Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 41 đến 44 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

1. MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 -HS biết: các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn .

 - HS hiểu: Củng cố lý thuyết về lai giống.

*** MT của từng hoạt động:

* MT của HĐ 1: + Biết được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.

 + Hiểu ý nghĩa của việc giao phấn khi thời tiết không thuận lợi

* MT của HĐ 2: Biết viết bài thu hoạch

 1.2. Kỹ Năng:

 - HS thực hiện được: thao tác giao phấn.

 - HS thực hiện thành thạo: Quan sát tranh để tìm hiểu 3 bước giao phấn

 1.3. Thái độ:

 - Thói quen: Tự nghiên cứu thông tin tìm hiểu nội dung bài học

 - Tính cách: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn

 *** Giáo dục hướng nghiệp: thao tác giao phấn cây trồng tăng năng suất cây trồng

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. GV: Tranh phóng to hình 38 SGK/112 . Cấu tạo một hoa lúa.

 + Dụng cụ: kéo, kẹp nhỏ, bao cách ly, cọc cắm, nhãn, bông

 3.2. HS: hoa lúa, hoa bầu bí

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 41 đến 44 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu giáo dục kĩ năng sống - Phiếu học tập ghi câu hỏi thảo luận Tuần dạy : 23 Tiết: 44 – bài 42 Ngày dạy: 26/1/2013 Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: -HS biết: nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẩu sinh lí và tập tính của sinh vật. -HS hiểu: Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. *** Mục tiêu của từng hoạt động: * MT của HĐ 1: + Biết nhân tố ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thực vật . + Hiểu sự tác động của ánh sáng lên đời sống của thực vật * MT của HĐ 2: + Biết nhân tố ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của động vật. + Hiểu sự tác động của ánh sáng lên đời sống của động vật 1.2.Kỹ năng: -HS thực hiện được: Phát triển kỹ năng tư duy lôgic, kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. -HS thực hiện thành thạo: Quna sát tranh để biết sự thích nghi của sinh vật với MT @ GD kĩ năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK , quan sát tranh vẽ để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ , nhóm , lớp 1.3.Thái độ: -Thói quen: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. -Tính cách: Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tiễn trong trồng cây cảnh trong nhà, ngoài trời, sự di cư của chim, tìm mật của ong, tỉa cành *** GDMT :. Aûnh hưởng các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác động đén sinh vật đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường *** GDTKNL & HQ : Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò to lớn đối với đời sống của động , thực vật : Sự phân hóa thành các nhóm SV, sự hoạt động của động vật theo chu kỳ ánh sáng , tập tính , sinh sản sinh vật không thể sống nếu thiếu ánh sáng 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật . - Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật. 3.CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Tranh ảnh của các cây sống ở các môi trường khác nhau. 3.2. HS: Sưu tầm tranh ảnh các nhóm động vật ưa sáng và ưa tối. Một số cây: Lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện : 9A1.9A2. 4.2. Kiểm tra miệng : Câu 1: Khái niệm môi trường sống? Có mấy loại môi trường? Thế nào là giới hạn sinh thái? (8đ) Trả lời : Môi trường sống: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.(4đ) *Các loại môi trường: -Môi trường nước. -Môi trường trên mặt đất, không khí. -Môi trường trong đất. -Môi trường sinh vật. (2đ) *Giới hạn sinh thái: Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.(2đ) Câu 2: Cho biết ánh sáng ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật ? (2đ) HS: Aùnh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp, và hút nước của cây. (1đ) +Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng. (0.5đ) +Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. (0.5đ) 4.3. Tiến trình bài học: -Khi ta chuyển một sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh sang nơi có ánh sáng yếu hoặc ngược lại thì khả năng sống chúng sẽ như thế nào? (HS trả lời).Vậy nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật? š Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1:Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới lên đời sống thực vật ( 14 PHÚT) Mt: Biết nhân tố ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thực vật . Hiểu sự tác động của ánh sáng lên đời sống của thực vật - GV nêu vấn đề: ?Aùnh sáng ảnh hửơng đến hình thái và sinh lý của cây như thế nào? - HS nghiên cứu SGK/122, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1/SGK/123. @ GD năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK , quan sát tranh vẽ để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật - Kĩ năng hợp tác tích cực - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp - GV cho HS quan sát cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa - Đại diện nhóm nhận xét bổ sung, các nhóm theo dõi sửa chửa (nếu cần) ? Aùnh sáng ảnh hưởng tới quang hợp ? ? Giải thích cách xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt? ? Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nói lên điều gì? + HS quan sát cây lá lốt và cây lúa nêu được: * Cây lá lốt: lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng. * Cây lá lúa: lá xếp nghiên tránh tia nắng chiếu thẳng góc š giúp thực vật thích nghi với môi trường. ? Người ta phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng dựa vào tiêu chuẩn nào ? -HS nghiên cứu SGK trả lời được ý sau: Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường. * Liên hệ: Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết? * Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào? Và có ý nghĩa gì? (trồng xen kẽ cây để tăng năng suất) Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật ( 14 PHÚT) MT: Biết nhân tố ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của động vật. Hiểu sự tác động của ánh sáng lên đời sống của động vật - GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK/123,thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Aùùnh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? HS chọn phương án đúng trong 3 phương án. Kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng. - Đại diện nhóm trình bày š các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV đánh giá hoạt động của HS. - GV tiếp tục nêu câu hỏi : Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối,ban đêm,buổi sáng sớm, ban ngày? ? Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào? - HS tiếp tục trao đổi để tìm ví dụ cho phù hợp. * Nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn. - GV thông báo thêm: + Gà thường đẻ trứng ban ngày. + Vịt đẻ trứng ban đêm. + Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn. --> Từ ví dụ trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật? - HS khái quát kiến thức phân chia động vật thành những nhóm thích nghi với những điều kiện chiếu sáng ngày đêm. - GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức. ? Phân biệt động vật ưa sáng và động vật ưa tối ? HS: tự trả lời * Liên hệ thực tế ä: Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kỹ thuật gì để tăng năng suất? - HS có thể nêu: + Chiếu sáng để cá đẻ. + Tạo ngày nhân tạo để gà vịt đẻ trứng *** GDMT :. Aûnh hưởng các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác động đếùn sinh vật đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường *** GDTKNL & HQ : Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò to lớn đối với đời sống của động , thực vật : Sự phân hóa thành các nhóm SV, sự hoạt động của động vật theo chu kỳ ánh sáng , tập tính , sinh sản sinh vật không thể sống nếu thiếu ánh sáng I.Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật * Aùnh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây. +Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng. +Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. II.Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật: -Aùnh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản -Nhóm ĐV ưa sáng: Gồm những ĐV hoạt động ban ngày. -Nhóm ĐV ưa tối: Gồm những ĐV hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất. 4.4. Tổng kết Câu 4.1: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng? HS: +Nhóm cây ưa sáng:Gồm những cây sống nơi quang đãng. +Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. Câu 4.2: Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: cây bàng, cây ổi, táo, diếp cá, lá lốp, phong lan, trầu bà, sầu riêng, cây mít, củ hoàng tinh HS: +Nhóm cây ưa sáng: cây bàng, cây ổi, táo, sầu riêng, cây mít +Nhóm cây ưa bóng: diếp cá, lá lốp, phong lan, trầu bà, củ hoàng tinh - Đọc kết luận SGK/124. 4.5. Hướng dẫn học tập @ Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài. - Trả lời câu hỏi SGK/125. - Đọc “Em có biết” SGK/125. @ Đối với bài học ở tiết học sau: - Xem bài: “ Aûnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật” - Tìm hiểu tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào? 5. Phụ lục: - Tài liệu chuẩn KTKN - Tài liệu tích hợp giáo dục môi trường - Tài liệu giáo dục kĩ năng sống - Tài liệu tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng - Phiếu học tập ghi câu hỏi thảo luận

File đính kèm:

  • docsinh 9 tiet 41.doc
Giáo án liên quan