Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 57, Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( xói mòn, hạn hán, lũ lụt,.) thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích từ thực tế các hiện tượng về tự nhiên, môi trường.

- KNS: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khai thác đi đôi với tái tạo, đặc biệt là tài nguyên rừng.

 3. Thái độ:

- Giáo dục thái độ bảo vệ thực vật thể hiện bằng hành động cụ thể.

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP –DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

 - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, trực quan quan sát và trả lời các câu hỏi dựa trên việc quan sát phương tiện dạy học, từ những hiểu biết về các hiện tượng môi trường, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Giáo viên:

- Tranh Sơ đồ phóng to (hình 47.1 SGK tr.149)

- Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về lũ lụt, hạn hán.

 2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về hiện tượng lũ lụt và hạn hán

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nhờ đâu mà thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?

- Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng?

 3. Bài mới :

 Khám phá: Chúng ta thường phải đương đầu với các thiên tai như hạn hán, lũ lụt vậy nguyên nhân góp phần vào sự lớn mạnh của những thiên tai đó là do đâu, bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 57, Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước - Nguyễn Văn Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30. Tiết 57 Ngày soạn: 18/03/2014 Ngày dạy: 25/03/2014 Bài 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( xói mòn, hạn hán, lũ lụt,..) thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích từ thực tế các hiện tượng về tự nhiên, môi trường. - KNS: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khai thác đi đôi với tái tạo, đặc biệt là tài nguyên rừng. 3. Thái độ: - Giáo dục thái độ bảo vệ thực vật thể hiện bằng hành động cụ thể. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP –DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, trực quan quan sát và trả lời các câu hỏi dựa trên việc quan sát phương tiện dạy học, từ những hiểu biết về các hiện tượng môi trường, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh. III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh Sơ đồ phóng to (hình 47.1 SGK tr.149) - Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về lũ lụt, hạn hán. 2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về hiện tượng lũ lụt và hạn hán IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhờ đâu mà thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì? - Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng? 3. Bài mới : Khám phá: Chúng ta thường phải đương đầu với các thiên tai như hạn hán, lũ lụt vậy nguyên nhân góp phần vào sự lớn mạnh của những thiên tai đó là do đâu, bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân. Hoạt động1. Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát tranh 47.1 (chú ý vận tốc nước mưa) -> trả lời câu hỏi: 1.Vì sao khi có mưa, lượng chảy ở hai nơi khác nhau? 2. Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích tại sao? - GV bổ sung nếu cần. - GV cung cấp thêm thông tin về hiện tượng xói lở ở các bờ sông, bờ biển. - GV yêu cầu từ những vấn đề trên em hãy rút ra kết luận về vai trò của thực vật ? - GV chốt ý, cho HS ghi bài. - GDMT: TV, đặc biệt là TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây nên, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất. - HS quan sát tranh 47.1 (chú ý vận tốc nước mưa) -> trả lời câu hỏi: 1. Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng yếu hơn vì tán lá đã cản bớt một phần lớn lượng nước mưa rơi xuống, và nước mưa chảy xuống theo thân cây chứ không phải rơi thẳng xuống đất. 2. Khi có mưa, đất bị xói mòn vì không có cây cản bớt tốc độ nước chảy và giữ đất. - HS lắng nghe. - HS rút kết luận đạt: Thực vật, đặc biệt là rừng giúp giữ đất, chống xói mòn. - HS ghi bài Thực vật, đặc biệt là rừng giúp giữ đất, chống xói mòn. Hoạt động2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV cho HS xem thông tin, tranh ảnh về lũ lụt, hạn hán -> hướng dẫn HS tìm thông tin trả lời câu hỏi để giải thích nguyên nhân: 1. Nếu đất thì xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp đó ? 2. Kể một số địa phương bị ngập lụt và hạn hán ở Việt nam ? 3. Tại sao có hiện tượng ngập lụt và hạn hán ở nhiều nơi? - GV hoàn chỉnh câu trả lời. GV lưu ý: Mặc dù phần này không đề cập đến vai trò của thực vật, nhưng cần cho HS thấy do hậu quả của nạn xói mòn (mà nguyên nhân chính là do mất rừng tức là không có vai trò giữ đất của cây) nên gây ra tiếp theo nạn lụt ở vùng thấp và hạn hán tại chỗ. Đó là hậu quả có tính chất dây chuyền từ việc mất rừng gây nên. Từ đó thấy được vấn đề ngược lại: nếu có rừng thì những hiện tượng trên được hạn chế -> nhận ra vai trò của thực vật. - GDMT: TV, đặc biệt là TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây nên, thân cây chia nhỏ dòng nước chảy nên hạn chế được lũ lụt, hệ rễ có tác dụng giữ nước nên hạn chế hạn hán. - HS xem thông tin, tranh ảnh về lũ lụt, hạn hán -> thảo luận tìm thông tin để giải thích nguyên nhân: 1. Hậu quả: Nạn lụt ở vùng thấp; Hạn hán tại chỗ 2. Nạn ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung. Nạn hạn hán ở các tỉnh miền núi hay trung du. 3. HS tự giải thích - HS ghi bài. Thực vật đã góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán. Hoạt động3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.151 -> tự rút ra vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật. GDMT: TV, TV rừng, có hệ rễ giữ đất, tán lá cây cản bớt ánh sáng nên hạn chế sự bốc hơi nước nên giữ được nguồn nước ngầm tránh hạn hán. - HS đọc thông tin mục q SGK tr.151 -> tự rút ra vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm 4. Củng cố đánh giá: * Thực hành – luyện tập: Sử dụng câu hỏi SGK tr.151 * Vận dụng. Qua bài học, học sinh hiểu thêm được nguyên nhân gây hạn hán, lũ lụt. Từ đó ý thức được phải hành động như thế nào để hạn chế. Đồng thời hiểu rõ vai trò ton lớn của rừng đối với bầu khí quyển. 5. Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc em có biết. Sưu tầm tranh, ảnh về nội dung thực vật là: thức ăn động vật, là nơi sống của ĐV. Rút kinh nghiệm – Bổ xung kiến thức sau tiết dậy ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 30 Tiet57 Bai47 THUC VAT BAO VE DAT VA NGUON NUOC.doc