Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương 3: Các ngành giun - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Học sinh nêu bật được đặc điểm của ngành giun dẹp. Chỉ rõ đặc điểm cấu tạo của Sán lá gan thích nghi vơi đời sống kí sinh.

2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát so sánh, thu thập kiến thức, hoạt động nhóm.

3. Giáo dục: - Ý thức vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh.

II. Chuẩn bị :

GV: - Phiếu học tập, bảng phụ.

 - Tranh vẽ cấu tạo sán lông; Cấu tạo sán lá gan; Vòng đời sán lá gan

HS - Kẻ bảng trang 42.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? So với ĐVNS có gì tiến hoá hơn?

 Đặc điểm chung của ruột khoang:

- Cơ thể có đối xứng toả tròn

- Dinh dưỡng dị dưỡng

- Ruột dạng túi

- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

- Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.

 Tiến hoá so với ĐVNS: Cấu tạo cơ thể phức tạp hơn, có sự phân hoá chức năng.

3. Dạy bài mới

Vào bài: Ở chương các em sẽ được làm quen với những động vật thuộc ngành giun. Đây là những động vật có cơ thể đối xứng 2 bên, dẹp theo hướng lưng bụng. Đa số thích nghi với đời sống kí sinh. Vậy chúng có những đặc điểm nào thích nghi với đời sống kí sinh? Ta vào nội dung bài hôm nay:

