Giáo án Số học 6 - Buổi 2 - Nguyễn Thị Thanh Huyền

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức;

- Củng cố khái niệm Z, N, thứ tự trong Z. cộng trừ hai số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối đối của một số nguyên

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện về bài tập so sánh hai só nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối, các bài toán tìm x.

- Ôn tập HS về phép cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu và tính chất của phép cộng các số nguyên

- HS rèn luyện kỹ năng trừ hai số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng.

- Rèn luyện kỹ năng tính toán hợp lý, biết cách chuyển vế, quy tắc bỏ dấu ngoặc.

3. Thái độ:

 - Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào trong các hoạt động

 - Có ý thức hợp tác, chủ động sáng tạo trong học tập

 

doc62 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Số học 6 - Buổi 2 - Nguyễn Thị Thanh Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xy, lấy điểm O bất kỳ trên xy rồi lấy MOx, NOy a, Kể tên các tia đối nhau gốc O b, Kể tên các tia trùng nhau gốc N; gốc M c, Hai tia MN và Ny có là hai tia trùng nhau không? Có là hai tia đối nhau không? d, Trong 3 điểm M, N, O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại e, Hãy chỉ ra 2 điểm nằm cùng phìa đối với điểm M Ngày soạn: Ngày dạy: Vẽ đoạn thẳng trên tia Trung điểm của đoạn thẳng I.Mục tiêu - Ôn tập củng cố lại các kiến thức về đoạn thẳng , độ dài đoạn thẳng cho học sinh. - Có kĩ năng đo và vẽ hình một cách chính xác - Làm một số bài tập cơ bản và nâng cao. - Củng cố kiến thức “ Vẽ đoạn thẳng trên tia” - Rèn luyện kĩ năng vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài đoạn thẳng . - Giáo dục ý thức cẩn thận, chính xác khi vẽ hình. ii.Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Để vẽ đoạn thẳng trên tia ta cần những dụng cụ gì? thao tác vẽ như thế nào? Hãy vẽ trên tia 0x đoạn thẳng 0M có độ dài 3 dm? Hoạt động 2 :Bài tập Bài 1 a/ Trên tia 0x vẽ đoạn thẳng 0M = 2cm b/ Cho điểm A. Vẽ đoạn thẳng AB = 2,5 cm c/ Vẽ đoạn thẳng CD = 3,8 cm GV gọi đồng thời 3 HS lên bảng . Mỗi em làm 1 phần HS dưới lớp làm vào vở HS khác nhận xét bài làm của bạn GV chốt lại vấn đề Bài làm HS1:a. M x o Trên tia 0x lấy điểm M sao cho 0M = 2cm HS2:b. A B y - Từ điểm A vẽ tia Ay - Trên tia Ay lấy điểm B sao cho AB =2,5 cm HS2 :c. C D z - Vẽ tia Cz -Trên tia Cz lấy điểm D sao cho CD = 3,5 cm Bài 2 Trên tia 0x, vẽ A,B,C sao cho 0A = 2 cm; 0B = 4 cm; 0C = 5 cm.Hỏi trong 3 điểm A,B,C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? GV gợi ý: Để chứng tỏ điểm B nằm giữa hai điểm A,C ta phải tính độ dài các đoạn thẳng AB;BC;AC Gọi HS đứng tại chỗ trình bày GV chốt lại: Bài làm 0 A B C x -Ta có 0A < 0B (2 cm< 4 cm )Điểm A nằm giữa hai điểm 0;B 0A + AB = 0B AB = 0B - 0A AB = 4cm - 2cm = 2 cm - 0B < 0C(4cm < 5 cm )Điểm B nằm giữa hai điểm 0; C 0B + BC = 0C BC = 0C - 0B BC = 5 – 4 = 1(cm) - 0A < 0C(2 cm < 5 cm ) Điểm A nằm giữa hai điểm 0; C0A + AC = 0C AC = 0C - 0A AC = 5 – 2 = 3(cm) Từ trên suy ra AC = AB + BC ( 3 = 2 + 1 ) Vậy điểm B nằm giữa hai điểm A;C Nếu 0A < 0B < 0C thì B nằm giữa hai điểm A và C Bài 3 Trên một đường thẳng lấy hai điểm A và B sao cho AB = 5,6 cm, rồi lấy điểm C sao cho AC = 11,2 cm. Vì sao B là trung điểm của đoạn thẳng AC? HS dưới lớp làm vào vở HS khác nhận xét bài làm của bạn GV chốt lại vấn đề Bài làm A B C Vì B nằm giữa A và C nên AB + BC = AC BC = AC – AB BC = 11,2 cm - 5,6 cm =5,6 cm AB = BC (=5,6 cm) B là trung điểm của đoạn thẳng AC vì B nằm giữa và cách đều 2 điểm A;C h/s làm bài dưới lớp nhận xét Bài 4 Lấy hai điểm I;B rồi lấy điểm C sao cho I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Lấy