Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 61, Bài 56+57: Thực hành - Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- HS chỉ ra được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương

- Dự đoán được xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái

- Đề xuất biện pháp khắc phục bảo vệ

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá các thông tin, thảo luận nhóm.

3. Thái độ: Nâng cao nhận thức của hs đối với công tác chống ô nhiễm

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Các báo cáo thực hành quan sát được ngoài thực địa phương

- Các thông tin tham khảo có liên quan

2. Học sinh:

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

9A1 . 9A2 .

9A3 . 9A4 .

9A5. 9A6.

2. Kiểm tra 15 phút.

2.1 Mục đích kiểm tra:

2.1.1: Kiến thức:

- HS nhận biết được quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.

- HS nêu được khái niệm lưới thức ăn, chuôi thức ăn.

- HS nêu được tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Nhận biết được tác động của con người qua các thời kì.

- Nêu được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

2.2.2: Đối tượng: HS trung bình - khá.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 61, Bài 56+57: Thực hành - Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 04/04/2014 Tiết 61 Ngày dạy: 08/04/2014 BÀI 56 - 57: THỰC HÀNH - TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - HS chỉ ra được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương - Dự đoán được xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái - Đề xuất biện pháp khắc phục bảo vệ 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá các thông tin, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Nâng cao nhận thức của hs đối với công tác chống ô nhiễm II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Các báo cáo thực hành quan sát được ngoài thực địa phương - Các thông tin tham khảo có liên quan 2. Học sinh: III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A1............................................ 9A2........................................ 9A3........................................ 9A4........................................ 9A5............................................................... 9A6................................................................ 2. Kiểm tra 15 phút. 2.1 Mục đích kiểm tra: 2.1.1: Kiến thức: - HS nhận biết được quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. - HS nêu được khái niệm lưới thức ăn, chuôi thức ăn. - HS nêu được tác động của con người tới môi trường tự nhiên. - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nhận biết được tác động của con người qua các thời kì. - Nêu được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 2.2.2: Đối tượng: HS trung bình - khá. 2.3.3: Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 2.3.4: Đề bài: Câu 1: Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã? A. Tôm, cá trong Hồ Tây. B. Đồi cọ ở Phú Thọ C. Đàn voi trong rừng. D. Những con hổ sống trong vườn bách thú. Câu 2: Thời kì nguyên thuỷ, con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào? A. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. B. Giữa con người và môi trường tự nhiên đã thiết lập một mối quan hệ gắn bó. C. Việc sử dụng lửa nấu nướng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú để bắn đã gây cháy rừng, tác hại xấu đến môi trường D. Con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn. Câu 3: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào ? A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác . B. Biện pháp canh tác , bón phân . C. Bón phân , biện pháp sinh học . D. Biện pháp sinh học , biện pháp canh tác , bón phân hợp lí . Câu 4: Trong các ví dụ sau, đâu là quần thể sinh vật: A. Tập hợp các cá thể sóc, cú mèo và lợn rừng sống trong rừng mưa nhiệt đới. B. Các cá thể cá rô phi sống trong một cái ao. C. Tập hợp các cá thể cá chép nhốt chung một chậu. D. Các cá thể lợn rừng sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. Câu 5: Lưới thức ăn là: A. Gồm một chuỗi thức ăn B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên Câu 6: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ? A. Vi sinh vật phân giải B. Động vật ăn thực vật C. Động vật ăn thịt D. Thực vật Câu 7: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu . B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. Câu 8: Thế nào là ô nhiễm môi trường ? A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí thay đổi . C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học thay đổi D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác . Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? A. Do hoạt động của con người gây ra . B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên ( núi lửa, lũ lụt ..) C. Do con người thải rác ra sông . D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. Câu 10: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn ? A. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng .. B. Tạo bể lắng và lọc nước thải . C. Trồng nhiều cây xanh . D. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn . 2.3.5. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C D B C A A D D A 3. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Báo cáo kết quả đã quan sát ở nhà. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả điều tra theo nội dung sgk GV nhận xét, đánh giá. Đặc biệt nhấn mạnh: - Nguyên nhân gây ô nhiễm - Mức độ ô nhiễm - Biện pháp khắc phục GV gọi HS lần lượt phát biểu cảm tưởng và nêu nhiệm của mình sau khi học bài thực hành. Từ nội dung các em vừa phát biểu đồng thời liên hệ với thực tế địa phương GV giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương Mỗi nhóm viết 1 bản báo cáo vào khổ giấy to Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS lần lượt phát biểu cảm tưởng và nêu nhiệm vụ của bản than IV. NHẬN XÉT – DẶN DÒ. 1. Nhận xét: - GV nhận xét, đánh giá kết quả đạt được của các nhóm thông qua bản thu hoạch - Khen nhóm làm tốt và nhóm có ý thức học tập nghiêm túc, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt và nhóm có ý thức học tập chưa nghiêm túc. 2. Dặn dò: - Về nhà tích cực tham gia các hoạt động phòng tránh ô nhiễm môi trường ở địa phương - Đọc và soạn trước bài 58 sgk V. RÚT KINH NGHIỆM. . . .

File đính kèm:

  • docSINH 9TUAN 32TIET 61.doc