Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 2

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

 - Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.

2/ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3/ Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II/ Đồ dùng dạy học :

· GV: Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng; - Bảng phụ.

· HS: Mẫu ếch đồng (theo nhóm)

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra )

2/ Hoạt động dạy học:

 

doc49 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùi các điều kiện sống khác nhau. 2/ Kỹ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm 3/ Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích môn học, khám phá tự nhiên. II/ Đồ dùng dạy học : GV: Tranh hình 58.1, 58.2 Sgk HS: Đọc trước bài mới. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 5’ Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật? 2/ Hoạt động dạy – học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 8’ HOẠT ĐỘNG 1: SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC - Gv yêu cầu Hs đọc thong tin Sgkà trao đổi nhóm à trả lời câu hỏi: + Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào? + Vì sao có sự đa dạng về loài? - Gv gọi đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét ý kiến của các nhóm. - Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận. - Cá nhân tự đọc thông tin Sgk à trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời. Yêu cầu: + Đa dạng biểu thị bằng số loài. + Đv thích nghi rất cao với điều kiện sống. - Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác nhận xétà bổ sung. * KL: Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. - Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau. 25’ HOẠT ĐỘNG 2 ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH VÀ HOANG MẠC ĐỚI NÓNG - Gv yêu cầu Hs đọc thông tin Sgk à trao đổi nhóm à hoàn thành phiếu học tập. - Gv kẻ bảng để Hs chữa bài. - Gv yêu cầu các nhóm chữa phiếu học tập. - Gv ghi ý kiến của các nhóm lên bảng. - Gv hỏi: + Dựa vào đâu để lựa chọn câu trả lời? - Gv nhận xét đúng, sai của các nhómà yêu cầu quan sát bảng chuẩn kiến thức. -Cá nhân tự đọc thông tin Sgkàghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm theo các nội dung trong phiếu học tập. - Thống nhấtý kiến trả lời. Yêu cầu nêu được: + Nét đặc trưng của khí hậu. + Cấu tạo rất phù hợp với khí hậu để tồn tại. + Tập tính kiếm ăn, di chuyển, hoạt động, tự vệ đặc biệt . - Đại diện các nhóm lên ghi câu trả lời của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Hs nêu được: Dựa vào tranh vẽ, tư liệu sưu tầm, thông tin trên phim ảnh Bảng: Sự thích nghi của Đv ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc đới nóng Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể Cấu tạo Chân dài Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Không bị lún, đệm thịt chống nóng Lông màu trắng(mùa đông) Dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù. Bướu mỡ lạc đà. Màu lông giống màu cát Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất) Giống màu môi trường Tập tính Ngủ trong mùa đông Tiết kiệm năng lượng Tập tính Mỗi bước nhyảy cao và xa Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng Di cư về mùa đông Tránh rét, tìm nơi ấm áp Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt Hoạt động vào ban đêm Để tránh nóng về ban ngày Khả năng đi xa Tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau Khả năng nhịn khát Khí hậu quá khô. Thời gian để tìm nơi có nước lâu Chui rúc vào sâu trong cát Chống nóng - Gv yêu cầu Hs tiếp tục trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi: + Nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của Đv ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? + Vì sao ở 2 môi trường này số loài Đv rất ít? + Nhận xét về mức độ đa dạng của Đv ở 2 môi trường này? - Gv gọi đại diện nhóm trình bày. - Gv tổng kết lại ý kiến của các nhóm. - Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận. - Hs dựa vào nội dung bảng à trao đổi nhóm. Yêu cầu: + Cấu tạo và tập tính thích nghi cao độ với môi trường. + Đa số Đv không sống được, chỉ có một số loài có cấu tạo đặc biệt thích nghi. + Mức độ đa dạng thấp. