Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 68 đến 70 - Năm học 2010-2011

I. Muc tiêu :

 1, Kiến thức

 - Hệ thống hoá được các kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS.

 - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

 2, Kĩ năng:

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp , hệ thống hoá.

II. Phương tiện dạy học.

- GV: Chuẩn bị bảng phụ : Từ 64.1 đến 64.6 SGK/191,192, 193

- HS : ễn lại kiến thức đó học

III. Hoạt động dạy và học :

Hoạt động I : Đa dạng sinh học

- GV yêu cầu Hs tìm các nội dung phù hợp điển vào bảng để hoàn thành các bảng.

- GV theo dõi , bổ sung và công bố đáp án. - Học sinh thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung điền vào bảng và cử đại diện báo cáo .

- Dưới sự hướng dẫn của Gv, cả lớp thảo luận và đưa ra đáp án chung.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 68 đến 70 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ não phát triển đặc biệt ở bán cầu não và tiểu não; có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ; là ĐV hằng nhiệt Hoạt động II: Tiến hoá của thực vật và động vật Phát sinh và phát triển của thực vật : Gv hướng dẫn học sinh điền số vào sơ đồ hình 64.1 Sự tiến hoá của giới động vật Học sinh hoàn thành bảng64.4 vở bài tập II. Củng cố : Gv hệ thống hoá nội dung phần ôn tập III. Dặn dò : Về nhà tiếp tục ôn tập hoàn thành các bảng nội dung bài 65 TUẦN 36 – TIẾT 69 NS; /5/2011 ND: /5/2011 TỔNG KẾT CHƯƠNG TOÀN CẤP ( tiếp theo ) I.Muc tiêu : 1, Kiến thức: - Hệ thống hoá được các kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2, Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên chuẩn bị bảng phụ 65.1 đến 65.5 SGK - Học sinh ôn tập các kiến thức đã học trong chương trình sinh học cơ bản ở THCS, theo bài 65. *.Hệ thống hoá kiến thức qua các bảng Phần III: Sinh học cơ thể : - GV yêu cầu học sinh tìm các nội dung phù hợp điển vào bảng để hoàn thành các bảng. - GV theo dõi , bổ sung và công bố đáp án. - Học sinh thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung điền vào bảng và cử đại diện báo cáo . - Dưới sự hướng dẫn của Gv, cả lớp thảo luận và đưa ra đáp án chung. 1.Cây có hoa: Bảng 65. 1 Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa. Cơ quan Chức năng Rễ Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây Thân Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và các chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây. Lá Thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trưòng ngoài và thoát hơi nước. Hoa Thực hiện thụ phấn thụ tinh, kết hạt tạo quả Quả Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt Hạt Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống 2.Cơ thể người Bảng 65.2: Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người Cơ quan và hệ cơ quan Chức năng Vận động Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo cử động và di chuyển cho cơ thể Tuần hoàn Vận chuyển chất dinh dưõng, ôxi vào Tb và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết theo dòng máu Hô hấp Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài, nhân ôxi và thải khí cacbônic Tiêu hoá Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản Bài tiết Thải ra ngoài cơ thể các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể. Da Cảm giác, bài tiết điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể Thần kinh và các giác quan Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một thể thống nhất toàn vẹn. Tuyến nội tiết Điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hoá vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch theo đường máu Sinh sản Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống Phần IV. Sinh học tế bào : 1. Cấu trúc tế bào Bảng 65.3 Chức năng của các bộ phận ở tế bào Các bộ phận Chức năng Thành tế bào Bảo vệ tế bào Màng tế bào Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào Ti thể Thực hiện sự chuyển hoá năng lượng của tế bào Lục lạp Tổng hợp chất hữu cơ ( quang hợp ) Ribôxôm Tổng hợp prôtêin Không bào Chứa dịch tế bào Nhân Chứa vật chất di truyền( ADN, NST ) điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào 2.Hoạt động sống của tế bào: Bảng 65.4: Các hoạt động sống của tế bào Các quá trình Vai trò Quang hợp Tổng hợp chất hữu cơ Hô hấp Phân giải chất hữu cơ và phân giải năng lượng Tổng hợp prôtêin Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào 3.Phân bào : Bảng 65.5 Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu NST co ngắn, đóng xoắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động . NST kép co ngắn đóng xoắn, cặp NST kép tương đồng đóng xoắn theo chiều dọc và bắt chéo. NST co ngắn ( thấy rõ số lượng NST kép) đơn bội. Kì giữa Các NST co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Từng cặp NST kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của