I. Mục tiêu:
- Biết và hiểu mục tiêu nội dung chương trình lớp 12 .
- Biết một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh.
- Vận dụng những hiểu biết trên để lựa chọn bài tập sức mạnh.
- Tích cực tham gia thảo luận và có ý thức vận dụng.
II. Địa điểm, phương tiện.
a, Địa điểm: Tại sân tập hoặc trong phòng học.
b, Phương tiện: Tranh ảnh một số bài tập, động tác, bảng liệt kê bài tập, động tác có tác dụng phát triển sức mạnh. Học sinh chuẩn bị bút, vở ghi, giấy trắng.
III. Tiến trình lên lớp.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 12 - Tiết 11: Giới thiệu: Mục tiêu, nội dung chương trình Thể dục Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: Giới thiệu: Mục tiêu, nội dung chương trình TD lớp 12 (tóm tắt)
Lý thuyết: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh.
I. Mục tiêu:
- Biết và hiểu mục tiêu nội dung chương trình lớp 12 .
- Biết một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh.
- Vận dụng những hiểu biết trên để lựa chọn bài tập sức mạnh.
- Tích cực tham gia thảo luận và có ý thức vận dụng.
II. Địa điểm, phương tiện.
a, Địa điểm: Tại sân tập hoặc trong phòng học.
b, Phương tiện: Tranh ảnh một số bài tập, động tác, bảng liệt kê bài tập, động tác có tác dụng phát triển sức mạnh. Học sinh chuẩn bị bút, vở ghi, giấy trắng.
III. Tiến trình lên lớp.
Thời lượng
Hoạt động Giáo viên
Học sinh
3 phút
37 phút
5 phút
I. Phần mở đầu
1. Nhận lớp
- Giáo viên và học sinh làm thủ tục giao nhận lớp.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu buổi học.
II. Phần cơ bản.
1. Mục tiêu, nội dung chương trình TD lớp 12.
a. Mục tiêu: Mục tiêu chung của chương trình môn hợc ở THPT.
- Có được sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT) theo lứa tuổi và giới tính:
- Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về thể dục thể thao (TDTT) và phương pháp tập luyện các kĩ năng vận động cần thiết trong cuộc sống.
- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày.
Từ mục tiêu trên, yêu cầu đối với lớp 12 như sau:
+ Kiến thức
. Có một số hiểu biét về phương pháp tập luyện sức mạnh.
. Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển (dành cho nam), bài thể dục nhịp điệu (dành cho nữ); kĩ thuật và một số điểm trong luật các môn: Chạy tiếp sức, chạy bền trên địa hình tự nhiên, nhảy xa kiểu “ưỡn thân”, đá cầu, cầu lông và hai môn thể thao tự chọn.
+ Kĩ năng:
. Thực hiện cơ bản đúng, đều, đẹp các bài thể dục phát triển chung, bài thể dục nhịp điệu.
. Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật chạy tiếp sức, nhảy xe kiểu “ưỡn thân”, chạy bền, một số động tác kĩ thuật các môn Đá cầu, Cầu lông và hai môn thể thao tự chọn.
. Đạt tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi và giới tính.
+ Thái đọ, hành vi.
. Tự giác, tích cực học môn Thể dục, xây dựng kế hoạch và tự tập hằng ngày.
. Biết ứng xử đúng trong hoạt động thể thao theo phương châm “đoàn kết – trung thực – cao thượng – tiến độ”.
. Có lối sống lành mạnh, luôn có ý thức phòng tránh HIV và tệ nạn xã hội.
b. Nội dung:
Để đảm bảo tính khoa học của bộ môn, tính khả thi của chương trình, cần mở rộng quyền chủ động cho địa phương trong quá trình thực hiện. Vì vậy, chương trình được cấu trúc thành hai phần:
- Phần “cứng”, là những nội dung áp dụng thống nhất trên toàn quốc mang tính bắt buộc một cách tương đối bao gồm các chương: Lý thuyết, thể dục (bài thể dục nhịp điệu nữ); bài thể dục thể thao tự chọn (bao gồm): Bóng đá, bóng rổ, bơi, đẩy tạ.
- Phần “mềm”, gồm các môn thể thao tự chọn là phần dành cho địa phương quyền chủ động tạo nên sự đa dạng, phong phú, tính lính hoạt của chương trình. Ngoài chương môn thể thao tự chọn, địa phương có thể tự quyết định cho học sinh ôn tập những nội dung các em học tập còn yếu. Phần kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm và kiểm tra tiêu chuẩn RLTT cũng dành quyền chủ động cho địa phương.
- Như vậy, chương môn thể thao tự chọn và ôn tập, kiểm tra cuối học kì, cuối năm họcm kiểm tra tiêu chuẩn RLTT tạo thành phần “mềm” của chương trình.
Nội dung cụ thể gồm:
- Lí thuyết chung: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh.
- Thể dục: Bài thể dục nhịp điệu (dành cho nữ), bài thể dục phát triển chung (dành cho nam).
- Chạy tiếp sức.
- Chạy bền.