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến à nhóm khác bổ sung. * KL: Sự đa dạng của các động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp. - Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao thì mới tồn tại được. IV/ Kiểm tra-đánh giá: 5’ Gv gọi 1 Hs đọc kết luận cuối bài. Gv sử dụng câu hỏi 1, 2 cuối bài. V/ Dặn dò: 1’ – 2’ Học bài trả lời câu hỏi trong Sgk Đọc mục “Em có biết?” Tuần:34 - 35 Ngày soạn:24/04/2008 Tiết : 68,69, 70 Ngày dạy : Bài:64, 65, 66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Tạo cơ hội cho Hs tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật. - Hs nghiên cứu động vật sống trong thiên nhiên. 2/ Kỹ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của Đv - Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên. 3/ Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích. II/ Đồ dùng dạy học : GV: Vợt thuỷ tinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, kính lúp. HS: Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có kẻ sẵn bảng Sgk. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 2/ Hoạt động dạy – học: HOẠT ĐỘNG 1 GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN Đặc điểm: Có những môi trường nào? Độ sâu của môi trường nước. Một số loại thực vật và động vật có thể gặp. HOẠT ĐỘNG 2 GIỚI THIỆU TRANG BỊ DỤNG CỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ NHÓM Trang bị trên người: Mũ, dày, dép quai hậu gọn gàng. Dụng cụ cần thiết: 1 túi có dây đeo chứa: + Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay. + Bút. Số ghi chép, áo mưa, ống nhòm. Dụng cụ chung cả nhóm: + Vợt bướm, vợt thuỷ tinh, kẹp mẫu, chổi lông. + Kim nhọn, khay đựng mẫu. + Lọ bắt thuỷ tức, hộp chứa mẫu sống. HOẠT ĐỘNG 3 GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ Với động vật dưới nước: dụng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước) Với động vật ở cạn hay trên cây: Trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay vợt bướm để hứng, bắt à cho vào túi ni lông. Với động vật ở đất (sâu, bọ): Dùng kệp mềm gắp cho vào túi ni lông (chú ý đục các lỗ nhỏ) Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu. HOẠT ĐỘNG 4 GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU CÁCH GHI CHÉP Đánh dấu vào bảng trang 205 Sgk Mỗi nhóm cử 1 Hs ghi chépngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất. Cuối giờ Gv cho Hs nhắc lại các thao tác sử dụng dụng cụ cần thiết. Bài 65, 66: Tiến hành tham quan ngoài trời Giáo viên yêu cầu: + Hoạt động theo nhóm 8 người + Giữ trật tự, nghiêm túc, không trèo cây, lội nước sâu. + Lấy được mẫu đơn giản. HOẠT ĐỘNG 1 I/ GV THÔNG BÁO NỘI DUNG CẦN QUAN SÁT 1/ Quan sát động vật phân bố theo môi trường. Trong từng môi trường có những động vật nào? Số lượng cá thể nhiều hay ít? Vd: Cành cây có nhiều sâu bướm. 2/ quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường Động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào? Vd: Bướm bay bằng cánh. Châu chấu nhảy bằng chân. Cá bơi bằng vây 3/ Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật Quan sát các loại động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào? Vd: Ăn lá, ăn hạt, ăn động vật nhỏ, hút mật 4/ Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật Tìm xem có những động vật nào có ích hoặc gây hại cho thực vật. Vd: Ông hút mật à thụ phấn cho hoa. Sâu ăn láà ăn lá non à cây chết. Sâu ăn quả à đục quả à thối quả. 5/ Quan sát hiện tượng nguỵ trang của động vật Có những hiện tượng sau: Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất. Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá. Cuộn tròn giống hòn đá. 6/ Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên Từng môi trường có thành phần loài như thế nào? Trong môi trường số lượng cá thể như thế nào? Loài động vật nào không có trong môi trường đó? HOẠT ĐỘNG2 II/ HỌC SINH TIẾN HÀNH QUAN SÁT a, Đối tượng Hs: Trong nhóm phân công tất cả phải được quan sát. 1 à người ghi chép. 2 à Người giữ mẫu Thay phiên nhau lấy mẫu quan sát. * Lưu ý: Bảo quản mẫu cẩn thận tránh làm chết hay bay mất. Loài động vật nào chưa biết tên cần hỏi ý kiến của giáo viên. b, Đối với giáo viên: Bao quát toàn lớp, hướng dẫn giúp đỡ nhóm học yếu. Nhắc nhở Hs lấy đủ mẫu ở nơi quan sát HOẠT ĐỘNG 3 III/ BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA CÁC NHÓM Gv yêu cầu Hs tập trung ở chỗ mát. Các nhóm báo cáo kết quả Yêu cầu gồm: + Bảng tên các động vật và môi trường sống. + Mẫu thu thập được. + Đánh giá về số lượng thành phần động vật trong tự nhiên. Sau khi báo cáo giáo viên cho Hs dùng chổi lông, nhẹ nhàng quét trả các mẫu về môi trường sống của chúng. IV/ Kiểm tra-đánh giá: Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của Hs. Căn cứ vào báo cáo của các nhóm đánh giá kết quả học tập. V/ Dặn dò: Ôn tập chương trình chuẩn bị thi học kì.

File đính kèm:

  • docSinh_7_HKII_CKT.doc