Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 14, Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn - Trần Thị Kim Hằng

1 - MỤC TIÊU :

1.1 Kiến thức :

 - HS hiểu rõ được 1 số giun tròn, đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, từ đó thấy được tính đa dạng của giun tròn và cách phòng tránh.

 - HS nêu được đặc điểm chung của ngành Giun tròn.

1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

1.3 Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường, giữ vệ sinh ăn uống cho người.

2. TRỌNG TÂM:

 Đặc điểm chung của một số giun tròn

3 - CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

- Tranh Giun kim, Giun móc câu, Giun rễ lúa, vòng đời giun kim ở trẻ em

 (Hình 14.14 / Trang 50 / SGK).

- Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 51 / SGK.

 Học sinh :

- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 50.

- Dự kiến trả lời câu hỏi / SGK / tiết 14

4 - TIẾN TRÌNH :

4.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.

4.2- Kiểm tra miệng:

* Câu hỏi 1:

Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh và viết sơ đồ vòng đời của giun đũa (9đ)

* Trả lời :

 - Cấu tạo : Hình ống, dài khoảng 25cm, hai đầu thon lại, có lớp cuticun bọc ngoài.

Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển, bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hóa có thêm ruột sau và hậu môn. Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc (4đ)

- Sơ đồ vòng đời giun đũa : (5đ)