điểm D sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng ID. a/ Có phải đoạn thẳng CD dài gấp 3 đoạn thẳng IB không? vì sao? b/ Vẽ trung điểm M của IB.Vì sao điểm M cũng là trung điểm của CD? HS dưới lớp làm vào vở HS khác nhận xét bài làm của bạn GV chốt lại vấn đề Bài làm C I M B D a/ Gọi KC giữa I và B là a.Vì I là trung điểm của BC nên IC = IB = a. Vì B là trung điểm của ID nên BI = BD =a CD = 3a = 3IB b/ Vì M là trung điểm của IB nên MI = MB = MC = MD = a + Vậy M cũng là trung điểm của CD h/s làm bài dưới lớp nhận xét Bài 5 Cho đoạn thẳng AB và trung điểm M của nó. Chứng tỏ rằng nếu C là điểm nằm giữa M và B thì : CM = HS dưới lớp làm vào vở HS khác nhận xét bài làm của bạn GV chốt lại vấn đề Bài làm A M C B Vì điểm C nằm giữa hai điểm M và B ; M nằm giữa A; B M nằm giữa A;C CM + MA = CA(1) Do C nằm giữa hai điểm M; B MC + CB = MB CB = MB – CM (2) Từ (1); (2) CA- CB = CM + MA-( MB – CM) = CM + MA – MB + CM Mà MA = MB ( M là trung điểm của AB) CA- CB = 2 CM CM = h/s làm bài dưới lớp nhận xét một số bài tập cơ bản về đoạn thẳng I. Mục đích yêu cầu Học sinh được luyện một số bài tập cơ bản vềđoạn thẳng như tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh điểm nằm giữa 2 điểm, chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng Rèn kỹ năng về đoạn thẳng, vẽ trung điểm của đoạn thẳng, tính toán Phát triển tư duy lôgic cho học sinh II. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn bài Trò : Học bài và làm bài đầy đủ III. Tiến trình lên lớp a.ổ định tổ chức b. Kiểm tra Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi 1, Khi nào có đẳng thức AM + MB = AB? 2, Nêu định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng? C. Luyện tập Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: a, Hai đoạn thẳng bao giờ cũng cắt nhau tại hai điểm b, Đoạn thẳng và tia cho trước bao giờ cũng cắt nhau tại một điểm c, Đường thẳng và đoạn thẳng không thể có điểm chung d, Đoạn thẳng có thể cắt, có thể không cắt một đoạn thẳng khác, một tia một đường thẳng Câu 2: (xem hình vẽ) a, Đoạn thẳng AB cắt tia Ot , cắt đường thẳng xy , không cắt đoạn thẳng CD b, Đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD, không cắt dường thẳng xy, cắt tia Ot c, Đoạn thẳng AB cắt tia Ot và đường thẳng xy d, Đoạn thẳng AB cắt cả tia Ot, đoạn thẳng CDvà đường thẳng xy Câu 3: Trên đường thẳng x, y lấy 3 điểm M, N, P. Có bao nhiêu đoạn thẳng? a, Hai đoạn thẳng MN, NP b, Ba đoạn thẳng NM, MP, NP c, Bốn đoạn thẳng MN, NM, NP, PN d, Sáu đoạn thằng MN, NM, MP, PM, NP, PN Câu 4: Một đường thẳng xy vẽ qua hai điểm A và B.Trên đoạn thẳng AB lấy điểm C không trùng A và không trùng B a, C và A nằm cùng phía đối với B b, C và B nằm cùng phía đối với A c, C nằm giữa B và A d, Cả ba câu trên đều đúng Câu 5: Để đo độ dài đoạn thẳng người ta dùng các dụng cụ a, Thước gấp b, Thước xích c, Thước dây d, Cả ba câu trên đều đúng Câu 6 : Hình vẽ bên là: a, Đoạn thẳng AB b, Đoạn thẳng BA c, Tia AB d, Đường thẳng AB Câu 7: Cho 3 điểm A, B, C biết AB = 2 cm, AC = 3 cm ta nói: a, B nằm giữa A và C b, A nằm giữa B và C c, C nằm giữa A và B d, Không kết luận được điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại Câu 8: Cho 3 điểm thẳng hàng A, B, C theo thứ tự đó và biết AC = 2AB a, A là trung điểm BC b, B là trung điểm AC c, C là trung điểm AB d, Không có điểm nào là trung điểm Câu 9: Ta có AM = MB = 6 cm a, M là trung điểm của đoạn thẳng AB b, A trùng với B c, M không phải là trung điểm của AB d, M là trung điểm của AB khi M nằm giữ A và B Câu 10: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi a, MI = IN b, MI = IN = MN : 2 c, I nằm giữa M và N d, Cả ba câu ở trên đều đúng Cho học sinh suy nghĩ làm bài trong thời gian 10 phút sau đó gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời lần lượt từng câu một Bài tập tự luận Bài 1: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 5 cm, OB= 8 cm.Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? (khi đó độ dài AB = ?) Gọi học sinh lên bảng vẽ hình O A B x GV: Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? Vì sao? HS: Vì trên tia Ox có OA = 5 cm, OB = 8 cm OA < OB (vì 5 < 8) Nên A nằm giữa 2 điểm O và B Bài 2: Trên đoạn thẳng AB = 7 cm, lấy điểm I sao cho AI = 3,5 cm. Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Gọi học sinh lên bảng vẽ hình (giáo viên dọc chậm cho học sinh vẽ) A I B Cho AB = 7 cm, AI = 3,5 cm .Hỏi điểm I có phải là trung điểm của AB? GV: Để trả lời I là trung điểm của AB ta phải chỉ ra điều gì? HS: I nằm giữa 2 điểm A và B ; IA = IB Cho học sinh suy nghĩ làm bài độc lập sau đó gọi học sinh lên bảng trình bày Ta có AB = 7 cm , AI = 3,5 cm mà I AB AI < AB ( 3,5 < 7) Nên điểm I nằm giữa 2 điểm A và B (1) AI + IB = AB Thay số 3,5 + IB = 7 IB = 7 – 3,5 = 3,5(cm) Do đó IA = IB (2) Từ (1) (2) I là trung điểm của đoạn AB Bài 3: Cho đoạn thẳng PQ = 10 cm, trên đoạn thẳng PQ lấy hai điểm A và B sao cho PB = QA = 8 cm. Gọi I là trung điểm đoạn thẳng AB. a, Tính độ dài hai đoạn thẳng IA, IB b, Chứng tỏ I là trung điểm của đoạn thẳng PQ Gọi học sinh đọc đầu bài, sau đó gọi học sinh lên bảng vẽ hình, giáo viên đọc chậm P A I B Q GV: Bài cho gì và bắt tìm gì? HS: Cho : PQ = 10 cm, PB = 8 cm, QA = 8 cm I là trung điểm AB Tìm: IA = ?, IB = ? Chứng tỏ I là trung điểm PQ? GV: Để tính được IA = ?, IB = ? ta phải làm gì? HS: Ta phải tính được AB Gọi học sinh lên bảng tính AB Trên PQ có PB = 8 cm, PQ = 10 cm Nên PB < PQ ( 8 < 10) Do đó điểm B nằm giữa 2 điểm P và Q PB + BQ = PQ Thay số 8 + BQ = 10 BQ = 10 – 8 BQ = 2 ( cm) Trên tia PQ có QB = 2 cm, QA = 8 cm Nên QB < QA (2 < 8) Do đó điểm B nằm giữa 2 điểm A và Q AB + BQ = QA Thay số AB + 2 = 8 AB = 8 – 2 = 6 (cm) Vì I là trung điểm của AB Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ làm, học sinh khác làm vào vở phần tiếp theo Chứng tỏ I là trung điểm PQ Ta có B nằm giữa 2 điểm I và Q Nên IB + BQ = IQ Thay số ta có 3 + 2 = IQ IQ = 5 (cm) Ta có I nằm giữa 2 điểm P và Q Nên PI + IQ = PQ Thay số PI + 5 = 10 PI = 10 – 5 = 5 (cm) Và I nằm giữ 2 điểm P và Q Nên I là trung điểm PQ Giáo viên lưu ý học sinh bài tập này là bài tập tổng hợp nên các em cần phải suy nghĩ kỹ trước khi làm Tương tự cho học sinh làm bài tập sau Bài 4 : Cho đoạn thẳng AB = 5 cm, gọi I là trung điểm AB. Trên tia BA lấy điểm M sao cho BM = 7 cm, trên tia AB lấy điểm N sao cho AN = 7 cm . I có là trung điểm đoạn thẳng MN không? Vì sao? Bài 5: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, N là trung điểm đoạn thẳng AM. Không đo độ dài các đoạn thẳng,hãy tính tỉ số độ dài của đoạn thẳng AN và AB Gọi học sinh đọc đầu bài, giáo viên đọc chậm gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình A N M B GV: M là trung điểm của AB thì tỉ số của bằng bao nhiêu? Vì sao? HS: Vì M là trung điểm của AB nên do đó GV: N là trung điểm AM ta suy ra tỉ số bằng bao nhiêu? HS: Ta có GV: Tỉ số HS: Cho học sinh trình bày hoàn chỉnh lời giải D.Củng cố Trong buổi học hôm nay các em đã làm một số bài tập củng cố về vẽ đoạn thẳng, tính toán và so sánh độ dài đoạn thẳng dựa vào điểm nằm giữa 2 điểm và trung điểm của đoạn thẳng. Khi làm bài các em cần đọc kỹ đầu bài và tìm mối liên hệ giữa cái cho và cái phải tìm, lập luận chặt chẽ E. Hướng dẫn về nhà Ôn tập lại lý thuyết chương I hình Xem lại dạng bài tập đã chữa tại lớp

File đính kèm:

  • docBuoi 2 - HK2.doc
Giáo án liên quan