ; yêu cầu HS hoàn thành phần luyện viết trong vở TV. TẬP ĐỌC CÂY DỪA I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. . - Biết đọc bài thơ với oih tả nhẹ nhàng, hồn nhiên, có nhịp điệu. 2. Rèn kỹ năng đọc hiếu : - Hiểu các từ khó trong bài : toả, bạc nhếch, đánh nhịp, đúng dìm,... .Hiểu nội dung bài : cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời. với thiên nhiên xung quanh. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Một cây hoa giả có cài 10 câu hỏi về 5 loại cây lạ trong bài đọc Bạn có biết ? về cây cối ở địa phương (cây cao nhất, thấp nhất, to nhất, đẹp nhất, cây bạn thích nhất...) để HS chơi trò hái hoa dân chủ. - Tranh minh hoạ nội dung bài trong SHS ; thêm tranh, ảnh về cây dừa, rừng dừa Nam Bộ . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A – KIỂM TRA BÀI CŨ GV bày cây hoa giả có cài khoảng 10 câu hỏi trong 10 bông hoa, mời HS hái hoa và trả lời nhanh câu hỏi. B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài + Em nào đã thấy cây dừa ? Dừa mọc nhiều nhất ở miền nào trên đất nước ta ? (HS phát biểu). Bài thơ Cây dừa của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa sẽ giúp các em có những cảm nhận rất thú vị về cây dừa, một loại cây rất quen thuộc với người dân miền Trung, miền Nam, giống như cây tre vô cùng thân thiết với người miền Bắc. 2. Luyện đọc 2.1. GV đọc mãn cả bài : giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : toả, đang tay, gật đầu, bạc nhếch, nở, chải, đeo, địa, đính nhịp. 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a) Đọc từng câu HS tiếp nối nhau đọc từng câu. Chú ý các từ ngữ HS để viết sai : nở, nước lành, bao la, rì rào,toả, quanh co, đỏng đảnh,... b) Đọc từng đoạn trước lớp - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. GV có thể chia bài làm 3 đoạn để hướng dẫn HS luyện đọc (đoạn 1: 4 dòng thơ đầu, đoạn 2 : 4 dòng tiếp, đoạn 3 : 6 dòng còn lại). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi để tách các cụm từ ở một số câu Cây đưa xanh toả nhiều tà Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Thân đưa bạc nhếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. GV giúp HS hiểu các từ được chú giải sau bài ; giải nghĩa thêm : bạc phếch .. (bị mất màu, biến thành màu trắng cũ, xấu) ; đánh nhịp (động tác đưa tay lên xuống đều đặn). c) Đọc từng đoạn trong nhóm d) Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài ; ĐT, CN) e) Cả lớp đọc ĐT l 3. Hướng dần tìm hiểu bài + Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân quả được so sánh tới những gì ? HS đọc thầm 8 dòng thơ đầu, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi : + Lá - tàu dừa : như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh. + Ngọn dừa : như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng. + Thân dừa : mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất. + Quả dừa : như đàn lợn con, như những hũ rượu. .. 2 HS đọc lại 8 dòng thơ đầu (giọng tả vui, nhẹ nhàng, hồn nhiên). - Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, nắng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào ? - HS dọc 6 dòng thơ còn lại, trao đổi, thảo luận, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi : + Với gió : dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo. + Với trăng : gật đầu gọi trăng. + Với mây : là chiếc lược chải vào mây xanh. + Với nắng : làm dịu mát nắng trưa. + Với đàn cò : hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra. - 2 HS đọc lại 6 dòng thơ cuối. GV nhắc các em chú ý nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm : làm dịu, gọi, đứng canh, đúng đỉnh. + Em thích những câu thơ vào ? Vì sao ? GV tôn trọng những ý kiến khác nhau của HS, khen ngợi những HS giải thích lí do một cách rõ ràng, có sức thuyết phục. 4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ - HS học thuộc từng phần của bài thơ : 4 dòng đầu, 4 dòng tiếp theo và 6 dòng cuối. - 3 HS hoặc 3 nhóm tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 3 đoạn của bài. - 2, 3 HS đọc thuộc lòng cả bài. 5. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ. CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT : CÂY DỪA I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa. 2. Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn : s / x, in / inh. 3. Viết đúng các tên riêng Việt Nam. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng lớp kẻ (2 lần) bảng sau (Bt2a) : Tên cây bắt đầu bằng s Tên cây bắt đầu bằng x - Bảng phụ viết đoạn thơ mà các tên riêng chưa viết hoa (BT3). - VBT III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A – KIỂM TRA BÀI CŨ - GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ sau : búa liềm, thuở bé, quở trách, no ấm, lúa chiêm B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn nghe - viết 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn thơ lần 2 HS đọc lại. - HS nêu nội dung đoạn trích (tả các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa ; làm cho cây dừa có hình dáng, hoạt động như con người). HS viết vào bảng con hoặc giấy nháp những từ ngữ thường viết sai : dang tay, hũ rượu,... 