Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 49, Bài 47: Quần thể sinh vật - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 47 SGK.

- Tư liệu về 1 vài quần thể sinh vật.

2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh về động vật và thực vật.

- Đọc bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

9A1 . 9A2 .

9A3 . 9A4 .

9A5. 9A6.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài: GV giới thiệu nội dung chương II và những vấn đề sẽ học sau đó đi vào bài cụ thể của chương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 49, Bài 47: Quần thể sinh vật - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 21/02/2014 Tiết 49 Ngày dạy: 25/02/2014 CHƯƠNG II - HỆ SINH THÁI BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ. - Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 47 SGK. - Tư liệu về 1 vài quần thể sinh vật. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về động vật và thực vật. - Đọc bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A1............................................ 9A2........................................ 9A3........................................ 9A4........................................ 9A5............................................................... 9A6................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: GV giới thiệu nội dung chương II và những vấn đề sẽ học sau đó đi vào bài cụ thể của chương. Hoạt động 1: Thế nào là một quần thể sinh vật HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV cho HS quan sát tranh: đàn ngựa, đàn bò, bụi tre, rừng dừa... -> GV thông báo rằng chúng được gọi là 1 quần thể. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1: đánh dấu x vào chỗ trống trong bảng những VD về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật. - GV yêu cầu HS kể thêm một số ví dụ về quần thể khác mà em biết. - GV cho HS phát biểu khái niệm quần thể. - GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh khái niệm quần thể. - GV mở rộng: một lồng gà, một chậu cá chép có phải là một quần thể hay không? Tại sao ? ( nêu HS không trả lời được GV phân tích đó không phải là quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ có dấu hiệu bên ngoài) - GV thông báo để nhận biết một quần thể cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong. - HS quan sát tranh hình. - HS trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + VD 1, 3, 4 không phải là quần thể. + VD 2, 5 là quần thể sinh vật. - HS có thể kể thêm ví dụ: Đàn ong, đàn chim, đàn kiến, đàn voi rừng,... - Một vài HS phát biểu, lớp nhận xét bổ xung. - HS theo dõi. - HS có thể trả lời có hoặc không. - HS chú ý lắng nghe. Tiểu kết: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV giới thiệu chung về 3 đặc điểm cơ bản của quần thể đó là: Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể. a/ Tỉ lệ giới tính: - GV nêu câu hỏi: + Tỉ lệ giới tính là gì? Người ta xác định tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào? Tỉ lệ này cho phép ta biết được điều gì? + Trong chăn nuôi, người ta áp dụng điều này như thế nào? b/ Thành phần nhóm tuổi: - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát bảng 47.2 và trả lời câu hỏi: + Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? + Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? - GV yêu cầu HS đọc tiếp thông tin SGK, quan sát H 47 và trả lời câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của các dạng tháp tuổi? c/ Mật độ quần thể: - GV nêu câu hỏi: + Mật độ quần thể là gì? + Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể ? Liên hệ: + Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp? - GV mở rộng: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Vì sao? ( nếu HS không trả lời được GV gợi ý: Tỉ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật độ) - HS chú ý lắng nghe. - HS tự nghiên cứu SGK trang 140, cá nhân trả lời, nhận xét và rút ra kết luận. + Tính tỉ lệ giới tính ở 3 giai đoạn: giai đoạn trứng mới được thụ tinh, giai đoạn trứng mới nở hoặc con non, giai đoạn trưởng thành. -> Tỉ lệ đực cái trưởng thành cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. + Tuỳ từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực/cái cho phù hợp. + Có 3 nhóm tuổi: Trước sinh sản Sau sinh sản Hết khả năng lao động nặng nhọc. + Liên quan đến số lượng cá thể -> Sự tồn tại của quần thể. - HS trao đổi nhóm, nêu được: + Hình A: đáy tháp rất rộng, chứng tỏ tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh. + Hình B: Đáy tháp rộng vừa phải (trung bình), tỉ lệ sinh không cao, vừa phải (tỉ lệ sinh = tỉ ệ tử vong) số lượng cá thể ổn định (không tăng, không giảm). + Hình C: Đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp, nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản, số lượng cá thể giảm dần. - HS nghiên cứu GSK trang 141 trả lời câu hỏi. + Nêu khái niệm mật độ quần thể. + Liên quan đến thức ăn. - HS nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: + Biện pháp: trồng dày hợp lí loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn đầy đủ. - Mật độ quyết định các đặc trưng khác vì ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái, sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể. Tiểu kết: 1. Tỉ lệ giới tính - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái. - Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. - Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. 2. Thành phần nhóm tuổi - Bảng 47.2. - Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi. 3. Mật độ quần thể - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể phụ thuộc vào: + Chu kì sống của sinh vật. + Nguồn thức ăn của quần thể. + Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội,... Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục s SGK trang 141. - GV gợi ý HS nêu thêm 1 số VD về biến động số lượng cá thể sinh vật tại địa phương. - GV đặt câu hỏi: + Những nhân tố nào của môi trường đã ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể? + Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào? - GV mở rộng: số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào? - Liên hệ: Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào? - HS thảo luận nhóm, trình bày và bổ sung kiến thức, nêu được: + Vào tiết trời ấm áp, độ ẩm cao muỗi sinh sản mạnh, số lượng muỗi tăng cao + Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa. + Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa. - HS lắng nghe. - HS khái quát từ VD trên và rút ra kết luận. - HS nêu được: do lũ lụt, dịch bệnh, cháy rừng.... - HS dựa vào kiến thức thực tế -> nêu được: + Trồng dày hợp lí. + Thả cá vừa phải phù hợp với diện tích. Tiểu kết: - Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. - Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết, khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. 1. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ. - Cho HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. 2. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Làm bài tập 2 vào vở. - Đọc bài quần thể người. V. RÚT KINH NGHIỆM. . . .

File đính kèm:

  • docSINH 9TUAN 26TIET 49.doc