Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 9: Nguyên phân - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Trình bày đ¬ược sự biến đổi hình thái NST ( chủ yếu là đóng, duỗi xoắn ) trong chu kỳ tế bào.

- Trình bày đư¬ợc sự thay đổi trạng thái (đơn kép )và sự vận động của NST qua 4 kì của quá trình nguyên phân

- Nêu đư¬ợc ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và phát triển của cơ thể.

2. Kỹ năng

 Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh vẽ phóng to H 9.1-3 sgk

- Bảng phụ bảng 9.2

III. PHƯƠNG PHÁP /KỸ THUẬT DẠY HỌC.

Trực quan ,vấn đáp

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC .

1. Khởi động (5’)

* Ổn định tổ chức ( 1 phút )

* Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )

Cấu trúc hiển vi của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ nào của quá

trình phân chia tế bào?

*Vào bài (1 phút)

Mở bài : Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng .Tuy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kỳ của chu kỳ tế bào.

2. Các hoạt động (35 phút)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 9: Nguyên phân - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :16/09/2012 Ngày giảng :19/09/2012 Tiết 9: NGUYÊN PHÂN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Trình bày được sự biến đổi hình thái NST ( chủ yếu là đóng, duỗi xoắn ) trong chu kỳ tế bào. - Trình bày được sự thay đổi trạng thái (đơn kép )và sự vận động của NST qua 4 kì của quá trình nguyên phân - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và phát triển của cơ thể. 2. Kỹ năng Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh vẽ phóng to H 9.1-3 sgk - Bảng phụ bảng 9.2 III. PHƯƠNG PHÁP /KỸ THUẬT DẠY HỌC. Trực quan ,vấn đáp IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC . 1. Khởi động (5’) * Ổn định tổ chức ( 1 phút ) * Kiểm tra bài cũ ( 3 phút ) Cấu trúc hiển vi của NST được biểu hiện rõ nhất ở kỳ nào của quá trình phân chia tế bào? *Vào bài (1 phút) Mở bài : Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng .Tuy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kỳ của chu kỳ tế bào. 2. Các hoạt động (35 phút) Hoạt động 1 ( 10 phút ) Biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào *Mục tiêu : Trình bày được sự biến đổi hình thái NST ( chủ yếu là đóng, duỗi xoắn ) trong chu kỳ tế bào *Đồ dùng : H 9.1 Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản - GV y/c HS n/c thông tin sgk và quan sát H 9.1 → trả lời câu hỏi. ? Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? - HS nêu được 2 giai đoạn + Kỳ trung gian : + Nguyên phân ( Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối) - GV phân tích H 9.1 kỳ trung gian chiếm nhiều thời gian nhất, kỳ này gồm 3 pha G1 , S và G2 + Pha G1 NST ở trạng thái đơn, dạng sợi mảnh . + Pha S NST tự nhân đôi thành NST kép gồm 2 crômatít dính nhau ở tâm động + Trạng thái này của NST vẫn được duy trì ở G2. - GV lưu ý HS quan sát hình thái NST mức độ duỗi xoắn, đóng xoắn trạng thái đơn và kép của NST ở hình 9.2 , hoàn thành bảng 9.2 - HS quan sát kỹ H9.2 thảo luận thống nhất ý kiến. + NST có dạng đóng xoắn và duỗi xoắn. + Trạng thái đơn và trạng thái kép. GV y/c đại diện 1,2 nhóm HS đọc kết quả bảng 9.2 - Đại diện nhóm đọc kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung - GV thông báo đáp án - HS tự sửa chữa bài . - GV sự đóng duỗi xoắn của tế bào có tính chất chu kì. I. Biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào - Chu kỳ tế bào gồm: + Kỳ trung gian. + Nguyên phân gồm : Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. Hình thái NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào: + Dạng sợi mảnh khi duỗi xoắn hoàn toàn. + Dạng đặc trưng khi đóng xoắn cực đại ở kì giữa. Hình thái NST Kỳ trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối - Mức độ duỗi xoắn - Mức độ đóng xoắn Nhiều nhất ít Cực đại ít nhiều Hoạt động 2 ( 17 phút ) Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân *Mục tiêu : - Trình bày được sự thay