Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng

1 - MỤC TIÊU :

- Kiến thức : HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sống kí sinh. HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét

- Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.

- Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.

2 - CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

- Tranh bào xác trùng kiết lị (Hình 6.1 / Trang 23 / SGK).

- Tranh trùng kiết lị nuốt hồng cầu (Hình 6.2 / Trang 23 / SGK)

- Tranh phân biệt muỗi Anophen (Hình 6.3 / Trang 24 / SGK)

- Tranh sinh sản của trùng sốt rét ở máu người (Hình 6.4 / Trang 24 / SGK)

- Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi / Trang 23 / SGK – Bảng xanh / Trang 24 / SGK

 Học sinh :

- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 23.

- Dự kiến trả lời các câu hỏi / SGK

- Kẻ bảng xanh Trang 24 vào bảng nhóm.

3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

- Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác.

4 - TIẾN TRÌNH :

4.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.

4.2- Kiểm tra bài cũ :

1. Trùng biến hình có cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản như thế nào ?(10đ)

* Cấu tạo : Cơ thể đơn bào có cấu tạo rất đơn giản. Gồm : một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp (3đ)

* Di chuyển : bằng chân giả (2đ)

* Dinh dưỡng : (3đ)

- Bắt mồi bằng chân giả, tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa

- Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

- Bài tiết nhờ không bào co bóp.

* Sinh sản : Vô tính bằng cách phân đôi (2đ)