2.2. GV đọc, HS nghe và viết bài 2.3. Chấm chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập 3.1. Bài tập 2 - GV chọn cho HS làm BT2a . Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Với BT2a : + GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm. Sau đó mời 2 nhóm lên bảng làm bài theo cách thi tiếp sức : mỗi HS tiếp nối nhau viết tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x lên bảng lớp đã kẻ sẵn bảng phân loại. GV dành đủ thời gian cho HS viết được nhiều tên cây. Đại điện nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm tìm đúng, nhiều tên cây, viết đúng chính tả. + 3, 4 HS đọc lại các tên cây tìm được ; rút ra nhận xét : tên các loài cây bắt đầu bằng s nhiều hơn tên các loài cây bắt đầu bằng x. + Cả lớp làm bài vào VBT : Tên cây bắt đầu bằng s Tên cây bắt đầu bằng x sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy, so đũa,... xoan, xà cừ, xà-nu,... - Với Bt2b . + GV yêu cấu HS viết lời giải lên báng con. Sau thời gian quy định, các em giơ bảng. GV mời 5, 7 HS làm bài đúng giơ bảng trước lớp cho các bạn xem ; sửa lỗi cho những HS làm bài sai ; viết lại lên bảng lời giải đúng. + 5, 6 HS nhìn bảng đọc lại kết quả. GV kiểm tra các em phát âm đúng sai. + Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng : (số) chín, (quả) chín, thính (tai, mũi). 3.2. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài và đoạn thơ của Tố Hữu. + GV mở bảng phụ đã viết đoạn thơ ; nhắc cả lớp đọc kĩ đoạn thơ để phát hiện những tên riêng bạn HS quên chưa viết hoa ; sửa lại cho đúng. - Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, làm bài vào giấy nháp hoặc VBT. - GV cho 3 HS lên bảng, và viết lại cho đúng những chữ viết sai (VD : Bắc Sơn, Đình Cả,...). Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV giải thích các tên riêng trong đoạn thơ. - 2, 3 HS đọc lại đoạn thơ đã sửa lỗi. - Cả lớp làm bài vào VBT. (Lời giải : Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên) 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam : viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng. TẬP LÀM VĂN I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kĩ năng nói : - Biết đáp lại lời chia vui. - Đọc đoạn văn tả quả măng cụt, biết trả lời các câu hỏi về hình dáng, mùi vị và ruột quả. 2. Rèn kĩ năng viết : Viết câu trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp, chính tả. II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ BTI (SGK). - Một vài quả măng cụt (hoặc tranh, ảnh quả măng cụt). - VBT . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV mời một tốp 4 HS thực hành đóng vai : + HS 1, 2, 3 nói lời chúc mừng HS 4 : Chúc mừng bạn đoạt giải cao trong cuộc thi. Bạn giỏi quá ! Bọn mình chúc mừng bạn. Chia vui với bạn nhé ! Bọn mình rất tự hào về bạn + HS 4 đáp lại : Mình rất cảm ơn các bạn. Các bạn làm mình cảm động quá. Rất cảm ơn các bạn . . . + HS thực hành đóng vai. GV khuyến khích các em nói lời chúc và đáp lại lời chúc theo nhiều cách diễn đạt khác nhau. 2.2. Bài tập 2 : HS đọc đoạn văn Quả măng cụt và các câu hỏi. Cả lớp đọc thầm theo. - GV giới thiệu cho các em biết quả măng cụt qua tranh, ảnh quả măng cụt. - Từng cặp HS hỏi - đáp theo các câu hỏi ( 1 em hỏi, em kia trả lời ; sau đó đổi vai). GV nhắc các em phải trả lời dựa sát vào ý của bài Quả măng cụt nhưng không nhất thiết phải đúng nguyên xi từng câu chữ trong bài (khuyến khích HS l nói bằng ngôn ngữ của mình). : + HS 1 : Mời bạn nói về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Quả hình gì ? + HS 2 : Quả măng cụt tròn như một quả cam. Quả măng cụt hình tròn, trông giống như mót quả cam. + HS 1 : Quả to bằng chừng nào ? + HS 2 : Quả chỉ to bằng nắm tay trẻ con. Quả không to lắm, chỉ bằng nắm tay của một đứa trẻ. ... + HS 1 : Bạn hãy nói về một quả và mùi vị của măng cụt. Ruột quả măng cụt màu gì ? + HS 2 : Ruột măng cụt trắng muốt như hoa bưởi. Ruột quả măng cụt có một màu trắng rất đẹp - trắng muốt như màu hoa bưởi. . . . - Nhiều HS tiếp nối nhau thi hỏi - đáp nhanh, đúng. Cả lớp và GV nhận xét. 2.3. Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu : viết vào vở các câu trả lời cho phần a của BT2. - 2, 3 HS phát biểu ý kiến : chọn viết phần nào. - HS viết bài vào VBT. GV nhắc các em chỉ viết phần trả lời, không cần viết câu hỏi ; trả lời dựa vào ý của bài Quả măng cụt nhưng không nhất thiết phải đúng nguyên xi từng câu chữ (sẽ làm cho bài trả lời trở thành bài tập chép). - Nhiều HS đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét." a) Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay của một đứa bé. Vỏ măng cụt màu tím thẫm ngả sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to. Có bốn năm cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống. b) Dùng đao cắt khoanh nửa quả, bạn sẽ thấy lộ ra ruột quả trắng mưa như hoa bưởi, với bốn năm múi to không đều nhau. ăn từng múi, thấy vị ngọt đậm và một mùi thơm thoang thoảng.) . 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui đúng nghi thức ; quan sát một loại quả các em thích.

File đính kèm:

  • docTIENG VIET2 TUAN 28.doc
Giáo án liên quan