Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 30, Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Trần Thị Kim Hằng

1 - MỤC TIÊU :

1.1.Kiến thức : HS nhận biết được đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Giải thích được sự đa dạng của ngành Chân khớp về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng. Nêu được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.

1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích tranh, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

1.3 Thái độ : Có ý thức bảo vệ các loài chân khớp có ích, phòng trừ chân khớp có hại.

2- TRỌNG TÂM:

 Đặc điểm chung và vai trò ngành chân khớp

3 - CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

- Tranh 1 số đặc điểm của các đại diện ngành Chân khớp

 (Hình 29.1-6 / Trang 95-96 / SGK)

- Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1,2,3 / Trang 96-97

 Học sinh :

- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 95.

- Ôn lại các kiến thức về lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ

4 - TIẾN TRÌNH :

4.1- On định tổ chức :

 KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.

4.2- Kiểm tra miệng: Không kiểm tra

4.3- Giảng bài mới :

- GV giới thiệu bài : GV cho HS đọc / 95

? Ngành Chân khớp có số lượng loài rất lớn, Các đại diện của ngành Chân khớp thường sống ở đâu ?

 (Ở khắp nơi trên hành tinh : dưới nước hay trên cạn, ở ao, hồ, sông hay ở biển khơi, trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh).

GV : Chân khớp tuy rất đa dạng, nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành và có vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người. (GV ghi tựa bài)