đổi trạng thái (đơn kép )và sự vận động của NST qua 4 kì của quá trình nguyên phân *Đồ dùng : H 9.2, 9.3 Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản - GV y/c HS quan sát H9.2, 9.3 trả lời câu hỏi: + Hình thái NST ở đầu kì trung gian, cuối kì trung gian. HS quan sát hình nêu được : + NST có dạng sợi mảnh. + NST tự nhân đôi. - GV chốt kiến thức. - GV y/c HS q/s tranh bảng 9.2 chỉ bộ phận nào tồn tại trong suốt quá trình nguyên phân. - GV y/c HS n/c thông tin tr.28 quan sát hình trong bảng 9.2 thảo luận điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2 - HS trao đổi nhóm thống nhất ghi lại những diễn biến cơ bản của NST ở các kì. - Đại diện 1 nhóm đọc bài - Nhóm khác nhận xét bổ sung . - GVchốt kiến thức - HS tự sửa chữa bài của mình theo đáp án. II. Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân 1. Kì trung gian - NST dạng sợi mảnh duỗi xoắn. - NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 crômatít dính nhau ở tâm động. - Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử. 2. Nguyên phân - Nội dung bảng 9.2 Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Kì đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. - Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại . - Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối Các NST dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất. -Trong quá trình nguyên phân giai đoạn nào quan trọng nhất. Vì sao ? - HS thảo luận trả lời. - HS nêu được giai đoạn chuẩn bị và kì sau - GV nhấn mạnh: + Giai đoạn chuẩn bị NST dạng sợi mảnh tạo điều kiện cho sự nhân đôi của ADN → Tổng hợp ARN→Tổng hợp prôtêin (Thời kì sinh trưởng của tế bào) + Kì sau NST đơn trong NST kép tách nhau mỗi NST di chuyển về một cực của TB bảo đảm cho bộ NST của 2 TB con giống nhau và giống TB mẹ. + Kì sau còn có sự phân chia tế bào chất và các bào quan. ? Sự phân chia của TB động vật khác sự phân chia của TB thực vật ở điểm nào? - HS thảo luận nêu được + Kì cuối NP của TB TV xuất hiện vách ngăn chia TBC thành 2 nửa đều chứa nhân. + Kì cuối NP của TBĐV TBC co thắt lại ở giữa chia TB thành 2 nửa chứa nhân. GV 1 chu kỳ TB ở người 24 giờ, VK 20- 30 phút. - Nêu kết quả của quá trình nguyên phân ? HS nêu được : Tạo 2 tế bào con. - - Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra hai tế - Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra hai tế Hoạt động 3 ( 8 phút ) Ý nghĩa của nguyên phân *Mục tiêu - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và phát triển của cơ thể Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản - GV nêu vấn đề: + Do đâu mà bộ NST của tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ? - HS thảo luận nhóm nêu được : - Do NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần. + Trong NP số lượng tế bào tăng mà bộ NST của tế bào không thay đổi điều đó có ý nghĩa gì ? III. Ý nghĩa của nguyên phân . - HS Bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào - Nêu ý nghĩa của nguyên phân? - GV chốt kiến thức y/c một hS đọc to 3 dòng cuối phần kết luận sgk tr. 30 - Nội dung sgk 3. Tổng kết và hướng dẫn học bài (5 phút) * Tổng kết ( 4 phút ) Bài 1 : Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào trong chu kì tế bào. a ) Kì đầu b ) Kì giữa c ) Kì sau d ) Kì cuối Bài 2 : ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là : a ) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. b ) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. c ) Sự phân ly đồng đều của các crômatít về 2 tế bào con. d ) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Bài 3 : ở người 2n = 46 . Một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân . Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau? a ) 23 ; b ) 46 ; c ) 92 ; d ) 184 Đáp án : Bài 1 ý – d Bài 2 ý - b Bài 1 ý - c * Hướng dẫn học bài : ( 1 phút ) - Học bài trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập vở bài tập . Tìm hiểu sự biến đổi hình thái của NST trong quá trình giảm phân .

File đính kèm:

  • doctiet9 sinh 9.doc