Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 13, Bài 13: Giun đũa - Trần Thị Kim Hằng

1 - MỤC TIÊU :

1.1 Kiến thức :

 - HS hiểủ được hình thái, cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.

 - HS biết được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh

1.2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật thật hoặc tranh, so sánh, phân tích, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.

1.3.Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết cách phòng chống giun sán kí sinh ở người, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

2 -TRỌNG TÂM:

 Cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đũa

3 - CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

- Tranh hình dạng giun đũa (Hình13.1 / Trang 47 / SGK).

- Tranh cấu tạo trong giun đũa cái (Hình 13.2 / Trang 47 / SGK).

- Tranh trứng giun đũa (Hình 13.3 / Trang 48 / SGK).

- Tranh vòng đời giun đũa ở cơ thể người (Hình13.4 / Trang 48 / SGK)

- Bảng phụ ghi câu hỏi / Trang 48-49 / SGK

 Học sinh :

- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 47.

- Bảng nhóm để trả lời câu hỏi

- Dự kiến trả lời các câu hỏi / SGK.

4 - TIẾN TRÌNH :

4.1- On định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.

 4.2- Kiểm tra miệng:

* Câu hỏi :

1. Trình bày đặc diểm chung của ngành giun dẹp (8đ)

2. Giun đũa sống kí sinh ở đâu? Tác hại?( 2đ)

* Trả lời :

1 Đặc điểm chung : (8đ)

 - Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.

 - Ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

 - Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm : giác bám và cơ quan sinh dục phát triển, mắt và lông bơi tiêu giảm, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian