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 30, Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29- Tiết : 30 Ngày dạy : 02-12-2010 Tuần15 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP 1 - MỤC TIÊU : 1.1.Kiến thức : HS nhận biết được đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Giải thích được sự đa dạng của ngành Chân khớp về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng. Nêu được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương. 1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích tranh, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm. 1.3 Thái độ : Có ý thức bảo vệ các loài chân khớp có ích, phòng trừ chân khớp có hại. 2- TRỌNG TÂM: Đặc điểm chung và vai trò ngành chân khớp 3 - CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh 1 số đặc điểm của các đại diện ngành Chân khớp (Hình 29.1-6 / Trang 95-96 / SGK) Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1,2,3 / Trang 96-97 Học sinh : Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 95. Ôn lại các kiến thức về lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ 4 - TIẾN TRÌNH : 4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập. 4.2- Kiểm tra miệng: Không kiểm tra 4.3- Giảng bài mới : - GV giới thiệu bài : GV cho HS đọc ■ / 95 ? Ngành Chân khớp có số lượng loài rất lớn, Các đại diện của ngành Chân khớp thường sống ở đâu ? (Ở khắp nơi trên hành tinh : dưới nước hay trên cạn, ở ao, hồ, sông hay ở biển khơi, trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh). GV : Chân khớp tuy rất đa dạng, nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành và có vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người. (GV ghi tựa bài) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ1 : Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành chân khớp : - GV treo tranh H 29.1-29.5 cho HS quan sát (Khi quan sát đọc các thông tin dưới hình) ▼ Thảo luận nhóm và đánh dấu (V) vào ô trống ở hình để chọn lấy các đặc điểm được coi là đặc điểm chung của ngành Chân khớp - Sau khi thảo luận GV gọi đại diện nhóm lên đánh dấu – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, gợi ý HS chốt lại các đặc điểm chung của ngành Chân khớp : Hình 29.1 - 29.3 - 29.4 HĐ2 : Tìm hiểu sự đa dạng ở Chân khớp : - GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1/ T.96 ▼ GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong ngành đánh dấu (V) và ghi theo yêu cầu vào ô trống bảng 1 để hoàn thành bảng 1 trong vỡ bài tập. - GV gọi 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại với kiến thức đúng. ? Qua kết quả trên nhận xét tính đa dạng của chân khớp ? - GV yêu cầu HS đọc ■ / 2- II - GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 2/ T.97 ▼ GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong ngành đánh dấu (V) vào ô trống bảng 2 để hoàn thành bảng 2 trong vỡ bài tập. (Chú ý : có nhiều tập tính khác nhau ở 1 đại diện) - GV gọi 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung và chốt lại với kiến thức đúng. ? Qua kết quả trên nhận xét tính đa dạng của chân khớp ? ? Giải thích vì sao chân khớp đa dạng về tập tính ? (Vì thần kinh phát triển cao) HĐ3 : Tìm hiểu vai trò thực tiễn : - GV yêu cầu HS đọc ■ / III - GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 3 / SGK ▼ Dựa vào kiến thức đã học, liên hệ đến thực tiễn thiên nhiên, điền tên 1 số loài chân khớp và đánh dấu (V) vào ô trống cho phù hợp để hoàn thành bảng 3 vào vỡ bài tập - GV gọi 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, đ7a ra kết quả đúng. ? Nêu ích lợi của chân khớp ? - GV : Đối với những ĐV có ích chúng ta phải biết bảo vệ hoặc gây nuôi chúng làm tăng lợi ích cho con người ? Chân khớp có tác hại gì ? ? Đối với những ĐV gây hại chúng ta phải làm gì ? ( Tích cực phòng trừ, tiêu diệt để ngăn chăng những thiệt hại do chúng gây ra) - GV : Tuy nhiên trong thực tế, ta cón gặp 1 số ĐV vừa có lợi, vừa có hại. VD : châu chấu là thức ăn của chim nhưng phá hại mùa màng. Muỗi truyền bệnh nhưng ấu trùng của muỗi là thức ăn của cá, Do đó chúng ta cần hạn chế những mặt có hại, khai thác bảo vệ những mặt có lợi của chân khớp để giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học I- Đặc điểm chung : - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. - Vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ (bộ xương ngoài ). II- Sự đa dạng ở Chân khớp : 1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống - Cấu tạo đa dạng - Sống ở nhiều môi trường sống khác nhau 2. Đa dạng về tập tính : - Thần kinh phát triển cao giúp ngành chân khớp đa dạng về tập tính III- Vai trò thực tiễn : * Ích lợi : - Cung cấp thực phẩm cho co người : tôm, cua, - Làm thuốc chữa bệnh : Mật ong, - Thụ phấn cho cây trồng : ong, bướm, - Làm sạch môi trường : bọ hung - Làm thức ăn của động vật khác: châu chấu, bọ gậy, - Săn bắt sâu bọ có hại : nhện, kiến, bọ ngựa, * Tác hại : - Làm hại cây trồng : Sâu xám, sâu đục thân, châu chấu, - Hại đồ gỗ, tàu thuyền : Mọt, gỗ, mối, - Truyền bệnh nguy hiểm : ruồi, muỗi,... 4.4-Câu hỏi ,bài tập củng cố: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / T.93 / SGK - Trả lời : 1. Đặc điểm ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của Chân khớp là : - Có vỏ kitin vừ là bộ xương ngoài, vừa chống bay hơi nước, thích nghi sống ở trên cạn - Chân phân đốt, khớp động : làm khả năng di chuyển được linh hoạt và tăng cường.Là đặc điểm được dùng đặt tên cho cả ngành Chân khớp. 2. Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dàivới điều kiện sống thể hiện ở : - Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới. - Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức ăn rắn, khác nhau. - Đặc điểm thần kinh (đặt biệt não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ. 3. Lớp giáp xác có giá trị về thực phẩm lớn nhất. VD : tôm cua ở biển, ở nước ngọt, có giá trị thực phẩm và được xuất khẩu. 4.5- Hướng dẫn HS tự họcø : - Học thuộc bài. Hoàn thành vỡ bài tập. - Xem và soạn bài: “Cá chép” Trang102 / SGK. * Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK. ? Tìm hiểu đời sống và cấu tạo ngoài của cá chép 5- RÚT KINH NGHIỆM : ..

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 30.doc