I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm
- Nắm chắc kiến thức đã học trong chương trình sinh học lớp 7.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp.
- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Bảng hệ thống kiến thức.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Ôn tập toàn bộ chương trình học kì II sinh học 7.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
7A4 . .
7A5 . .
7A6.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Để chuẩn bị cho thi học kì II. Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ hệ thống lại các kiến thức đã học.
Tuần 34 Ngày soạn: 18/04/2014
Tiết 66 Ngày dạy: 22/04/2014
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm
- Nắm chắc kiến thức đã học trong chương trình sinh học lớp 7.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp.
- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Bảng hệ thống kiến thức.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Ôn tập toàn bộ chương trình học kì II sinh học 7.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
7A4....................................................................................
7A5................................................................................
7A6...............................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Để chuẩn bị cho thi học kì II. Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ hệ thống lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào)
- Yêu cầu HS hoàn thành
- GV chữa bài như sau:
+ Gọi bất kì nhóm nào trình bày.
+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- GV thông báo đáp án đúng để cả lớp theo dõi.
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm VD để minh hoạ.
- Thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS nghiên cứu thảo luận nhóm để trả lời:
- Nếu hết giờ thì phần này HS tự trả lời.
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu 1:
a/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn?
b/ Giải thích tại sao ếch lại sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm ?
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư?
Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của Bò sát? Giải thích tại sao khủng long lại bị diệt vong trong khi đó những loài bò sát nhỏ lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay?
Câu 5: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Câu 6: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim? Cho ví dụ?
Câu 7:
a/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống ?
b/ Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh ?
Câu 8: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú? Cho ví dụ.
Câu 9:
a/ Trình bày các hình thức sinh sản ở động vật ? Cho ví dụ?
b/ Giải thích sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính?
Câu 10:
a/ Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ?
b/ Ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Cho ví dụ?
Câu 11: Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch ?
Câu 12: Trình bày các đặc điểm bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Câu 13: Theo em cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của lớp thú trước nguy cơ suy giảm hiện nay ?
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Trả lời câu hỏi sgk.
2. Dặn dò:
- Xem lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Tích cực ôn tập để thi học kì II vào tuần 36.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
.