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương 3: Các ngành giun - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết 11 Ngày soạn : 16/09/2013 Ngày giảng: /09/2013 CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH GIUN NGÀNH GIUN DẸP TIẾT 11 Bài 11. SÁN LÁ GAN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nêu bật được đặc điểm của ngành giun dẹp. Chỉ rõ đặc điểm cấu tạo của Sán lá gan thích nghi vơi đời sống kí sinh. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát so sánh, thu thập kiến thức, hoạt động nhóm. 3. Giáo dục: - Ý thức vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh. II. Chuẩn bị : GV: - Phiếu học tập, bảng phụ. - Tranh vẽ cấu tạo sán lông; Cấu tạo sán lá gan; Vòng đời sán lá gan HS - Kẻ bảng trang 42. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? So với ĐVNS có gì tiến hoá hơn? Đặc điểm chung của ruột khoang: - Cơ thể có đối xứng toả tròn - Dinh dưỡng dị dưỡng - Ruột dạng túi - Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào - Tự vệ tấn công bằng tế bào gai. Tiến hoá so với ĐVNS: Cấu tạo cơ thể phức tạp hơn, có sự phân hoá chức năng... 3. Dạy bài mới Vào bài: Ở chương các em sẽ được làm quen với những động vật thuộc ngành giun. Đây là những động vật có cơ thể đối xứng 2 bên, dẹp theo hướng lưng bụng. Đa số thích nghi với đời sống kí sinh. Vậy chúng có những đặc điểm nào thích nghi với đời sống kí sinh? Ta vào nội dung bài hôm nay: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về sán lông và sán lá gan. - Y/C HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ trang 40 ghi nhớ kiến thức Treo tranh câm : Cấu tạo sán lông.Gọi học sinh lên gắn tên các bộ phận. Qua nghiên cứu thông tin trên hình vẽ: Sán lông thích nghi với lối sống nào? Nêu đặc điểm thích nghi với lối sống đó? Y/C HS đọc thông tin trang 41. Sán lán gan thích nghi với lối sống nào? Vậy để thích nghi với lối sống kí sinh sán lá gan có đặc điểm cấu tạo như thế nào, cách di chuyển ra sao, dinh dưỡng như thế nào? Y/C HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 11.1. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Chứng minh sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? Gọi đại diện nhóm báo cáo. Nhận xét bổ xung. Do thích nghi với đời sống kí sinh ở gan, mật trâu bò nên chúng mang những đặc điểm thích nghi: Màu sắc màu đỏ máu, cấu tạo có giác bám, mắt, lông bơi tiêu giảm.do chui rúc, luồn lách nên các cơ rất phát triển. Ruột sán lá gan phân nhánh có tác dụng gì? Y/C HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm thực hiện mục lệnh trang 41. Gọi đại diện nhóm HS báo cáo.Nhận xét bổ xung. Đưa đáp án đúng. - HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ trang 40 ghi nhớ kiến thức. - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét HS đọc thông tin trang 41. - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 11.1. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét. HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm thực hiện mục lệnh trang 41. - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét. I. Sán lông và sán lá gan: * Sán lông: sống tự do, cơ thể có hình lá dài, dẹp theo hướng lưng bụng có lông bơi. Đầu bằng, có 2 thuỳ khứu giác, 2 mắt, đuôi nhọn, miệng , ruột phân nhánh, cha có hậu môn. * Sán lá gan: Sống kí sinh. 1. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển - Sống kí sinh ở gan mật trâu bò - Cơ thể hình lá, dẹp, dài khoảng 2-5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển. Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng - bụng phát triển nên có thể chun giãn, phồng dẹp cơ thể đẻ chui rúc, luồn lách. 2. Dinh dưỡng, sinh sản. Ruột phân nhánh vừa có tác dụng tiêu hoá, vừa dẫn chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. STT Đại diện Đặc điểm Sán lông Sán lá gan Ý nghĩa thích nghi Sán lông Sán lá gan 1 Mắt Phát triển Tiêu giảm Đi tìm thức ăn Thích nghi với kí sinh 2 Lông bơi Phát triển Tiêu giảm Bơi lội Không bơi lội Giác bám Phát triển Không bám vào vật chủ Bám vào vật chủ 4 Cơ quan tiêu hoá Bình thường Phát triển Đồng hoá nhiều chất dinh dưỡng 5 Cơ quan sinh dục Bình thường Phát triển Đẻ nhiều theo quy luật số lớn ở ĐV kí sinh. Vậy sự phát triển của sán lá gan diễn ra như thế nào? Hoạt động 2: Vòng đời của sán lá gan. Treo tranh vẽ hình 11.2. yêu cầu HS quan sát hình vẽ Trình bày bằng lời vòng đời phát triển của sán lá gan? Sán lá gan trải qua mấy cơ thể vật chủ, đâu là vật chủ chính, vật chủ trung gian? 2 cơ thể vật chủ;vật chủ chính là trâu, bò; vật chủ trung gian là ốc Muốn hạn chế sự phát triển của sán lá gan ta làm như thế nào, ở giai đoạn nào là hữu hiệu nhất? Y/c HS thực hiện lệnh SGK trang 42. Gọi đại diện nhóm báo cáo. Đưa đáp đúng - Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào? Cần làm gì để tránh giun sán xâm nhập vào cơ thể? nghe. HS quan sát hình vẽ . - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét. - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét. HS thực hiện lệnh SGK trang 42. - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét. - Thức ăn chế biến từ thịt trâu, bò thì phải chín kĩ... II. Vòng đời của sán lá gan: Sơ đồ vòng đời phát triển của sán lá gan: Muốn cắt vòng đời của sán lá gan thì cắt giai đoạn trứng là hữu hiệu nhất bằng cách ủ kĩ phân. - Phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ trung gian. