Giáo án Thể dục Lớp 10 - Tiết 19 - Dương Quang Huy

I. Mục tiêu: Học xong chương này HS :

- Biết một số hình thức,phương pháp cơ bản tự tập luyện TDTT và sử dụng không khí,nước,ánh sáng để rèn luyện sức khỏe .

- Biết vận dụng những hiểu biết trên để rèn luyện SK.

II. Nội dung:

 GDTC gồm các phương tiện chủ yếu là các bài tập thể chất,các yếu tố thiên nhiên,các điều kiện vệ sinh,trong đó bài tập thể chất (TL TDTT) luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với việc nâng cao sức khỏe,thể lực cho người tập.Vì vậy nó là phương tiện chuyên môn cơ bản của giờ học thể dục. Để giải quyết các nhiệm vụ của GDTC,cần sử dụng các bài tập thể chất đồng thời biết kết hợp tốt các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh để nâng cao sk,sức đề kháng và khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi của thời tiết , phòng chống bệnh tật. Đây là việc làm cần thiết mà mối người nên biết, nhất là đối với học sinh.

1. Tập luyện thể dục thể thao:

 Các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn của GDTC, các bài tập này rất phong phú và đa dạng, đối với HS THPT các bài tập sau đây là phổ biến và dễ thực hiện nhất:

