1 - MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Qua các loài ĐVNS đã học, trình bày được đặc điểm chung của chúng- Nhận biết được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, quan sát, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập tích cực, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân, có ý thức bảo vệ các loài động vật và bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có.
2 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
- Tranh sự đa dạng phong phú cùa ĐVNS trong giọt nước lấy từ rễ bèo ở ao nuôi cá (Hình7.1 / Trang 27 / SGK).
- Tranh trùng lỗ sống ở biển (Hình7.2 / Trang 27 / SGK).
- Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1-2 / Trang 26-28 / SGK)
Học sinh :
- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 26.
- Kẻ bảng xanh / Trang 26-28 vào bảng nhóm.
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK
3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
- Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra bài cũ :
* Câu hỏi :Trình bày đời sống, cấu tạo và vòng đời của trùng sốt rét (10đ)
* Trả lời :
- Đời sống : Sống kí sinh trong máu, thành ruột của người và tuyến nước bọt của muỗi Anophen (2,5đ)
- Cấu tạo : Cấu tạo đơn bào có kích thước rất nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào (2,5đ)
- Vòng đời : Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới. Chúng phá vỡ hồng cầu đổ chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới (5đ)
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :7
Ngày dạy : 14/09/2010
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
1 - MỤC TIÊU :
Kiến thức : Qua các loài ĐVNS đã học, trình bày được đặc điểm chung của chúng- Nhận biết được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên.
Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, quan sát, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ : Giáo dục ý thức học tập tích cực, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân, có ý thức bảo vệ các loài động vật và bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có.
2 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Tranh sự đa dạng phong phú cùa ĐVNS trong giọt nước lấy từ rễ bèo ở ao nuôi cá (Hình7.1 / Trang 27 / SGK).
Tranh trùng lỗ sống ở biển (Hình7.2 / Trang 27 / SGK).
Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1-2 / Trang 26-28 / SGK)
Học sinh :
Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 26.
- Kẻ bảng xanh / Trang 26-28 vào bảng nhóm.
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK
3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra bài cũ :
* Câu hỏi :Trình bày đời sống, cấu tạo và vòng đời của trùng sốt rét (10đ)
* Trả lời :
- Đời sống : Sống kí sinh trong máu, thành ruột của người và tuyến nước bọt của muỗi Anophen (2,5đ)
- Cấu tạo : Cấu tạo đơn bào có kíùch thước rất nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào (2,5đ)
- Vòng đời : Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới. Chúng phá vỡ hồng cầu đổ chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới (5đ)
4.3 - Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV giới thiệu bài : ĐVNS có số lượng là 40 nghìn loài phân bố khắp nơi cá thể chỉ là 1 tế bào nhưng chúng có cùng những đặc điểm chung và có vai trò to lớn với thiên nhiên và con người (GV ghi tựa bài)
HĐ 1 : Tìm hiểu đặc điểm chung
MT: Nắm được đặc điểm chung của ĐVNS
- GV treo bảng phụ bảng 1
▼ GV yêu cầu HS đọc ■ / I / SGK, đánh dấu (v) và điền nội dung thích hợp vào ô trống của bảng 1
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng. Lớp nhận xét bổ sung - GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
▼ Dựa vào kết quả trong bảng - Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi /▼/ T.26.
- Đại diện nhóm lên trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận :
1. Cơ thể có bộ phận di chuyển, tế bào phân hóa phức tạp hơn và tự tìm thức ăn.
2. Bộ phận di chuyển thường không có hay tiêu giảm, kém phát triển , tế bào có cấu tạo đơn giản hơn, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản nhanh.
3. Về cấu tạo, kích thước, dinh dưỡng, di chuyển, sinh sản.
HĐ2 : Tìm hiểu Vai trò thực tiễn
MT: Nắm được vai trò thực tiễn của ĐVNS
- GV treo tranh H 7.1
▼ GV yêu cầu HS đọc ■ / II / SGK - Hãy xem thành phần ĐVNS trong giọc nước ao (H 7.1). Thảo luận, nêu vai trò của chúng trong sự sống ao nuôi cá.
- Đại diện nhóm lên trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : ĐVNS rất đa dạng phong phú như : Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi, là thức ăn chủ yếu của các loài giáp xác nhỏ mà các loài giáp xác nhỏ lại là thức ăn chủ yếu của cá và ĐV lớn hơn.
- GV treo bảng phụ bảng 2 và tranh H 7.2
▼ Dựa vào các kiến thức trong chương I và các thông tin trên, quan sát H 7.2, thảo luận và ghi tên ĐVNS mà em biết vào bảng 2
- Đại diện nhóm lên trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận.
? Từ kết quả bảng 2 hãy nêu vai trò thực tiễn của ĐVNS đối với thiên nhiên và con người ?
Liên hệ:Gd HS bảo vệ các loài động vật, bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có.
?Theo em muốn sử dụng nguồn năng lượng hiện có ta phải có biện pháp gì?( Không thải rác bừa bải xuống sông biển; Không sử dụng chất hóa học để tiê diệt thân mềm; Bảo vệ mội trường sống và nơi sinh sản của chúng)
I- Đặc điểm chung
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm
- Sinh sản : chủ yếu là vô tính theo kiểu phân đôi
II- Vai trò thực tiễn :
* Ích lợi :
- Làm thức ăn cho nhiều ĐV lớn hơn trong nước : Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi,
- Ý nghĩa về địa chất : trùng lỗ,
* Tác hại :
- Gây bệnh ở ĐV : trùng tầm gai, cầu trùng,
- Gây bệnh ở người : trùng kiết lị, trùng sốt rét,
4.4- Củng cố và luyện tập :
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 28 / SGK
* Trả lời :
1. - Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi và hữu tính
2. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi, là thức ăn trực tiếp hay gián tiếp của cá.
3. - Trùng kiết lị : Bào xác trùng kiết lị theo đường tiêu hóa xâm nhập vàp cơ thể gây bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét : qua muỗi Anophen truyền vào máu.
- Trùng bệnh ngủ : qua loài ruồi tsê – tsê ở Châu phi
* Câu hỏi nâng cao : Em hiểu như thế nào về hiện tượng kết bào xác, và ý nghĩa của hiện tượng đó ở ĐVNS ?
* Trả lời : Khi gặp điều kiện bất lợi 1 số ĐVNS thoát bớt nước thừa, thu nhỏ cơ thể và hình thành vỏ bọc ngoài gọi là kết bào xác. Điều này giúp trao đổi chất ở cơ thể giảm xuống mức thấp nhất để duy trì sự sống cho thích hợp với điều kiện khắc nghiệt của môi trường
4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 28
- Chuẩn bị bài : “Thủy tức” / Trang 29 / SGK.
* Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK
5- RÚT KINH NGHIỆM :
-
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 7.doc