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường... 1. Trứng không gặp nước 2. Ấu trùng không gặp ốc thích hợp 3. Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt. 4. Kén bám vào rau, bèo trâu bò không ăn phải. 4. Củng cố: Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nhờ: a. Giác bám phát triển b. Mắt, lông bơi tiêu giảm c. Ruột kém phát triển d. Cả a, c. đúng. ( Đáp án: d) Lưu ý lớp 7A: 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài theo nội dung câu hỏi trang 43. - Đọc mục: Em có biết? - Xem trước nội dung bài 12 . - Kẻ bảng trang 45. IV. RÚT KINH NGHIỆM. - Ưu điểm: - Hạn chế:. Ngày giảng: /09/2012 Tiết 12 Bài 12: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC, I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm về hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp sống kí sinh. -Thông qua các đại diện của ngành giun dẹp nêu được đặc điểm chung của ngành. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Giáo dục: - Ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Bảng phụ 2. HS: - Kẻ bảng trang 45. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi:? Nêu đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? - Mắt, lông bơi tiêu giảm, cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục phát triển, giác bám phát triển. - Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng - bụng phát triển---> luồn lách, chui rúc. 3. Dạy bài mới. - Vào bài: Giun dẹp rất đa dạng và phong phú, con đường xâm nhập vào cơ thể vật chủ cũng rất đa dạng. Vì vậy cần tìm hiểu chúng để có biện pháp phòng tránh cho người và gia xúc. Vậy chúng có những đặc điểm chung như thế nào ? Cô trò ta cùng đi nghiên cứu bài hôm nay. - Nội dnug bài: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu một số giun dẹp khác. Y/C HS quan sát hình 12.1,12.2,12.3, kết hợp thông tin hình vẽ. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 1. Kể tên một số giun dẹp sống kí sinh (trên tranh) ? 2. Giun dẹp sống kí sinh ở những bộ phận nào trên cơ thể người, động, thực vật? Vì sao? 3. Để phòng chống giun dẹp kí sinh cần ăn uống như thế nào, giữ vệ sinh cho người và gia súc như thế nào? Theo dõi hướng dẫn nhóm yếu. Gọi đại diện nhóm báo cáo nhận xét bổ xung. Đưa đáp án đúng. 3. Biện pháp: Giữ vệ sinh ăn uống cho người gia súc, giữ vệ sinh môi trường. Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia thực hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt bị nhiễm sán... Gọi học sinh đọc mục: Em có biết? Sán kí sinh gây tác hại như thế nào? Cần làm gì để mọi người tránh nhiễm giun sán? Ngoài các đại diện trên còn có một số giun dẹp khác: Sán lá song chủ( Sống trên hai vật chủ) Sán míp, sán chó... Trong các đại diện trên đại diện nào có đặc điểm thích nghi với lối sống kí sinh nhất? Vì sao? - Chốt lại HS quan sát hình 12.1,12.2,12.3, kết hợp thông tin hình vẽ. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét. đại diện nhóm báo cáo nhận xét bổ xung. - Trả lời câu ? - HS khác nhận xét. . - Học sinh báo cáo nhận xét bổ xung. I.Một số giun dẹp khác: * Một số giun dẹp sống kí sinh: - Sán bã trầu( ruột lợn) - Sán lá máu (máu người) - Sán dây( ruột người, cơ trâu, bò) --->Do trong các bộ phận trên có nhiều chất dinh dưỡng. - Tác hại: khi bị nhiễm sán người sẽ mắc bệnh sán dây bò, sán dây lợn, bệnh nang sán... - Đại diện có đặc điểm thích nghi với lối sống kí sinh nhất là sán dây. Vì có ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ dinh dưỡng giống ruột người. - So với những động vật đã học có đặc điểm gì tiến hoá hơn? - Cho HS khác nhận xét - Gọi học sinh đọc kết luận chung. . - Trả lời câu ? - Đặc điểm tiến hoá hơn là ruột phân nhánh, cơ quan sinh dục phát triển.. - HS khác nhận xét. - HS đọc kết luận chung. Phần lớn giun dẹp sống kí sinh còn có thêm giác bám cơ quan sinh dục phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian. 4. Củng cố: Chọn câu đúng: Sán lông và sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì: a. Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên. c. Có lối sống tự do b. Có lối sống kí sinh d. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính. Lưu ý lớp 7A: .So với ruột khoang hệ sinh dục của giun dẹp còn có thêm: a. Tuyến sinh dục phụ c. Có thể có cơ quan giao phối. b. Ống dẫn sinh dục d. Cả a,b,c đúng 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài theo nội dung câu hỏi trang 46. - Đọc mục: Em có biết? - Xem trước nội dung bài 13. Tìm hiểu về giun đũa sống kí sinh trong ruột non của người. IV. Rút Kinh Nghiệm. - Ưu điểm: - Hạn chế:. Ký duyệt Tuần 6

File đính kèm:

  • docSinh 7 Tiết 11; 12 Tuần 6.doc
Giáo án liên quan