a) Thể dục vệ sinh:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 10 - Tiết 19 - Dương Quang Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án 1-9 -Lý thuyết: Tập luyện TDTT và sử dung các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe I. Mục tiêu: Học xong chương này HS : - Biết một số hình thức,phương pháp cơ bản tự tập luyện TDTT và sử dụng không khí,nước,ánh sáng để rèn luyện sức khỏe . - Biết vận dụng những hiểu biết trên để rèn luyện SK. II. Nội dung: GDTC gồm các phương tiện chủ yếu là các bài tập thể chất,các yếu tố thiên nhiên,các điều kiện vệ sinh,trong đó bài tập thể chất (TL TDTT) luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với việc nâng cao sức khỏe,thể lực cho người tập.Vì vậy nó là phương tiện chuyên môn cơ bản của giờ học thể dục. Để giải quyết các nhiệm vụ của GDTC,cần sử dụng các bài tập thể chất đồng thời biết kết hợp tốt các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh để nâng cao sk,sức đề kháng và khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi của thời tiết , phòng chống bệnh tật. Đây là việc làm cần thiết mà mối người nên biết, nhất là đối với học sinh. 1. Tập luyện thể dục thể thao: Các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn của GDTC, các bài tập này rất phong phú và đa dạng, đối với HS THPT các bài tập sau đây là phổ biến và dễ thực hiện nhất: a) Thể dục vệ sinh: - TDVS buổi sáng có tác dụng làm cho cơ thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái ức chế sang trạng thái hưng phấn, khắc phục hiện tượng ngái ngủ nhằm đưa cơ thể sớm thích nghi với yêu cầu của một ngày học tập hoặc lao động. Khi tập cần chú ý : + Duy trì TL thường xuyên. + Tập đúng KT và đảm bảo lượng vận động. + Định kỳ thay đổi bài tập. + Tập vào thời điểm hợp lý,thoáng khí. - TDVS buổi tối đc tiến hành trước khi đi ngủ nhằm xua tan trạng thái mệt mỏi,căng thẳng thần kinh,chuyển cơ thể từ trạng thái hưng phấn sang trạng thái ức chế nhằm tạo điều kiện ngủ ngon,hồi phục sức khỏe sau 1 ngày học tập hoặc lao động. Khi tập cần chú ý: + Tập trước giờ ngủ khoảng 20-30p, thời gian tập không nên kéo dài,khoảng 5-7p là đủ. + Bài tập thực hiện với nhịp điệu chậm,nhẹ nhàng,không nên dùng sức mạnh. Tập nơi thoáng khí. + Sau khi tập TDVS buổi tối xong cần vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ. b) Thể dục chống mệt mỏi (hay thể dục giữa buổi học): Một hoạt động kéo dài tất sẽ sinh ra mệt mỏi làm giảm khả năng vận động,thể dục chống mệt mỏi là một hình thức nghỉ ngơi tích cực.Nó được tiến hành giữa giờ làm việc để giải tỏa căng thẳng. Nội dung các bài tập là các động tác tác động đến các bộ phận mà trong quá trình học tập ít hoặc ko tham gia vận động. Với HS THPT nên tập các bài tập vươn thở,ưỡn - gập thân với biên độ lớn. Bài tập này khoảng 5-6 động tác với thời gian 3-5 phút. Khi tập cần chú ý: + Thời điểm tiến hành tập nên bắt đầu trước khi xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi ban đầu. + Bài tập tiến hành với nhịp điệu nhanh mạnh có biên độ vận động. + Tập nơi thoáng khí. c) Các bài tập của chương trình Thể dục: Là các bài tập được học trong chương trình môn học theo từng lứa tuổi,khối lớp trong nhà trường như: Bài TD nhịp điệu,các bài tập chạy ngắn,chạy tiếp sức,chạy bền,đá cầu,cầu lông và các môn thể thao tự chọn. ..... Khi tập cần chú ý các điểm sau: - Tập những nội dug do GV giao. - Tập các bài tập phát triển thể lực,nhất là các bài tập phát triển sức mạnh và sức bền. - Tiến hành thường xuyên và đều đặn. - Trước khi tập phải khởi động kỹ. - Sau khi tập phải thả lỏng hồi phục tích cực. d) Phương pháp tập luyện TDTT: Tự TL TDTT của HS có ý nghĩa giáo dục,nâng cao tính tự giác,tích cực,hình thành thói quen RLTT,gồm các hình thức: - Tập luyện theo kế hoạch cá nhân gồm: TDVS buổi sáng,TDVS buổi tối. - Tập luyện theo kế hoạch tập thể : Cá nhân TL theo lịch chung,đc tổ chức chặt chẽ dưới sự giám sát của nhóm trưởng hoặc GV. 2. Sử dụng các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh môi trường để rèn luyện sức khỏe: a) Rèn luyện sức khỏe bằng không khí: Đây là một hình thức rèn luyện đơn giản và hiệu quả cao,nó làm cơ thể thích ứng với thời tiết,tránh những bệnh tật có thể xẩy ra. Khi rèn luyện với không khí cần chú ý: - Thực hiện ở những nơi có không khí trong lành,chỗ thoáng mát không nắng chói,không có gió lùa. Thời gian tập tốt nhất là bắt đầu vào lúc sáng sớm vào mùa hè, 9-14h vào mùa đông. - Tốt nhất nên mặc ít quần áo hoặc quần áo mỏng. - Thời gian tập không khí mới đầu có thể kéo dài 10-15p,sau đó tăng lên,sau đó tăng lên 30-60p. - Vào mùa đông,nên tắm không khí trong nhà,nơi có không khí lưu thông: nên vận động làm nóng người mới tắm. - Khi rèn luyện nếu thấy nổi da gà,gai ốc rét run thì cần dừng lại ngay và tốt nhất là đi kiểm tra SK. Với những người có SK yếu hoặc mắc những bệnh cấp tính thì tránh tắm ko khí trong những ngày mưa phùn,giá lạnh,có gió mùa đông bắc. b) Rèn luyện SK với nước: Rèn luyện SK = nước bao gồm: Chà xát cơ thể bằng khăn ướt,tắm nước (hoặc tắm hơi và bơi lội) Khi tắm cần chú ý: Rèn luyện với nước chủ yếu là nước lạnh,nhất là vào mùa đông ở miền bắc nên dung khăn nhúng nước chà xát lên người,sau đó lau khô rồi mặc quần áo ấm. Mới đầu các em sẽ chà xát = nước ấm () , sau đó hạ thấp dần,với 3-5 ngày,mỗi ngày hạ 1 độ,sau khi quen có thể hạ xuống đến hoặc thấp hơn nữa . - Thời gian rèn luyện nên bắt đầu từ mùa hè và tiến hành vào lúc sáng sớm sau khi đã tập TDVS. - Lưu ý sau khi tập luyên căng thẳng thì ko nên tắm nước lạnh. - Riêng bơi thì cũng nên vào sáng sớm là tốt nhất. c) Rèn luyện SK với ánh nắng: ánh nắng mặt trời là tài nguyên vô cùng quý giá và cực kỳ quan trọng đối với cs mỗi con người và muôn loài động thực vật. Khi sử dụng hình thức tắm nắng cần chú ý: - Nên nằm sấp hoặc nằm ngửa để tắm, mình trần và có mũ che mặt hoặc gáy,nên đeo kính để bảo vệ mắt,ko nên đọc sách báo khi tắm nắng. - Nên tiến hành vào lúc mặt trời chiếu ko gay gắt. Về mùa hè tiến hành vào lúc trước 8h hoặc sau 16h. Mùa đông nên bắt đầu từ sau 9h đến 14h và tắm trước khi ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1h30p. - Thời gian tắm cần tăng dần lên,lúc mới tập là từ 5-10p sau đó kéo dài lên dần 30-40p và cứ 5-10p lại đổi tư thế 1 lần. Khi trời nắng gắt thì ko đc tắm. - Sau khi tắm nên để cơ thể về trạng thái bình thường hoặc nghỉ trong chỗ râm mát rồi mới làm vệ sinh cá nhân. - Khi cảm thấy người không đc khỏe thì không đc tắm. - Tắm nắng quá nhiều sẽ có hại cho sk. Đối với người ốm,phải nằm điều trị lâu lài,các bác sỹ sẽ khuyến khích việc đi lại ngoài nắng để chơ thể thích nghi với nắng gió cũng là một liện pháp để chữa bệnh.Tuy nhiên phải tập luyện theo sự chỉ dẫn của BS. 3) Vệ sinh cá nhân,vệ sinh tập luyên và vệ sinh môi trường: a) Vệ sinh cá nhân: Trang phục phải gọn gàng,sạch sẽ phù hợp với thuần phong,mĩ tục,đúng với quy định trang phục học đường và trang tập luyện TDTT. Khi tập luyện phải đi dày hoặc dép có quai. b) Vệ sinh tập luyện: Khi dạy TDTT,GV cần nhắc nhở HS: - Đề xuất với lãnh đạo nhà trường bố trí giờ TD trong thời khóa biểu ở các lớp cho phù hợp với từng mùa. Tránh bổ trí giờ tập vào tiết 5 của buổi sáng và tiết 1 của buổi chiều. - Sắp xếp các nội dung học,tập luyện phải xuất phát từ đặc điểm khí hậu và thời tiết từng vùng miền. - Chọn nơi tập và vệ sinh nơi tập : Chọn nơi bằng phẳng,sạch sẽ,không có gạch đá vụn...... c) Vệ sinh môi trường: Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp,môi trường xung quanh trường như vệ sinh cống rãnh thoát nước,cỏ dại,gạch,đất,đá vụn.....Trồng cây xanh để lấy bóng mát ở những nơi có thể trồng đc cây lâu năm,có tán rộn. Bảo đảm lớp học sạch sẽ đẹp,hợp vệ sinh.Có chỗ rửa tay chân sau tập. Trường THPT Thanh Chương 10/08/08 Giáo viên Dương Quang Huy

File đính kèm:

  • doch10.19.doc
Giáo án liên quan