TB Các NST kép tương đồng phân li độc lập về hai cực của tế bào Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối Các NST nằm trong nhân với số lượng 2n như ở tb mẹ Các NST kép nằm trong nhân với só lượng n ( kép ) =1/2 ở tb mẹ Các NST đơn nằm trong nhân với số lượng bằng ( nst đơn) II. Củng cố : GV hệ thống hoá kiến thức ôn trong tiết III. Dặn dò : Về nhà tiếp tục ôn và hoàn thành nội dung phần V, VI bài 66. TUẦN 37 – TIẾT 70 NS: /5/2011 ND: /5/2011 TỔNG KẾT CHƯƠNG TOÀN CẤP ( tiếp theo ) I. Muc tiêu: 1, Kiến thức: - Hệ thống hoá được các kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2, Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp , hệ thống hoá. II, Phương tiện dạy học. - Giáo viên chuẩn bị bảng phụ 66.1 đến 66.5 SGK. - Học sinh ôn tập các kiến thức đã học trong chương trình sinh học cơ bản ở THCS, theo bài 66. * Hệ thống hoá các kiến thức theo các bảng trong SGK - GV yêu cầu Hs tìm các nội dung phù hợp điển vào bảng để hoàn thành các bảng. - GV theo dõi , bổ sung và công bố đáp án. - Học sinh thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung điền vào bảng và cử đại diện báo cáo . - Dưới sự hướng dẫn của Gv, cả lớp thảo luận và đưa ra đáp án chung. Phần V: Di truyền và biến dị 1.Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền * Bảng 66.1: Các cơ chế của hiện tượng di truyền Cơ sở vật chất Cơ chế Hiện tượng Các phân tử ADN ADN đ A RN đ Prôtêin Tính đặc thù của Prôtêin Cấp tế bào NST Nhân đôi – phân li - tổ hợp Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh Bộ NST đặc trưng của loài con giống bố mẹ Các qui luật phân li *Bảng 66.2 : Các qui luật di truyền Quy luật di truyền Nôi dung Giải thích Phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao từ và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng Phân li độc lập Các cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử Phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng Di truyền giới tính ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái là 1:1 Phân li và tổ hợp của các nhiễm sắc thể giới tính. Di truyền liên kết Là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào Các cặp gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. 3.Biến dị : *Bảng 66.3 : Các loại biến dị Biến dị tổ hợp Đột biến Thường biến Khái niệm Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến Những biến đổi ở kiểu hình của một gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường Nguyên nhân Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh Tác động của các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thể vào ADN và NST ảnh hưởng của điều kiện môi trường chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen Tính chất và vai trò Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền được là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá Mang tính cá biệt, ngẩu nhiên, có lợi hoặc có hại là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống Mang tính đồng loạt, định hướng có lợi, không di truyền được nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể. 3.Đột biến : * Bảng 66.4 Các loại đột biến Đột biến gen Đột biến cấu trúc NST Đột biến số lượng NST Khái niệm Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại một điểm nào đó Những biến đổi trong cấu trúc của NST Những biến đổi về số lượng trong bộ NST. Các dạng đột biến Mất, thêm, chuyển vị trí thay thế 1 cặp nu Mất, lặp , đảo, chuyển đoạn Dị bội thể và đa bội thể Phần VI: Sinhvật và môi trường 1.Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường GV hướng dẫn học sinh giải thích sơ đồ SGK - Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giũa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống. - Tập hợp giữa các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể : mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.. - Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái. 2.Hệ sinh thái: * Bảng 66.5 . Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Quần thể Quần xã Hệ sinh thái Khái niệm Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới Bao gồm những QT thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. Bao gồm QX và khu vực sống của nó, trong đó có các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Đặc điểm Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổicác cá thể có mối quan hệ sinh thái hổ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì thường được điều chỉnh ở mức cân bằng. Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng các thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo một thời gian và diễn thế sinh thái. Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuổi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưõng của các chuổi thức ăn: SV sản xuất đSV tiêu thụ đ SV phân giải.

File đính kèm:

  • docTIET 68,69,70 SINH 9.doc