Giáo án Thể dục Khối 8 - Tiết 1: Lí thuyết - Năm học 2010-2011

I - MỤC TIÊU.

- Biết khái niệm, phân loại sức nhanh.

- Phân biệt được 1 số hình thức biểu hiện về sức nhanh.

- Có ý thức vận dụng tập luyện hàng ngày.

 II - ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN.

1. Địa điểm: Lớp học

2. Phương tiện:

 - HS: Vở ghi, bút

 - GV: Giáo án

 III - TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Khối 8 - Tiết 1: Lí thuyết - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 19. 08. 10 Tiết 1 Ngày dạy : 27. 08. 10 lý thuyết I - mục tiêu. - Biết khái niệm, phân loại sức nhanh. - Phân biệt được 1 số hình thức biểu hiện về sức nhanh. - Có ý thức vận dụng tập luyện hàng ngày. II - địa điểm - phương tiện. 1. Địa điểm: Lớp học 2. Phương tiện: - HS: Vở ghi, bút - GV: Giáo án III - tiến trình dạy - học. Nội dung Phương pháp A. Phần mở đầu - GV kiểm tra sĩ số. - Phổ biến nội dung bài học. B.Phần cơ bản 1.Một số hiểu biết cần thiết về sức nhanh. Ví dụ: - Khi các em đi bộ từ nhà đến trường trong mỗi bước đi em đều phải dùng sức đạp chân sau xuống đất thì người mới di chuyển được về trước, đó chính là sức (mạnh.) - Khi đi đôi khi ta phải đi với tốc độ nhanh cho kịp giờ, đó chính là cần phải có sức ( nhanh) - Đoạn đường từ nhà đến trường dài 500m, 600m,thậm chí xa hơn do đó để đi hết quãng đường cần có sức (bền) - Muốn đi được nhanh, được lâu trên 1 quãng đường dài, chúng ta còn phải biết xử lí các tình huống bằng các động tác khác nhau, đó là khả năng(khéo léo linh hoạt mềm dẻo) -> Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, khả năng mềm dẻo là những tố chất vận động cần thiết với tất cả mọi người trong cuộc sống cũng như học tập, lao động, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vậy em hiểu thế nào là sức nhanh? * Khái niệm sức nhanh: Sức nhanh là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất * Các hình thức biểu hiện của sức nhanh: Sức nhanh biểu hiện ở 3 hình thức cơ bản: - Phản ứng nhanh. VD: Khi nghe thấy tín hiệu dừng, dừng lại ngay koặc đang chạy có tín hiệu thì chạy ngược lại chiều đang chạy, khi nghe tiếng súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh “chạy” thì người chạy phản ứng nhanh bằng động tác xuất phát - Tần số động tác: VD: Tần số bước chạy trong 1s, số lần bước đi bộ trong 1’, số lần tâng cầu hay nhảy dây trong 15 - 20s, số lần quạt tay của VĐV bơi 50m - Động tác đơn nhanh. VD: Trong đấu võ, đấu kiếmxuất đòn nhanh khi đối phương ra đòn tần công nhanh. Trong thi đấu bóng chuyền đối phương đập bóng bên bị tấn công lập tức có động tác đỡ bóng. Khi ngã lập tức đưa tay ra chống. Ngoài ra, sức nhanh trong chạy 100m hay chạy cự li ngắn với HS phổ thông còn liên quan đến: + Sức mạnh tốc độ: VD: Đạp chân vào bàn đạp khi xuất phát, đạp chân khi chạy tăng tốc sau xuất phát... + Sức bền tốc độ VD: Gắng sức chạy 10 - 20m trước khi về đích. 2. Củng cố: - Sức nhanh là gì? -VD tương ứng với các biểu hiện của sức nhanh C.Phần kết thúc -Nhận xét giờ học - Giao BTVN: Ôn nội dung lý thuyết vừa học, giờ sau học thực hành bài TD - chạy ngắn - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - GV nêu ngắn gọn - HS hiểu được lí do bài học - GV đặt câu hỏi, từ đó dẫn dắt HS vào bài mới, xây dựng cho HS 1 số khái niệm thông qua các ví dụ - HS trả lời - GV nhận xét câu trả lời của HS - GV nêu khái niệm sức nhanh - GV nêu tên các hình thức biểu hiện Và phân tích rõ từng biểu hiện của sức nhanh (lấy kĩ thuật chạy cự li ngắn để phân tích), lấy VD minh họa. HS ghi các VD vào vở. ? Ngoài những VD nêu trên, em hãy liên hệ thực tế và lấy VD khác? - HS trả lời, GV nhận xét +VD: Vỗ tay +VD: Tần số động tác chạy trong 5s. +VD: Trong bóng chuyền - HS tự ghi những VD khác vào vở - HS trả lời - GV củng cố, tóm tắt lại các nội dung đã học - HS hệ thống lại các nội dung. - Bổ sung lại các kiến thức còn lan man. - GV nhận xét ý thức tham gia học tập, ghi chép - HS ghi câu hỏi vào vở Tuần 1 Ngày soạn: 19. 