2.Giun đũathường sống kí sinh ở ruột non người.Tác hại : gây đau bụng, đôi khi tắt ruột và tắt ống mật(2đ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 13, Bài 13: Giun đũa - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS biết được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh 1.2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật thật hoặc tranh, so sánh, phân tích, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm. 1.3.Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết cách phòng chống giun sán kí sinh ở người, giữ gìn vệ sinh cá nhân. 2 -TRỌNG TÂM: Cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đũa 3 - CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh hình dạng giun đũa (Hình13.1 / Trang 47 / SGK). Tranh cấu tạo trong giun đũa cái (Hình 13.2 / Trang 47 / SGK). Tranh trứng giun đũa (Hình 13.3 / Trang 48 / SGK). Tranh vòng đời giun đũa ở cơ thể người (Hình13.4 / Trang 48 / SGK) Bảng phụ ghi câu hỏi ▼/ Trang 48-49 / SGK Học sinh : Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 47. Bảng nhóm để trả lời câu hỏi Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK. 4 - TIẾN TRÌNH : 4.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập. 4.2- Kiểm tra miệng: * Câu hỏi : 1. Trình bày đặc diểm chung của ngành giun dẹp (8đ) 2. Giun đũa sống kí sinh ở đâu? Tác hại?( 2đ) * Trả lời : 1 Đặc điểm chung : (8đ) - Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng. - Ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. - Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm : giác bám và cơ quan sinh dục phát triển, mắt và lông bơi tiêu giảm, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian 2.Giun đũathường sống kí sinh ở ruột non ngườiø.Tác hại : gây đau bụng, đôi khi tắt ruột và tắt ống mật(2đ) 4.3. Bài mới: GV giới thiệu bài : Giun tròn khác với Giun dẹp ở chỗ : tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh ở cơ thể động vật, thực vật và người như : Giun đũa, giun kim, giun móc câu,... (GV ghi tựa bài) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ1 : Tìm hiểu về đời sống, cấu tạo , di chuyển, dinh dưỡng của giun đũa : ? Giun đũa sống ở đâu ? ? Ngoài sống trong ruột người chúng còn kí sinh trong ruột của các động vật nào ? (Trâu, bò, lợn, ) ? Giun đũa sống trong ruột non người gây tác hại gì ? (Gây đau bụng vặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật) * GV giáo dục HS phát hiện cơ thể bị nhiễm giun đũa qua các triệu chứng trên - GV treo tranh (H13.1) và hướng dẫn HS quan sát hình dạng giun đũa. - Yêu cầu HS tham khảo ■ / I / SGK, vừa quan sát tranh vừa trả lời : ? Cơ thể giun đũa có tiết diện ngang hình gì ? (Tròn) ? Cơ thể giun đũa có hình gì ? Vì sao gọi là giun đũa ? (Hình ống, dài như chiếc đũa) ? Vì sao giun đũa có thể sống được mà không bị tiêu huỷ bởi các dịch tiêu hóa trong ruột người ? (Vì có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn) ? Lớp vỏ cuticun có tác dụng gì ? Nếu thiếu vỏ cuticun thì chúng như thế nào ? (Có tác dụng như bộ áo giáp, nếu không có vỏ cuticun thì chúng sẽ bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hóa) * GV giải thích thêm thế nào là áo giáp. ? Qua hình vẽ ta có thể phân biệt được con đực và con cái được không ? Chúng có đặc điểm nào để phân biệt nhau? ( Có thể phân biệt được, con đực thì có cơ thể nhỏ ngắn, con cái thì to dài hơn ) ? Vì sao giun cái to dài hơn giun đực ? (Giun cái to dài để đẻ nhiều trứng) - GV treo tranh (H13.1) và hướng dẫn HS quan sát cấu tạo trong của giun đũa cái. - Yêu cầu HS tham khảo ■ / II / SGK, vừa quan sát tranh vừa trả lời : ? Thành cơ thể của giun đũa có cấu tạo như thế nào ? ? So sánh với sán lá gan ống tiêu hóa của giun đũa có gì khác ? (Trong khoang cơ thể có : ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa 3 môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn) ? Tuyến sinh dục có đặc điểm gì ? (Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc như búi chỉ trắng xung quanh ruột) ? Giun đũa di chuyển như thế nào trong môi trường kí sinh ? ? Vì sao giun đũa di chuyển hạn chế ? (Vì cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển) - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi ▼ / III / T.48 ▼ Qua kiến thức ở phần trên, tham khảo ■ / III. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ▼ / III / T.48 ghi vào bảng hhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : GV treo bảng phụ ghi câu trả lời hoàn chỉnh : 1. Là để đẻ nhiều trứng ( 200 ngàn trứng / ngày đêm) 2. Chúng sẽ bị tiêu hóa như nhiều loại thức ăn khác. 3. Tốc độ tiêu hóa ở giun đũa cao hơn. Vì ống tiêu hóa chuyên hóa hơn (thức ăn vào miệng, chất bã thải ra ngoài qua hậu môn), thức ăn đi 1 chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn. 4*. Nhờ đầu nhỏ và nhiều giun con có kích thước nhỏ nên chúng có thể chui vào ống mật. Gây hậu quả : người bệnh đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc. * GV gợi ý giúp HS nhận biết các triệu chứng để phát hiện khi bị giun đũa kí sinh - Từ kết quả kết quả và dựa vào các thông tin trên, GV củng cố lại kiến thức : ? Giun đũa dinh dưỡng bằng cách nào ? HĐ 2 : Tìm hiểu về sinh sản vòng đời của giun đũa ? Tham khảo ▼ / IV, cho biết giun đũa phân tính hay lưỡng tính ? Tuyến sinh dục có dạng gì ? ? Sự sinh sản của giun đũa có đặc điểm nào ? - GV treo tranh H13.3-4 và giới thiệu về sơ đồ vòng đời của giun đũa. Gọi HS mô tả vòng đời của giun đũa theo sơ đồ. - GV nhận xét và nhắc lại vòng đời giun đũa qua hình vẽ ▼ Dựa vào sơ đồ vòng đời giun đũa và thông tin trên. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ▼ / IV / T.49 ghi vào bảng hhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : GV treo bảng phụ ghi câu trả lời hoàn chỉnh : 1. Trứng giun đũa có khả năng phát tán rất rộng, chúng có khả năng chống đỡ các điều kiện ngoại cảnh và có thể bám vào trú ngụ trong móng tay và bám trên rau sống. Nếu ta không rửa tay sạch trước khi ăn và ăn rau sống sẽ dễ bị nhiễm giun đũa. 2. Do tác hại lớn của giun đũa đối với con người và dựa vào chu kì sinh sản, sinh trưởng của chúng nên y học khuyên ta nên tẩy giun từ 1-2 lần / năm để ngăn chặn sự gia tăng số lượng giun con, và trừ diệt tận gốc giun trưởng thành có trong cơ thể. ? Để phòng tránh giun đũa ta phải làm gì ? (Giữ vệ sinh ăn uống (không ăn rau sống, uống nước lã, dùng lồng bàn đậy thức ăn, tiêu diệt triệt để ruồi nhặng, không dùng phân tươi để bón cho rau cải), vệ sinh cá nhân (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh môi trường, uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng / 1 lần Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhiều nhất là ở trẻ em I- Cấu tạo ngoài : Hình ốngï, dài khoảng 25cm, hai đầu thon lại, có lớp cuticun bọc ngoài. II- Cấu tạo trong và di chuyển : - Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển, bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hóa có thêm ruột sau và hậu môn. Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc - Di chuyển : hạn chế, bằng cách cong cơ thể lại và duỗi ra để chui rúc nhờ lớp cơ dọc phát triển III- Dinh dưỡng : - Hút chất dinh dưỡng của vật chủ nhanh và nhiều IV- Sinh sản : 1. Cơ quan sinh dục : - Giun đũa phân tính, tuyến sinh dục dạng ống, thụ tinh trong, đẻ trứng. 2. Vòng đời : Đẻ Giun đũa Trứng trưởng thành (ruột) (ruột non người) Theo rau phân quả Aáu trùng ẩm Trứng trong t.khí (MT trứng ngoài) - Phịng chống:Giữ vệ sing mơi trường ,vệ sinh cá nhân khi ăn uống.Tẩy giun định kì 4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố : * Câu 1: Đặc điểm cau tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?á 1. Sán lá gan Giun đũa - Cơ thể lưởng tính - Cơ thể đơn tính - Chưa có ruột sau và hậu môn - Có ruột sau và hậu môn - Ruột phân nhánh - Ruột thẳng - Cơ vòng, cơ dọc và cơ lưng bụng phát triển - Chỉ có cơ dọc phát triển * Câu 2: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người? Tác hại : Giun đũa trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn không tiêu, khi số lượng giun đũa lớn sẽ tranh thức ăn với người là người bệnh bị suy dinh dưỡng, làm tắc ruột, tắt ống mật, * Câu 3: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? : Giữ vệ sinh ăn uống (không ăn rau sống, uống nước lã, dùng lồng bàn đậy thức ăn, tiêu diệt triệt để ruồi nhặng, không dùng phân tươi để bón cho rau cải), vệ sinh cá nhân (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh môi trường, uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng / 1 lần * GV liên hệ giáo dục HS : Sau khi học bài này HS thấy được giun đũa phát tán rất rộng, có tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người từ đó có ý thức hơn về vệ sinh cá nhân, ăn uống, biết cách phòng trừ để tránh nhiểm giun đũa 4.5- Hướng dẫn HS tự học : - Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK / tiết 13. Hoàn thành vỡ bài tập. - Đọc mục “Em có biết” / Trang 49 - Chuẩn bị bài: “Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn” / Trang 50 / SGK. ? Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK. ? Tìm hiểu nơi kí sinh của một số giun tròn và tác hại? 5- RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ..

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 13.doc