2. Trùng giày có cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản như thế nào ? (10đ)

* Cấu tạo : Cơ thể đơn bào đã phân hóa thành nhiều bộ phận như : nhân lớn, nhân nhỏ, không bào tiêu hóa, không bào co bóp, miệng, hầu (3đ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 6 Ngày dạy :08/09/2010 TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT 1 - MỤC TIÊU : Kiến thức : HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sống kí sinh. HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm. Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể. 2 - CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh bào xác trùng kiết lị (Hình 6.1 / Trang 23 / SGK). Tranh trùng kiết lị nuốt hồng cầu (Hình 6.2 / Trang 23 / SGK) Tranh phân biệt muỗi Anophen (Hình 6.3 / Trang 24 / SGK) Tranh sinh sản của trùng sốt rét ở máu người (Hình 6.4 / Trang 24 / SGK) Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi ▼/ Trang 23 / SGK – Bảng xanh / Trang 24 / SGK Học sinh : Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 23. Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK Kẻ bảng xanh Trang 24 vào bảng nhóm. 3 - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, vấn đáp, hoạt dộng theo nhóm và kết hợp các phương pháp khác. 4 - TIẾN TRÌNH : 4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập. 4.2- Kiểm tra bài cũ : 1. Trùng biến hình có cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản như thế nào ?(10đ) * Cấu tạo : Cơ thể đơn bào có cấu tạo rất đơn giản. Gồm : một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp (3đ) * Di chuyển : bằng chân giả (2đ) * Dinh dưỡng : (3đ) - Bắt mồi bằng chân giả, tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa - Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể - Bài tiết nhờ không bào co bóp. * Sinh sản : Vô tính bằng cách phân đôi (2đ) 2. Trùng giày có cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản như thế nào ? (10đ) * Cấu tạo : Cơ thể đơn bào đã phân hóa thành nhiều bộ phận như : nhân lớn, nhân nhỏ, không bào tiêu hóa, không bào co bóp, miệng, hầu (3đ) * Dinh dưỡng : Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng đến hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hóa, di chuyển trong cơ thể. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bả được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể (5đ) * Sinh sản : - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang. - Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp (2đ) 4.3- Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV giới thiệu bài : ĐVNS tuy nhỏ nhưng gây cho con người nhiều bệnh rất nguy hiểm. Trong khoảng 40 nghìn loài đã biết, thì khoảng 1/5 sống kí sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho ĐV và người : bệnh cầu trùng ở thỏ, bệnh ỉa chảy ở ong mật, bệnh tầm gai, bệnh ngủ Châu Phi ở người. Ở nước ta, có 2 đối tượng gây bệnh nguy hiểm cho người thường gặp là trùng kiết lị và trùng sốt rét. Chúng ta cần phải hiểu rỏ về thủ phạm của 2 loại bệnh nguy hiểm này để có cách chủ động phòng chống tích cực (GV ghi tựa bài) HĐ1 : Tìm hiểu về trùng kiết lị : MT : Nêu được đặc điểm đời sống, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản và tác hại của trùng kiết lị. - GV treo tranh và bảng phụ. ▼ GV yêu cầu HS quan sát H 6.1 – 6.2, đọc thông tin dưới hình và ■ / I, Đánh dấu (V) vào ô trống ứng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi ▼/ T.23 - Gọi HS lên đánh dấu – Lớp nhận xét, bổ sung – GV nhận xét , nêu kết quả đúng : 1. Có chân giả và có hình thành bào xác. 2. Chỉ ăn hồng cầu và Có chân giả ngắn. - Từ kết quả hoạt động trên, cho biết : ? Trùng kiết lị sống ở đâu ? ? Cơ thể trùng kiết lị có cấu tạo như thế nào ? ? Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể qua con đường nào? Thức ăn của trùng kiết lị là gì ? (Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó và tiêu hóa làm hủy hoại hồng cầu của người, sinh sản rất nhanh. Sau đó kết bào xác theo phân ra ngoài, bám vào cơ thể ruồi để truyền qua thức ăn tiếp tục lây bệnh) ? Trùng kiết lị gây hại cho sức khỏe con người như thế nào? ? Người bị bệnh do trùng kiết lị gây ra thường có những triệu chứng gì ? (Đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và nhày như nước mũi) ? Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu ? (Thành ruột bị tổn thương) ? Để phòng tránh được bệnh kiết lị ta phải làm gì ? (Giữ gìn vệ sinh ăn uống sạch sẽ,) HĐ2 : Tìm hiểu về trùng sốt rét : MT : Nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, vòng đời và sinh sản của trùng sốt rét ? Dựa vào ■ / 1-II, cho biết trùng sốt rét có đời sống ở đâu ? ? Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là do đâu ? (Muỗi Anophen) - GV treo tranh H 6.3 , yêu cầu HS phân biệt muỗi Anophen và muỗi thường. ? Trùng sốt rét có cấu tạo cơ thể như thế nào? ? Thức ăn của trùng sốt rét là gì ? ? Hoạt động dinh dưỡng được thực hiện như thế nào ? - GV treo tranh H 6.4 , yêu cầu HS trình bày vòng đời của trùng sốt rét bằng lời theo sơ đồ H 6.4 * GV : Cứ sau 48 giờ 1 lần với trùng sốt rét thường gặp, gây bệnh sốt rét cách nhật ? Vì sao người bị sốt rét da tái xanh ? (Do hồng cầu bị phá hủy) - GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / T.24 ▼ Để củng cố lại kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng - Đại diện nhóm lên điền bảng – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận ? Tình trạng bệnh sốt rét ở VN hiện nay như thế nào ? ? Cách phòng chống bệnh sốt rét trong cộng đồng ? - GV liên hệ : Chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét : Tuyên truyền ngủ có màn. Dùng thuốc diệt mũi nhúng màn miễn phí. Phát thuốc chữa cho người bệnh. Trùng sốt rét lan truyền qua muỗi Anophen, nên phòng chống bệnh sốt rét khó khăn và lâu dài, nhất là ở miền núi I- Trùng kiết lị: - Đời sống : Sống kí sinh ở thành ruột người. - Cấu tạo : Cơ thể đơn bào có cấu tạo rất đơn giản. Chân giả rất ngắn. Có hình thành bào xác. - Dinh dưỡng : Nuốt hồng cầu qua màng tế bào - Sinh sản : rất nhanh - Tác hại : hủy hoại hồng cầu của người, gây viêm loét niêm mạc ruột, làm suy nhược cơ thể. - Phòng bệnh : Giữ gìn vệ sinh ăn uống sạch sẽ II- Trùng sốt rét : - Sống kí sinh trong máu, thành ruột của người và tuyến nước bọt của muỗi Anophen 1. Cấu tạo và dinh dưỡng : - Cấu tạo : đơn bào có kíùch thước rất nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào - Dinh dưỡng : Aên chất nguyên sinh trong hồng cầu 2. Vòng đời : Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu rồi sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới. Chúng phá vỡ hồng cầu đổ chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới - Tác hại : Huỷ hoại hồng cầu gây thiếu máu, suy nhược cơ thể nhanh 3. Bệnh sốt rét ở nước ta - Bệnh đã bị đẩy lùi dần, và vẫn còn bột phát ở 1 số vùng miền núi - Phòng bệnh : Giữ vệ sinh môi trường, cá nhân, diệt muỗi. 4.4- Củng cố và luyện tập : * GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 25 / SGK * Trả lời : 1. * Giống nhau : đều sử sụng hồng cầu làm thức ăn, làm tiêu hủy hồng cầu gây bệnh nguy hiểm cho con người * Khác nhau : - Trùng kiết lị : lớn, vào ruột người ở dạng bào xác tạo các vết loét ở niêm mạc ruột, nuốt nhiều hồng cầu 1 lúc và tiêu hóa, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. - Trùng sốt rét : nhỏ hơn hồng cầu, nên chui vào hồng cầu kí sinh (kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới 1 lúc rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình ấy 2. Trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác gây các vết loét ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó và tiêu hóa, sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột làm số lượng hồng cầu bị hủy hoại ngày càng nhiều, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, thiếu máu, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời 3. Vì miền núi có điều kiện môi trường rất thích hợp cho sự tồn tại và sinh sản của muỗi Anophen : nhiều vùng đầm lầy, nhiều cây cối rậm rạp, * Câu hỏi nâng cao : Sinh sản phân đôi ở trùng giày khác với trùng roi xanh và trùng biến hình ở đặc điển cơ bản nào ? ? * Trả lời : - Trùng roi : Phân đôi theo chiều dọc - Trùng biến hình : Phân đôi theo chiều bất kì. - Trùng giày : Phân đôi theo chiều ngang. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập. - Đọc mục “Em có biết” / Trang 25 / SGK - Chuẩn bị bài: “Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS” / Trang 26 / SGK. * Kẻ bảng xanh Trang 26 -28 vào bảng nhóm. * Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK 5- RÚT KINH NGHIỆM : - Ưu điểm: . - Khuyết điểm:

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 6.doc