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 14, Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14 - Tiết : 14 Tuần dạy :7 MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN 1 - MỤC TIÊU : 1.1 Kiến thức : - HS hiểu rõ được 1 số giun tròn, đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, từ đó thấy được tính đa dạng của giun tròn và cách phòng tránh. - HS nêu được đặc điểm chung của ngành Giun tròn. 1.2 Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm. Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường, giữ vệ sinh ăn uống cho người. 2. TRỌNG TÂM: Đặc điểm chung của một số giun tròn 3 - CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh Giun kim, Giun móc câu, Giun rễ lúa, vòng đời giun kim ở trẻ em (Hình 14.1à4 / Trang 50 / SGK). Bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 51 / SGK. Học sinh : Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 50. Dự kiến trả lời câu hỏi ▼/ SGK / tiết 14 4 - TIẾN TRÌNH : 4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập. 4.2- Kiểm tra miệng: * Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh và viết sơ đồ vòng đời của giun đũa (9đ) * Trả lời : - Cấu tạo : Hình ốngï, dài khoảng 25cm, hai đầu thon lại, có lớp cuticun bọc ngoài. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển, bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hóa có thêm ruột sau và hậu môn. Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc (4đ) Sơ đồ vòng đời giun đũa : (5đ) Giun đũa trưởng thành Đẻ Trứng (ruột) Theo phân Trứng (môi trườngngoài) (ruột non người) rau quả ẩm, thoámg khí Aáu trùng trong trứng * Câu 2: Kể tên một số giun tròn? (1đ) * Trả lời: Một số giun tròn như: Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa(1đ) 4.3- Bài mới : GV giới thiệu bài : Ngoài giun đũa, còn nhiều loài giun tròn khác hầu hết chúng kí sinh ở người, ĐV và cả TV. Chúng có những đặc điểm chung cơ bản cũng là đặc điểm của ngành (GV ghi tựa bài) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - GV : Phần lớn (khoảng 30 nghìn loài) giun tròn kí sinh ở người, ĐV và cả TV. Riêng ở người, một số giun kí sinh phổ biến và gây ra các bệnh ở mức độ nguy hiểm khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua phần I HĐ1 : Tìm hiểu 1 số giun tròn khác : - GV treo tranh H-14.1à3 và giới thiệu : Đây là 1 số loài đại diện của ngành giun dẹp. ? Quan sát hình và dựa vào thông tin dưới hình cho biết giun tròn nào kí sinh ở người, giun tròn nào kí sinh ở thực vật ? (Ở người : Giun kim, Giun móc câu, Ở TV : Giun rễ lúa) - GV treo tiếp H-14.4 và gọi HS mô tả vòng đời của giun kim qua sơ đồ H 14.4. GV giới thiệu lại vòng đời giun kim - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi / ▼/ Trang 51. Giun tròn thường kí sinh ở bộ phận nào, gây tác hại gì cho cơ thể vật chủ, và biện pháp phòng tránh là gì : ▼ GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin dưới hình. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi / ▼/ Trang 51 - Đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt lại ý đúng : 1. Các loài giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng của người, động vật và thực vật như : ruột già, tá tràng, rễ lúa,Gây đau bụng, buồn nôn, suy dinh dưỡng, ngứa ngáy, mất ngủ làm cơ thể gầy yếu xanh xao, gây thối rễ, lá úa vàng rồi chết (bệnh vàng lụi rất nguy hại ở lúa), 2. Giun trưởng thành kí sinh trong ruột già người nhất là trẻ em gây đau bụng, buồn nôn, Đẻ trứng vào ban đêm ở gần vùng hậu môn gây ngứa ngáy, mất ngủ (trứng theo phân ra ngoài), khi người bệnh gãi, trứng giun dính vào kẽ móng tay. Do trẻ có thói quen ngậm tay vào miệng (thích chơi bẩn, ăn uống không đảm bảo vệ sinh) đã tạo điều kiện cho giun khép kín được vòng đời. 3. Để phòng bệnh giun, ta phải giữ vệ sinh ăn uống (không ăn rau sống, uống nước lã, dùng lồng bàn đậy thức ăn, tiêu diệt triệt để ruồi nhặng, không dùng phân tươi để bón cho rau cải), vệ sinh cá nhân (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không đi chân đất, chơi bẩn và ngậm tay vào miệng), vệ sinh môi trường, uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng / 1 lần, dùng thuốc trừ giun ở lúa * Từ kết quả trên GV hướng dẫn HS củng cố bài bằng 1 số câu hỏi : ? Giun kim kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể ? ? Ở lứa tuổi nào thì dễ bị giun kim nhất ? Vì sao ? (Trẻ em từ dưới 15 tuổi. Vì giun kim xâm nhập vào vật chủ qua đường tiêu hóa mà trẻ em thường có thói quen ngậm tay, chơi bẩn, ăn, uống không đảm bảo vệ sinh,) ? Giun kim gây cho vật chủ tác hại gì ? (Gây đau bụng, buồn nôn, suy dinh dưỡng, ngứa ngáy, mất ngủ, ) * GV liên hệ biện pháp phòng tránh (Kết quả thảo luận) ? Giun móc câu trưởng thành sống ở đâu ? ? Tá tràng là gì ? ? Khi sống kí sinh ở tá tràng chúng gây tác hại gì cho vật chủ ? (Làm cơ thể xanh xao, vàng vọt) ? Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể qua con đường nào ? (Khi người đi chân đất ở vùng có ấu trùng giun móc câu, chúng xâm nhập vào cơ thể qua da bàn chân) ? Ở những nơi nào có ấu trùng giun móc câu ? (vùng mỏ, vùng trồng màu) * GV liên hệ cách phòng tránh giun móc câu (Kết quả thảo luận) ? Giun rễ lúa sống ở đâu ? ? Bộ rễ thối, lá úa vàng thì cây sẽ như thế nào ? (Chết) ? Vậy giun rễ lúa gây tác hại gì ? (Là nguyên nhân gây bệnh vàng lụi rất nguy hại cho cây lúa) * GV liên hệ cách phòng tránh giun rễ lúa (Kết quả thảo luận) * GV : Mặc dù các loài giun tròn có cấu tạo thích nghi đa dạng với đời sống kí sinh ở những cơ quan khác nhau của vật chủ, nhưng chúng vẫn giữ các đặc điểm chung của ngành Giun tròn HĐ 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành giun tròn - GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng xanh / Trang 51 ▼ GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ và thông tin trong tiết 13 và 14. Thảo luận nhóm (2’), đánh dấu (V) và điền chữ vào bảng cho phù hợp : - Đại diện nhóm lên điền bảng - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : - Từ kết quả bảng xanh, gợi ý HS tự rút ra các đặc điểm chung của ngành giun dẹp. I- Một số giun tròn khác : - Giun kim kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em - Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người. - Giun rễ lúa kí sinh ở rễ lúa II- Đặc điểm chung - Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu - Có lớp vỏ cuticun bao bọc - Kí sinh chỉ ở 1 vật chủ. - Có khoang cơ thể chưa chính thức. - Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn 4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố: * Câu 1: Căn cứ vào giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn? * Trả lời : - Giun móc câu nguy hiểm hơn, Vì chúng kí sinh ở tá tràng nên chúng hút chất dinh dưỡng trước khi cơ thể người hấp thụ, còn giun kim kí sinh ở ruột già chúng sử dụng dinh dưỡng sau khi con người hấp thụ. - Nhưng giun móc câu lại dễ phòng tránh hơn là chỉ cần đi giày dép, ủng, .. khi tiếp xúc với đất ở những nơi có ấu trùng giun móc câu là đủ, còn giun kim phát tán rộng, dễ xâm nhập vàocơ thể với nhiều yếu tốnên rất khó phòng tránh * Câu 2: Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng? . - Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu - Có lớp vỏ cuticun bao bọc * Câu 3 :Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? - Nhà tiêu, hố xí, chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán. - Ruồi nhặng , còn nhiều góp phần phát tán bệnh giun. - Trình độ vệ sinh cộng đồng nói chung còn thấp : tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, 4.5- Hướng dẫn HS tự học : - Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK / tiết 14. Hoàn thành vỡ bài tập. - Đọc mục “Em có biết” / Trang 52 - Chuẩn bị bài: “Giun đất” / Trang 53 / SGK. * Đọc trước các thông tin trong SGK / Tiết 15. * Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK / Tiết 15 ?Tìm hiểu nơi sống và hình dạng ngoài của giun đất 5- RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: . - Phương pháp: .. - Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 14.doc