08. 10 Tiết 2 Ngày dạy : 27. 08. 10 bài thể dục - chạy ngắn I - mục tiêu. 1. Bài thể dục (Bài TD): - Biết cách thực hiện các động tác từ nhịp 1- 8 (nam và nữ). - Thực hiện được các động tác từ nhịp 1- 8 2. Chạy ngắn: - Nắm được 1 số kiến thức về chạy cự li ngắn. Biết cách thực hiện: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau; trò chơi phát triển sức nhanh. - Thực hiện cơ bản đúng chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau; trò chơi. -> Vận dụng để tự tập hàng ngày. II - địa điểm - phương tiện. 1. Địa điểm: Sân trường 2. Phương tiện: - HS: Giày TT - GV: Giáo án, tranh ảnh. III - tiến trình dạy - học. Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu 1.Nhận lớp. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 2.Khởi động. - Xoay các khớp. - ép dọc, ép ngang, bụng. - Bổ trợ chuyên môn: + Chạy bước nhỏ + Nâng cao đùi + Chạy gót chạm mông 3.Kiểm tra bài cũ. - Nêu các hình thức biểu hiện của sức nhanh, lấy 1 VD minh hoạ. B. Phần cơ bản 1.Bài thể dục. *Học từ nhịp 1- 8 bài TD. *Củng cố: Thực hiện từ nhịp 1-8 bài TD 2.Chạy ngắn: * Ôn bổ trợ: - Chạy bước nhỏ - Nâng cao đùi - Chạy đạp sau * Khái niệm về chạy cự li ngắn: - Chạy là 1 trong những kĩ năng vận động cơ bản của con người. Qua năm tháng chạy đã trở thành môn thể thao hấp dẫn thể hiện khả năng về sức nhanh và sức bền của con người. - Chạy được thi đấu theo nhiều cự li: từ 60m,80m,100m cho đến 1000m, 42195m (chạy maratông). Chạy được chia thành 3 nhóm cự li: ngắn, trung bình, dài. - 60m,80m,100m,200m,400m - Đặc điểm: cơ thể làm việc với cường độ cực đại (tốc độ tối đa) trong thời gian ngắn trong tình trạng nợ oxy. -> ở THCS học kĩ thuật chạy 60m trên đường thẳng. *Trò chơi: "Người thừa thứ 3" * Củng cố: Cự li nào không thuộc chạy cự li ngắn: 100m,200m,500m, chạy tiếp sức 4x100m? C.Phần kết thúc - Hồi tĩnh - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn về nhà: Ôn tập bài TD, rèn luyện thể lực, sức nhanh, sức bền. Nắm chắc kiến thức về sức nhanh. 8 - 10’ 2x8nh 2x8nh 1lần 1lần 1lần 1- 2’ 30’ 1lần 1lần 1lần 3-5’ 2’ 1 lần 1-2lần 1-2lần 2x15m 5’ 4 - 5’ 1-2’ 5’ - Cán sự tập hợp lớp, điểm số báo cáo x x x x x x x x x x x x X x x x x x x - Cán sự điều khiển lớp khởi động x x x x x x x x x x x x X - GV quan sát nhắc nhở chung - Gọi 1- 2 HS lên kiểm tra, 1HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá. - GV làm mẫu + nhấn mạnh động tác - HS tập theo GV - HS thực hiện đồng loạt x x x x x x x x - HS chia 2 nhóm nam nữ tập luyện, nhóm trưởng hô - GV quan sát sửa tư thế cho 1 số HS - 2HS thực hiện, lớp quan sát nhận xét - GV đánh giá chung - HS thực hiện theo hàng ngang. - GV quan sát sửa sai cho HS x x x x x x x x x x - GV dẫn dắt VD: từ xa xưa con người đã biết chạy để đuổi bắt các con vật hoặc chạy trốn khi bị tấn côngcho đến nay ntn? Chạy cự li ngắn gồm có? Em có biết loại hình thi đấu nào khác? (chạy vượt rào, chạy tiếp sức) - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận. - HS tự ghi vào vở. - GV nhắc lại cách chơi - HS tự giác tham gia. x x x x x x x x x x x x x x x x - HS trả lời, HS khác đánh giá - GV nhận xét (cho điểm) - HS tại chỗ thả lỏng x x x x x x x x x x x x X x x x x x x

File đính kèm:

  • docTD 8 tuan 1 10-11.doc