Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 49, Bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ (Tiết 2) - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng của cá cơ quan dinh dưỡng , thần kinh, giác quan của thỏ.

- So sánh với lớp bò sát để tìm ra đặc điểm tiến hóa.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.

- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo trong của thỏ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu các loài động vật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Mô hình thỏ; Hình 46.1  46.5; Bảng phụ.

- Phiếu học tập:

Hệ cơ quan Vị trí Thành phần Chức năng

Tuần hoàn

Hô hấp

Bài tiết

 

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

7A4 . .

7A5 . .

7A6.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm của bộ xương và hệ cơ của thỏ ?

- Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học ?

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài: Bài học trước các em đã tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo của bộ xương, hệ cơ và hệ tiêu hóa của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiêt, thần kinh và giác quan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 49, Bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ (Tiết 2) - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 21/02/2014 Tiết 49 Ngày dạy: 24/02/2014 BÀI 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ (t2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng của cá cơ quan dinh dưỡng , thần kinh, giác quan của thỏ. - So sánh với lớp bò sát để tìm ra đặc điểm tiến hóa. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích. - Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo trong của thỏ. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu các loài động vật. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Mô hình thỏ; Hình 46.1 à 46.5; Bảng phụ. - Phiếu học tập: Hệ cơ quan Vị trí Thành phần Chức năng Tuần hoàn Hô hấp Bài tiết 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 7A4.................................................................................... 7A5................................................................................ 7A6............................................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của bộ xương và hệ cơ của thỏ ? - Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học ? 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: Bài học trước các em đã tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo của bộ xương, hệ cơ và hệ tiêu hóa của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiêt, thần kinh và giác quan. Hoạt động 1: Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK liên quan đến các cơ quan dinh dưỡng, quan sát tranh cấu tạo trong của thỏ, sơ đồ hệ tuần hoàn và hoàn thành phiếu học tập. - GV kẻ phiếu học tập trên bảng phụ. - GV tập hợp các ý kiến của các nhóm, nhận xét. - Yêu cầu các nhóm lên bảng điền - Cho HS thảo luận - GV thông báo đáp án của phiếu học tập. - Cá nhân tự đọc SGK trang 153, 154, kết hợp quan sát hình 47.2, ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. + Thành phần các cơ quan trong hệ cơ quan. + Chức năng của hệ cơ quan. - Đại diện 1-5 nhóm lên điền vào phiếu trên bảng. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Thảo luận toàn lớp về ý kiến chưa thống nhất. - Học sinh tự sửa chữa nếu cần. Đáp án phiếu học tập Hệ cơ quan Vị trí Thành phần Chức năng Tuần hoàn Lồng ngực - Tim có 4 ngăn, mạch máu. - Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Hô hấp Trong khoang ngực - Khí quả, phế quản và phổi (mao mạch). - Dẫn khí và trao đổi khí. Bài tiết Trong khoang bụng sát xương sống - Hai thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu - Lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. * Tiểu kết: - Hệ tuần hoàn: Nằm ở lồng ngực, Tim có 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi - Hệ hô hấp: Nằm ở trong khoang ngực xuất hiện cơ hoành tham gia vào hô hấp gồm: Khí quản, phế quản và phổi (mao mạch) + Phổi có nhiều túi khí (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh trao đổi khí - Hệ bài tiết: Nằm ở trong khoang bụng sát sống lưng, thận sau có cấu tạo phù hợp với chức năng lọc máu, chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thần kinh và giác quan. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV cho HS quan sát mô hình não của cá bò sát thỏ và trả lời câu hỏi: + Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn não cá và bò sát? + Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ? - Cho tự rút ra kết luận. - HS quan sát chú ý các phần đại não , + Chú ý kích thước + Tìm ví dụ chứng tỏ sự phát triển của đại não: như tập tính phong phú,. + Các giác quan phát triển - Một vài HS trả lời HS khác bổ sung. * Tiểu kết: - Hệ thần kinh: Bộ não phát triển đặc biệt là đại não và tiểu não à Liên quan đến các hoạt động phong phú và phức tạp. - Gíác quan : Mũi thính, có lông xúc giác. Tai thính, có vành tai lớn, cử động được về mọi phía. Mắt có mi, cử động được. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. 1. Củng cố: - Cho HS đọc phần ghi nhớ. - Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Tim thỏ có mấy ngăn ? A. 2 ngăn B. 3 ngăn C. 4 ngăn D. 5 ngăn Câu 2: Hệ thần kinh và giác quan của thỏ phát triển hơn các lớp trước liên quan mọi cử động phúc tạp của thỏ là do : A. Não trước và não giữa phát triển B. Não trung gian và tiểu não phát triển C. Bán cầu não và tiểu não phát triển D. Não lớn, ít nếp nhăn Câu 3: Sự thông khí ở phổi của thỏ thực hiện đuwọc là do: A. Sự co dãn của cơ liên sườn và cơ hoành. B. Sự co dãn của cơ hoành. C. Sự co dãn của cơ liên sườn. D. Sự co dãn của cơ bụng. 2. Dặn dò: - Nhận xét tình hình học tập của lớp. - Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”. - Chuẩn bị bài mới: “Đa dạng của lớp Thú” V. RÚT KINH NGHIỆM. . . .

File đính kèm:

  • docSINH 7TUAN 26TIET 49.doc