Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 1 và 2 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

- Trình bày và phân tích thí nghiệm của Men đen. Nắm vững các kí hiệu phép lai

- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen

2.Kỹ năng:

Quan sát, phân tích kênh hình

3.Thái độ:

Giải thích được hiện tượng di truyền trong cuộc sống thực tế

II.Chuẩn bị:

GV: Tranh các cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen

HS: Xem kỹ nội dung phần II, III

III. Phương pháp dạy học:

Quan sát, giải thích, hỏi đáp, trực quan

IV.Tiến trình:

1.Ổn định tổ chức:

9A1 .

9A2 .

9A3 .

2.KTBC:

3.Giảng bài mới:

Mở bài:Vì sao con được sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác với bố mẹ?

Phát triển bài:

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 1 và 2 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:1 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ ND:23/8 CHƯƠNG 1: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN *Mục tiêu chương: 1.Kiến thức: Trình bày và phân tích thí nghiệm của Men đen. Nắm vững các khái niệm kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp. Trình bày được qui luật phân li độc đối với chọn giống và tiến hóa 2.Kỹ năng: Lập luận, giải toán men đen- kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình 3.Thái độ: Giải thích được hiện tượng di truyền trong cuộc sống thực tế MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC Bài 1 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học - Trình bày và phân tích thí nghiệm của Men đen. Nắm vững các kí hiệu phép lai - Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen 2.Kỹ năng: Quan sát, phân tích kênh hình 3.Thái độ: Giải thích được hiện tượng di truyền trong cuộc sống thực tế II.Chuẩn bị: GV: Tranh các cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen HS: Xem kỹ nội dung phần II, III III. Phương pháp dạy học: Quan sát, giải thích, hỏi đáp, trực quan IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức: 9A1.. 9A2. 9A3.. 2.KTBC: 3.Giảng bài mới: Mở bài:Vì sao con được sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác với bố mẹ? Phát triển bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học *HĐ1: Tìm hiểu về di truyền học MT: Nắm được các khái niệm về di truyền và biến dị Tiến hành: -GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu TT SGK/5 cho biết: ? Di truyền là gì? *HS: Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con ? Liên hệ thực tế cho VD về di truyền? *HS:Tóc xoăn giống bố, mũi cao giống mẹ ? Em hiểu biến dị là gì? Cho VD? *HS:Bố mẹ có 5 ngón tay nhưng con có 6 ngón -GV: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. DTH trở thành 1 ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại, trở thành cơ sở lí thuyết khoa học chọn giống có vai trò trong y học và công nghệ sinh học *HĐ 2:Tìm hiểu về Menđen MT:Nắm được đôi nét về Menđen- TN của Menđen Tiến hành: -GV: Giới thiệu sơ lược về Menđen *HS:Nghiên cứu TT và QS H1.2 thảo luận nhóm ?Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai? *HS: Trả lời, nhận xét, KL ? Nêu nhận xét từng cặp tính trạng đem lai? *HS: Có tính tương phản, vd trơn nhăn, vàng lục, xám trắng ? Vì sao Menđen lại cho đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu? *HS: Để phân biệt tính trạng tương phản, tự thụ phấn nghiêm ngặt nên tạo ra dòng thuần -GV: Mở rộng công trình của Menđen được công bố từ 1865 mãi đến nắm 1900 mới được thừa nhận, do dó lúc bấy giờ những hiểu biết về lĩnh vực di truyền học còn hạn chế *HĐ 3:Tìm hiểu 1 số thuận ngữ và kí hiệu cơ bản MT:Nắm được các thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học Tiến hành: -GV: Nêu vd thân cao, hạt xanh, tóc dài ..gọi là các tính trạng ? Tính trạng là gì? Cho vd? *HS: Trả lời, KL -GV:Vd Thân cao,thân thấp; hạt vàng, hạt xanhcặp tính trạng tương phản ? Cặp tính trạng tương phản là gì? *HS: Trả lời, KL -GV: Nêu vd màu sắc hoa, thân cao, thân lùn, quả trơn, quả nhăn ..là do nhân tố di truyền qui định ? Nhân tố di truyền (gen) là gì? *HS: Trả lời, KL -GV: Bố mẹ lông vàng sinh con ra lông vàng gọi là thuần chủng ? Thuần chủng là gì? *HS: Trả lời, KL -GV: Giới thiệu cho HS 1 số kí hiệu thường gặp như SGK/7 I. Di truyền học: -Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu - Biến dị:là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ II.Menđen-người đặt nền móng cho di truyền học: -Grego Menđen 1822-1884 -Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền từng cặp tính trạng + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra qui luật di truyền III.Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học -Tính trạng: những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể -Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng -Nhân tố di truyền(gen): qui định các tính trạng của sinh vật - Thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất 4.Củng cố và luyện tập: a/ Hãy lấy vd về các tính trạng ở trạng ở người? b/ Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai? a/ Người cao- người thấp; da trắng, da đen; tóc thẳng - tóc xoăn. b/ Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai là để theo dõi những biểu hiện của tính trạng 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK/7 - Đọc mục: “em có biết” - Soạn bài 2, QS H2.1,2.2 để hoàn thành bảng 2 V.RKN: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Tiết PPCT :2 ND: 2 /8 Bài 2 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Trình bày và phân tích lai 1 cặp thí nghiệm của Men đen. Nắm vững các khái niệm kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp. - Phát biểu nội dung của qui luật phân li. Giải thích được kết quả thí nghiệm của Men đen 2.Kỹ năng: Quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giải thích được hiện tượng di truyền trong cuộc sống thực tế II.Chuẩn bị: GV: H2.2, H2.3SGK/9 HS: Xem kỹ nội dung phần I, II, hoàn thành bảng 2 III. Phương pháp dạy học: Quan sát, giải thích, hỏi đáp, hợp tác nhóm nhỏ IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức: 9A1 9A2 9A3 2.KTBC: Nêu một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học: Tính trạng, cặp tính trạng tương phản, gen, thuần chủng? (10đ) -Tính trạng: những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể -Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng -Nhân tố di truyền: qui định các tính trạng của sinh vật - Thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất 3.Giảng bài mới: Mở bài: Thế nào là lai 1 cặp tính trạng? Thí nghiệm của Menđen như thế nào? Vào bài Phát triển bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học *HĐ1:Tìm hiểu Thí nghiệm của Menđen MT: Phân tích kết quả Thí nghiệm của Menđen Tiến hành: -GV: Giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên đậu Hà lan H2.1 đây là công việc mà Menđen tiến hành rất cẩn thận, tỉ mỉ và công phu ? Dựa vào H 2.1 nêu thí nghiệm của Menđen? *HS: Cắt bỏ nhị của cây được chọn làm mẹ để ngăn sự tự thụ phấn rồi lấy phấn của cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của hoa đã được cắt nhị. Ông tiếp tục cho F1 tự thụ phấn để tạo ra F2 -GV: Treo H2.2 và giải thích thí nghiệm của Menđen các tính trạng ở bảng 2 VD: thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàngđó là kiểu hình ? Kiểu hình là gì? *HS: Là các tính trạng được biểu hiện ra bên ngoài -GV: Yêu cầu HS dựa vào KH F1 xác định được các cặp tính trạng đem lai là thuần chủng *HS: Dựa vào H2.2 TLN hoàn thành bảng 2 705 hoa đỏ: 224 hoa trắng = 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng 787 thân cao: 277 thân lùn = 3 thân cao: 1thân lùn 428 quả lục: 152 quả vàng =3 quả lục: 1 quả vàng ? Nếu thay đổi vị trí của cây làm bố với cây làm mẹ thì kết quả của 2 phép lai trên có thay đổi không? Vì sao? *HS: Không thay đổi vì vai trò di truyền như nhau -GV: Kết quả F1 tính trạng được biểu hiện là trội đến F2 biểu hiện là lặn ? Dựa vào kết quả ở bảng 2 và H 2.2 hãy điền các cụm từ còn thiếu vào chỗ trống? *HS:1/ đồng tính, 2/ 3 trội: 1 lặn Rút ra KL lai 1 cặp tính trạng *HĐ 2: Tìm hiểu kết quảThí nghiệm của Menđen MT: Xác định các loại giao tử và giải thích được tỉ lệ KH ở F1 Tiến hành: -GV: Treo H2.3 hướng dẫn HS QS TLN cho biết: ? Từ TN Menđen giải thích kết quả TN như thế nào? *HS: Các NTDT (gen) đã xác định các tính trạng, mỗi tính trạng được chi phối bởi 1 cặp NTDT tương ứng, gen trội xác định tính trạng trội, gen lặn xác định tính trạng lặn. Sơ đồ lai P AA x aa Gp A a F1 Aa F1x F1 Aa x Aa GF1 A, a, A, a F2 AA, Aa, Aa, aa *HS: Báo cáo kết quả, nhận xét, KL -GV: Nếu cặp gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp; đồng hợp trội (AA, BB); đồng hợp lặn (aa, bb). Nếu cặp gen chứa tương ứng khác nhau gọi là thể dị hợp; (Aa, Bb) ? QS H 2.3 cho biết tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 ? *HS: Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là 1A, 1a; Tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 là 1AA, 2Aa, 1aa ? Tại sao F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng? *HS: Vì KG ở F1 là dị hợp Aa biểu hiện KH trội cho 4 loại GT nên tạo thành 4 hợp tử I.Thí nghiệm của Menđen -Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn II.Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Các NTDT (gen) đã xác định các tính trạng. Trong tế bào sinh dưỡng các gen tồn tại thành từng cặp. + Gen trội xác định tính trạng trội (kí hiệu bởi chữ cái in hoa ) + Gen lặn xác định tính trạng lặn (kí hiệu bởi chữ cái thường) - Trong quá trình phát sinh giao tử do sự phân li cặp gen Aa ở F1 tạo ra 2 loại giao tử A:a - Quá trình thụ tinh các loại giao tử được tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra 4 tổ hợp. 4.Củng cố và luyện tập: TB 4 SGK/10 -Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen nên cá kiếm mắt đen là tính trạng trội, còn mắt đỏ là tính trạng lặn - Qui định gen A cá kiếm mắt đen; Gen a cá kiếm mắt đỏ - Sơ đồ lai P AA x aa Gp A a F1 Aa F1x F1 Aa x Aa GF1 A, a, A,a F2 AA, Aa, Aa, aa KG: 1AA; 2Aa;1aa KH: 3 mắtđen; 1 mắt đỏ 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài theo câu hỏi 1,2,3 SGK/10 - Chuẩn bị bài 3, hoàn thành các cụm từ còn thiếu ở bảng 3 - Chú ý trội không hoàn toàn để so sánh với trội hoàn toàn V.RKN:

File đính kèm:

  • docsinh 9 tiet 1.doc