Tiết1: MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm biến dị, di truyền và di truyền học
- Biết được tiểu sử của Menden, phương pháp phân tích thê hệ lai của Menden
- Nắm được một số thuật ngữ trong di truyền học
2. Kỉ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, tự nghiên cứu, phân tích
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV: -Hình vẽ:H1.1(Grêgo Menđen); H1.2 sgk
2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước tiểu sử của Menđen
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ktbc
2. Bài mới: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh hoặc giỏ nhà ai quai nhà ấy Nói như vậy là có cơ sở , thực tế chúng ta đã thấy. Tuy nhiên để hiểu sâu vấn đề này chúng ta cùng nhau nghiên cứu chuơng thứ nhất qua những phát minh tìm tòi của Menđen.
3. Các hoạt động
3.1. Hoạt động 1: Di truyền học
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm di truyền, di truyền học và biến dị
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 1: Menden và di truyền học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 :
PHẦN MỘT: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
Tiết1: MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm biến dị, di truyền và di truyền học
- Biết được tiểu sử của Menden, phương pháp phân tích thê hệ lai của Menden
Nắm được một số thuật ngữ trong di truyền học
2. Kỉ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, tự nghiên cứu, phân tích
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị của GV: -Hình vẽ:H1.1(Grêgo Menđen); H1.2 sgk
Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước tiểu sử của Menđen
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Ktbc
Bài mới: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh hoặc giỏ nhà ai quai nhà ấyà Nói như vậy là có cơ sở , thực tế chúng ta đã thấy. Tuy nhiên để hiểu sâu vấn đề này chúng ta cùng nhau nghiên cứu chuơng thứ nhất qua những phát minh tìm tòi của Menđen.
Các hoạt động
Hoạt động 1: Di truyền học
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm di truyền, di truyền học và biến dị
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc thông tin sgk
-Yêu cầu HS thảo luận theo mục tam giác sgk ( Hãy liên hệ bản thân và xác định mình giống và khác bố mẹ ở điểm nào?)
-Gọi HS phát biểu ý kiến
? Từ ý kiến của HS nêu ra yêu cầu HS phân biệt tính trạng do di truyền và biến dị
? Vì sao lại sắp xếp như vậy?
-Từ đó gọi HS rút ra khái niệm di truyền và biến dị
-Di truyền và di truyền học khác nhau như thế nào?
-ý nghĩa của ngành di truyền học?
-HS đọc thông tin
-Thảo luận nhóm rút ra ý kiến
-HS phát biểu
-HS rút ra kết luận à HS khác nhắc lại ( sửa chữa bổ sung nếu có)
*) Kết luận:
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của cha mẹ, tổ tiên ông bà cho các thế hệ con cháu
-Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ về nhiều chi tiết
-Di truyền học là ngành khoa học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
3.2. Hoạt động 2: Menđen - người đặt nền móng cho di truyền học
Mục tiêu: HS nắm được tiểu sử của Menđen và phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
-Yêu cầu HS đọc mục em có biếtà thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
-Năm sinh và mất của Menđen?
-Các quy luật di truyền của Menđen được công bố vào năm nào?
-Tại sao năm 1900 được xem là năm của di truyền học?
-Men đen mất vì lí do gì?
-Để rút ra được 3 định luật Menđen đã dùng phương pháp gi?
-Phương pháp phân tích của Menđen ntn?
-Bổ sung thông tin và cho HS ghi
-HS đọc thông tinà thảo luận thống nhất ý kiến
-Menđen (1822 – 1884)
-Năm 1866
-Vì năm 1900 ba nhà khoa học: Đơ vri (Hà lan) , Côrenxơ (Đức), Secmac (Aùo) đã tái phát hiện định luật của Menđen bằng thực nghiệm
-Vì đau thận nặng
-PP phân tích các thế hệ lai
-gồm 3 ND:
*) Kết luận:
-Grêgo Menđen (1822 – 1884)
-Quy luật di truyền của Menđen được công bố vào năm 1866
-Năm 1900 là năm của di truyền học
-Phương pháp phân tích các thế hệ lai có nội dung:
+Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng TC tương phản
+Theo giỏi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
+Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được
3.3 Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
Mục tiêu: Hiểu được một số thuật ngữ và kí hiệu của di truyền học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk
-Nêu một số thuật ngữ
-Yêu cần HS nắm các kí hiệu của DTH ở SGK
-HS tự đọc và nghiên cứu
-Cho ví dụ tương ứng
Củng cố: Sử dụng bài tập 1,2,3,4 sgk
Hướng dẫn hoạt động ở nhà
-Xem trước baiø 2 tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm của Menđen. Vì sao ông phài làm như vậy
-Kẻ bảng 2 tr8 sgk vào vở
-Thế nào là tính trạng trội, tính trạng lặn
File đính kèm:
- sinh9.1.doc