Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 26: Thường biến - Năm học 2012-2013

I. Mục tiờu bài học

 1. Kiến thức

 + Trình bày được khái niệm thường biến , sự khác nhau của thường biến với đột biến về 2 phương diện : khả năng di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình .

 + Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi , trồng trọt .

 + Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng .

 2. Kỹ năng

 Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình và kỹ năng thảo luận nhóm , làm việc với Sgk .

II. Đồ dung dạy học

 * GV : - Tranh phóng to H.25 : Sự biến đổi lá cây rau mác

III. Phương phỏp

 -Trực quan

 - Đàm thoại

IV. Tổ chức giờ học

 1. Khởi động

 * Ổn định tổ chức (1)

 * Kiểm tra đầu giờ (4)

 ? Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào ?

 2.Cỏc hoạt động

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 26: Thường biến - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2012 Ngày giảng:27/11/2012 Tiết 26 thường biến . I. Mục tiờu bài học 1. Kiến thức + Trình bày được khái niệm thường biến , sự khác nhau của thường biến với đột biến về 2 phương diện : khả năng di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình . + Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi , trồng trọt . + Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng . 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình và kỹ năng thảo luận nhóm , làm việc với Sgk . II. Đồ dung dạy học * GV : - Tranh phóng to H.25 : Sự biến đổi lá cây rau mác III. Phương phỏp -Trực quan - Đàm thoại IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động * ổn định tổ chức (1’) * Kiểm tra đầu giờ (4’) ? Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào ? 2.Cỏc hoạt động Hoạt động 1(15’) Tỡm hiểu sự biến đổi kiểu hỡnh do tỏc động của mụi trường * Mục tiờu: HS trỡnh bày được sự biến đổi kiểu hỡnh do tỏc động của mụi trường * Đồ dựng: Tranh phóng to H.25 : Sự biến đổi lá cây rau mác . HĐcủa GV và HS Nội Dung - GV đặt vấn đề : Tại sao có những loại cây ( cùng một kiểu gen ), nhưng sống ở môi trường khác nhau lại có những KH khác nhau ? - GV treo tranh phóng to H.25 Sgk cho HS quan sát , yêu cầu các em đọc Sgk để trả lời câu hỏi sau : ‚Sự biểu hiện ra KH của một KG phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Trong các yếu đó , yếu tố nào được xem như không biến đổi ? ‚Thường biến là gì ? - GV theo dõi , nhận xét , bổ sung và xác nhận đáp án đúng . *Kết luận I . Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường : - Sự biểu hiện ra một kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và các yếu tố của môi trường sống . - Trong các yếu tố đó thì kiểu gen được xem như không biến đổi . - Sự biến đổi kiểu hình ( trong các ví dụ nêu trên ) là do có sự khác nhau về điều kiện sống . ŽThường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường . Hoạt động 2 (10’) Tỡm hiểu sự mối quan hệ giữa kiểu gen, mụi trường và kiểu hỡnh * Mục tiờu: HS trỡnh bày được mối quan hệ giữa kiểu gen, mụi trường và kiểu hỡnh * Đồ dựng: Tranh phóng to H.25 : Sự biến đổi lá cây rau mác . HĐcủa GV và HS Nội Dung - GV cho HS đọc Sgk , trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi : ‚Bản chất của mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình là gì ? ‚Những tính trạng nào phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen ? Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường ? - GV cho HS nêu các ví dụ trong Sgk và cho các em tìm thêm những ví dụ khác . *Kết luận II . Mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình : Kiểu hình ( tập hợp các tính trạng ) là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường . Hoạt động 3 (10’) Tỡm hiểu mức phản ứng * Mục tiờu: HS trỡnh bày được mức phản ứng HĐcủa GV và HS Nội Dung - GV nêu tình huống : Cùng một KG quy định tính trạng số lượng , nhưng có thể phản ứng thành nhiều dạng kiểu hình khác nhau tuỳ vào điều kiện môi trường . Tuy nhiên , khả năng đó không phải là vô hạn . Vì sao vậy ? Để giải quyết được tình huống nêu trên , HS cần tham khảo Sgk , thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi sau : ‚Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kỹ thuật trông trọt quy định ? ‚Mức phản ứng là gì ? - GV theo dõi , bổ sung và xác nhận đáp án đúng . *Kết luận III . Mức phản ứng : - Giới hạn năng suất của giống do kiểu gen quy định . - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen ( hoặc chỉ một gen hay nhóm gen ) trước môi trường khác nhau . 3.Tổng kết, hướng dẫn về nhà (5’) * Củng cố GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được các nội dung chính : - Khái niệm thường biến . - Khái niệm mức phản ứng , quan hệ kiểu gen , môi trường và kiểu hình. Gợi ý trả lời một số câu hỏi và bài tập trong Sgk : Câu 1 : Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến : Thường biến Đột biến - Những biến đổi ở KH trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường . - Biến dị KH nên không di truyền cho thế hệ sau . - Phát sinh đồng loạt theo một hướng , tương ứng với điều kiện môi trường . - Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền ( ADN, NST ) . - Di truyền được cho thế sau . - Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên và thường có hại. * Hướng dẫn về nhà - Học thuộc và nhớ phần tóm tắt bài . - Trả lời câu hỏi 1,2,3 Sgk . - Nghiên cứu bài mới : Thực hành - Nhận biết một vài dạng đột biến . Yêu cầu : + Ôn tập lại kiến thức về các dạng đột biến . + Sưu tầm các tranh , ảnh về các đột biến hình thái : thân, lá , hạt ;Tranh , ảnh về biến đổi cấu trúc NST ở hành tây và biến đổi số lượng NST . + Kẻ sẵn bảng 26 trang 75 Sgk vào vở bài tập . .

File đính kèm:

  • docTiÕt 26-s9.doc