I. Mục tiêu:
a) Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức từ chương I - chương IV
- Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của sự sống
- Phân tích mối quan hệ về chức năng giữa các cơ quan: Bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa
- Giải thích được sự tham gia của các hệ cơ quan:tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể
b) Kĩ năng
- Rèn kĩ năng: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
c) Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập và biết giữ gìn sức khỏe
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Đèn chiếu, bản phim trong đáp án bảng 35.1 – 35.6 SGK
Bảng phụ bảng
- Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 8
Kiến thức cũ cần ôn: kiến thức từ chương I – chương IV
III. Phương pháp: hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động nhóm nhỏ
IV. Tiến trình
1 Ổn định: kiểm tra sỉ số học sinh
2 Kiểm tra bài cũ:không có
3 Giảng bài mới
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 34: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 34
Ngày dạy:
ÔN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức từ chương I - chương IV
Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của sự sống
Phân tích mối quan hệ về chức năng giữa các cơ quan: Bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa
Giải thích được sự tham gia của các hệ cơ quan:tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể
Kĩ năng
Rèn kĩ năng: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
Thái độ
Có ý thức nghiêm túc trong học tập và biết giữ gìn sức khỏe
Chuẩn bị
Giáo viên: Đèn chiếu, bản phim trong đáp án bảng 35.1 – 35.6 SGK
Bảng phụ bảng
Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 8
Kiến thức cũ cần ôn: kiến thức từ chương I – chương IV
Phương pháp: hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động nhóm nhỏ
Tiến trình
Ổn định: kiểm tra sỉ số học sinh
Kiểm tra bài cũ:không có
Giảng bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức (30 phút)ø
Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản từ chương I - chương IV
GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành bảng kiến thức của nhóm : cụ thể như sau: nhóm 1: bảng 35.1 – nhóm 6: bảng 35.6
Thời gian thảo luận nhóm 5 phút
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
GV treo bảng phụ bảng 35
Các nhóm lần lượt báo kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV ghi bên cạnh ý kiến bổ sung
GV sửa bài bằng cách chiếu đáp án lên bảng
Các nhóm hoàn thiện kiến thức vào tập học
Tiểu kết
Hoạt động 2: trả lời câu hỏi
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học
Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống?
GV gợi ý
Các cơ quan của cơ thể người được cấu tạo bằng gì?
Kể một số tế bào ở các cơ quan mà em đã học?
Tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan như thế nào? Ví dụ?
HS trả lời câu hỏi
Câu 2:trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học?
Hệ vận động
Hệ tuần hoàn
Hô hấp Tiêu hóa Bài tiết
Xác định chiều mũi tên chỉ mối liên hệ giữa các cơ quan?
Dựa vào sơ đồ giải thích mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học?
Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
Tiểu kết
Hệ thống hóa kiến thức
Bảng 35.1: Khái quát về cơ thể người
Cấp độ
Tổ chức
Đặc điểm đặc trưng
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
Màng, chất tế bào với các bào quan ( ti thể, lưới nội chất, gôngi, nhân)
Là đơn vị cấu tạo và
chức năng của cơ thể
Mô
Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau
Tham gia cấu tạo nên
các cơ quan
Cơ quan
Đước tạo nên bởi các mô khác nhau
Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan
Hệ
cơ quan
Gồm các cơ quan có mối liên hệ và chức năng
Thực hiện một chức
năng nhất định của cơ
thể
Bảng 35.2:Sự vận động cơ thể
Hệ
cơ quan
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
Nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp
Có tính chất cứng rắn vá đàn hồi
Tạo khung cơ thể
Bảo vệ
Nơi bám của cơ
Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường
Hệ cơ
Tế bào cơ dài
Có khả năng co dãn
Cơ co dãn giúp các cơ quan hoạt động
Bảng 35.3: Tuần hoàn
Cơ quan
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Tim
Có van nhĩ thất và van vào động mạch
Co bóp theo chu kì 3 pha
Bơm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch
Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể, nước mô cũng được đổi mới, bạch huyết cũng được liên tục
lưu thông
Hệ
mạch
Gồm:
động mạch, mao mạch,
tĩnh mạch
Dẫn máu từ tim đi khắp nơi cơ và từ khắp cơ thể về tim
Bảng 35.4: Hô hấp
Các giai đoạn
Cơ chế
Vai trò
Riêng
Chung
Thở
Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp
Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể
Trao đổi khí ở phổi
Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu
Trao đổi khí ở tế bào
Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra
Bảng 35.5: Tiêu hóa
Cơ quan thực hiện
H.động loại chất
K. miệng
Thức quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tiêu hóa
Gluxit
x
x
Lipit
x
Prôtêin
x
x
Hấp thụ
Đường
x
Axít béo
glixêrin
x
Axít amin
x
Bảng 35.6: Trao đổi chất và chuyển hóa
Các quá trình
Đặc điểm
Vai trò
Trao đổi chất
Ở cấp cơ thể
Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài
Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài
Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa
Ở cấp tế bào
Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong
Thải các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong
Chuyển hóa ở tế bào
Đồng hóa
Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể
Tích lũy năng lượng
Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của cơ thể
Dị hóa
Phân giải các chất của tế bào
Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
Câu hỏi ôn tập
Câu 1:
Tế bào là d0ơn vị cấu trúc của cơ thể vì mọi cơ quan của cơ thể đều cấu tạo từ tế bào
Ví dụ : tế bào cơ, tế bào máu
Tế bào là đơn vị chức năng vì các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan
Ví dụ: hoạt động của tế bào cơ giúp cơ co giãn, tế bào tuyến tiết dịch
Câu 2: Mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học
Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác
Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động
Hệ hô hấp lấy ôxi từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tần hoàn
Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ moôi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn
Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã trong trao đổi chất của các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn
Câu 3:
Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất O2, dinh dưỡng đến tế bào, mang các sản phẩm bài tiết từ tế bào thải ra ngoài
Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường ngoìa cung cấp cho tế bào, lấy CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể
Hệ tiêu hóa biến thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào
Củng cố và luyện tập
GV dùng sơ đồ câu hỏi 2 tóm tắt mối liên hệ giữa các cơ quan
Mỗi cơ quan thực hiên một chức năng riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ nhau thực hiện chức năng sống của cơ thể, tham gia vào trao đổi chất
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học bài theo nội dung ôn tập
Chuẩn bị kiểm tra học kì I
Thi học kì I làm bài cẩn thận, nghiêm túc
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Sinh 8 tiet 34.doc