Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 41, Bài 34: Phát tán của quả và hạt - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Học sinh phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt.

- Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát nhận biết, kỹ năng giao tiếp.

- Kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật.

II. ĐỒ DÙNG.

- GV: Tranh phóng to hình 34.1.

 Mẫu: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa.

- HS: phiếu học tập

 Mẫu: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 41, Bài 34: Phát tán của quả và hạt - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/1/2013 Ngày dạy:02/2/2013(6B) 31/1/2013(6A) Tiết 41- Bài 34 PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Học sinh phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt. - Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết, kỹ năng giao tiếp. - Kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật. II. ĐỒ DÙNG. - GV: Tranh phóng to hình 34.1. Mẫu: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa. - HS: phiếu học tập Mẫu: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa. Bài tập 1 Cách phát tán Bài tập 2 Tên quả và hạt Bài tập 3 Đặc điểm thích nghi III.PHƯƠNG PHÁP Trực quan, học hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Khởi động.(6’) *Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. - Các bộ phận của hạt? - Điểm khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và hạt của cây một lá mầm? * Bài mới 2. Các hoạt động dạy – học (34’) Hoạt động 1 Tìm hiểu các cách phát tán của quả và hạt *Mục tiêu: HS nhận biết được 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt đó là: Tự phát tán, nhờ gió, nhờ động vật. * Đồ dùng: Mẫu: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa. Phiếu học tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS làm bài tập 1 ở phiếu học tập. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi: Quả và hạt thường phát tán ra xa cây mẹ, yếu tố nào giúp quả và hạt phát tán được? - GV ghi ý kiến của nhóm lên bảng, nghe bổ sung và chốt lại có 3 cách phát tán: tự phát tán, nhờ gió, nhờ động vật. - GV yêu cầu HS làm bài tập 2 phiếu học tập. - GV gọi 1-2 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV hỏi: Quả và hạt có những cách phát tán nào? - HS đọc nội dung bài tập 1 để cả nhóm cùng biết. - HS trong nhóm bằng những hiểu biết của mình qua quan sát thực tế trao đổi tìm các yếu tố giúp quả và hạt phát tán xa cây mẹ. - Đại diện 1-2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS từng nhóm tự ghi tên quả hạt " trao đổi trong nhóm. - 1-3 HS đọc bài tập 2. Kết luận: 1. Tìm hiểu các cách phát tán của quả và hạt - Có 3 cách phát tán quả và hạt: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ động vật. Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt *Mục tiêu: Xác định được đặc điểm chủ yếu của quả và hạt phù hợp với từng cách phát tán. * Đồ dùng: Mẫu: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa. Phiếu học tập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu hoạt động nhóm: Làm bài tập trong phiếu học tập. - GV quan sát các nhóm " giúp đỡ tìm đặc điểm thích nghi như: cánh của quả, chùm lông, mùi vị của quả, đường nứt ở vỏ - GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổi sung. - Cuối cùng GV nên chốt lại những ý kiến đúng cho những đặc điểm thích nghi với mỗi cách phát tán " giúp HS hoàn thiện nốt. - GV cho HS chữa bài tập 2: kiểm tra xem các quả và hạt đã phù hợp với cách phát tán chưa. - GV cho HS tìm thêm một số VD về quả và hạt khác phù hợp với các cách phát tán. + Hãy giải thích hiện tượng quả dưa hấu trên đảo của Mai An Tiêm? + Ngoài các cách phát tán trên còn cách phát tán nào? - Nếu HS không trả lời được, GV gợi ý: ở Việt Nam có giống hoa quả của các nước khác, vậy vì sao có được? (GV thông báo: quả và hạt có thể phát tán nhờ nước hay nhờ người) + Tại sao nông dân thường thu hoạch đỗ khi quả mới già? + Sự phát tán có lợi gì cho thực vật và con người? - Hoạt động nhóm: + Chia các quả hạt thành 3 nhóm theo cách phát tán. + Mỗi cá nhân trong nhóm quan sát đặc điểm bên ngoài của quả hạt. + Suy nghĩ trao đổi trong nhóm tìm đặc điểm phù hợp với cách phát tán. - HS trao đổi trong nhóm tìm đặc điểm phù hợp với cách phát tán. - Đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện 1-2 nhóm đọc lại đáp án đúng, cả lớp ghi nhớ. - HS dựa vào các đặc điểm thích nghi để kiểm tra lại quả và hạt, nếu chưa đúng thì chuyển sang nhóm khác. - HS tự hoàn chỉnh bài tập của mình theo mẫu. - HS suy nghĩ và trả lời dựa vào kiến thức đã học. - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: 2. Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt Bài tập 1 Cách phát tán Phát tán nhờ gió Phát tán nhờ động vật Tự phát tán Bài tập 2 Tên quả và hạt Quả chò, quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa. Quả sim, quả ổi, quả dưa hấu, quả ké, trinh nữ. Quả các cây họ đậu, xà cừ, bằng lăng. Bài tập 3 Đặc điểm thích nghi Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ Quả có hương vị thơm, vị ngọt, hạt vỏ cứng. Quả có nhiều gai góc bám. Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài. 3. Tổng kết- Hướng dẫn học ở nhà.(5’) * Tổng kết. - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng. Sự phát tán là gì? a. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió. b. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật. c. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống. d. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi mọi nơi. * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị cho bài sau: Tổ 1: Hạt đỗ đen trên bông ẩm Tổ 2: Hạt đỗ đen trên bông khô Tổ 3: Hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước Tổ 4: Hạt đỗ đen trên bông ẩm đặt trong tủ lạnh. - Chuẩn bị nội dung bài sau: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. ..................................................................

File đính kèm:

  • doct41- s6.doc
Giáo án liên quan