- Nhảy xa kiểu “ưỡn thân”.
- Đá cầu.
- Cầu lông.
- Môn thể thao tự chọn:
+ Bóng chuyền.
+ Bóng đá.
+ Bóng rổ.
+Bơi
+ Đẩy tạ.
Ngoài các nội dung trên đã được biên soạn trong sách, có thể đưa một só môn thể thao khác, nhằm khai thác vốn văn hoá thể chất truyền thống và môn thể thao mũi nhọn của địa phương.
Một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh.
- Giới thiệu, giải thích khái niệm: Sức mạnh, sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh, sức mạnh bền. Kết hợp minh hoạ bằng ví dụ về bài tập, động tác tập luyện phát triển sức mạnh mà HS đã biết như: Cử tạ, nhảy cao, mang vác, đẩy kéo vật nặng
- Nêu vấn đề cần tìm và giao nhiệm vụ cho GV.
- Chia lớp thành 4 – 6 nhóm: Hướng dẫn các nhóm làm việc theo kế hoạch.
- Treo tranh ảnh các bài tập, động tác (GV giải thích và nêu yêu cầu quan sát, lựa chọn).
- Nêu vấn đề thảo luận:
+ Trên cơ sở khái niệm, hãy chọn những bài tập, động tác phát triển sức mạnh (ghi vào vở).
+ Hãy chọn các bài tập, động tác đã nêu để phân theo 3 nhóm: Sức mạnh tối đã; sức mạnh nhanh; sức mạnh bền.
- Điều khiển các nhóm trình bày.
Yêu cầu: Mỗi nhóm trình bày 2 vấn đề nêu trên.
- Liệt kê những bài tập, động tác mà các nhóm lựa chọn còn nhiều băn khoăn để cùng thảo luận.
- Cung cấp thông tin phản hồi về 2 vấn đề trên (do GV soạn sẵn).
Nêu ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện bài tập phát triển sức mạnh, có ví dụ minh hoạ.
Tập luyện sức mạnh thường xuyên theo phương pháp khoa học sẽ có ý nghĩa, tác dụng:
+ Cung cấp máu cho cớ bắng sẽ được tăng cường, cơ bắp nở nang, xương tăng đọ dày.
+ Góp phần nâng cao năng lực hoạt động của thần kinh – cơ.
+ Tập luyện nâng cao sức mạnh cơ bắp là tiền đề thuận lợi cho việc học các kỹ năng vận động cơ bản và kĩ thuật thể thao.
+ Làm tiêu hao lượng mỡ thừa, tạo cho cơ thể có vóc dáng khoẻ mạnh.
+ Rèn luyện ý chí và nảy sinh những tình cảm lành mạnh hướng thiện.
- Giao nhiệm vụ cho HS: Nêu ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện bài tập phát triển sức mạnh.
- Chọn 1 – 2 nhóm đại diện trình bày.
- Thống nhất với HS những ý cơ bản (thông qua phản hồi của GS và ý kiến đúng của HS).
- Củng cố khắc sâu kiến thức.
Nêu khái niệm, phân loại và ý nghĩa của việc tập luyện sức mạnh (có thể biểu diễn bằng sơ đồ khái quát).
- Giao nhiệm vụ cho HS.
+ Lựa chọn, sưu tầm một số bài tập để tập luyện phát triển sức mạnh.
III. Phần kết thúc:
- Củng cố.
- Giáo viên nhận xét.
- Xuống lớp.
- Học sinh chú ý nghe giảng.
- Ghi chép đầy đủ.
- Nghe giáo vien trình bày.
- Ghi chép khái niệm, các ví dụ về sức mạnh.
- Tìm thêm ví dụ về tập luyện sức mạnh.
- Có thể nêu câu hỏi trao đổi với giáo viên.
- Hoạt động cá nhân.
+ Quan sát tranh hoặc chọn các bài tập, động tác (trong bảng liệt kê).
+ Chọn và ghi vào vở 3 nhóm bài tập sức mạnh.
Hoạt động nhóm.
+ Thảo luận về kết quả lựa chọn.
+ Thống nhất trình bày kết quả của nhóm.
- Trình bày kết quả thảo luạn (theo nhóm).
- Tham gia thảo luận chung.
- Ghi chép những ý kiến đã thống nhất và những ý kiến còn phải tranh luận.
- Nghe, liên hệ thực tiễn và ghi chép.
- Trao đỏi với GV khi thấy chưa hiểu hoặc ví dụ để minh hoạ chưa rõ.
- Hoạt động cá nhân. Trên cơ sở những hiểu biết, HS có thể nêu thêm những ý nghĩe tác dụng khác (ghi vào vởi).
- Tham gia thảo luận chung.
- Ghi chép những ý kiến đã thống nhất và những ý kiến còn phải tranh luận.
- Có thể trao đỏi với GV về những vấn đề chưa rõ.
- Ghi chép đầy đủ yêu cầu của bài.
- Ghi bài tập vào vở
Học sinh giữ trật tự
III. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TD12 T11.doc