1.Mục tiêu :
a.Kiến thức : Học sinh có thể nêu được các đặc điểm về hình thái và chức năng của một số loại lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
b.Kỹ năng : Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, nhận biết và tổng hợp được kiến thức từ tranh ảnh, hình mẫu và mẫu vật thật.
c.Thái độ : Giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ thực vật, biết tránh xa những thực vật có thể gây nguy hiểm cho bản thân các em.
2.Chuẩn bị :
a. Giáo viên : Tranh hình 25.1 -> 25.7, bảng phụ kẻ bảng 25 và các loại mẫu vật thật : xương rồng, củ hoàng tinh, củ hành tây, cành mây.Bèo đất, nắp ấm (nếu có).
b.Học sinh:
- Kẻ sẵn bảng 25 vào vở bài tập, đọc và nghiên cứu nội dung các câu hỏi thảo luận sgk/83 và sgk/85.
- Chuẩn bị mẫu vật thật : xương rồng, củ hoàng tinh, củ hành tây, cành mây, bèo đất, nắp ấm (nếu có).
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 28 đến 30 - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rút kinh nghiệm:
SGK:
GV:
HS:
Tiết : 30
Ngày dạy :
ÔN TẬP
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức :
- Hệ thống hóa kiến thức từ chương I - chương IV
- Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của sự sống
- Phân tích mối quan hệ về cấu tạo với chức năng giữa các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng.
- Giải thích được sự tham gia của các cơ quan :rễ, thân, lá vào các hoạt động trao đổi chất của cây xanh đối với môi trường, các sinh vật và con người.
- Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên để vận dụng vào trong cuộc sống.
b.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hoạt động thảo luận nhóm.
c.Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập và biết giữ gìn sức khỏe chuẩn bị cho thi HKI.
2.Chuẩn bị :
a.Giáo viên: tranh ảnh minh hoạ ở các bài thuộc cơ quan rễ, thân, lá.
Bảng phụ kẻ bảng so sánh tổng hợp kiến thức, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
b.Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 6
Kiến thức cũ cần ôn: kiến thức từ chương I – chương IV
3.Phương pháp:
Hỏi đáp - tìm tòi, hoạt động nhóm nhỏ, hệ thống kiến thức tìm ra trọng tâm bài.
4.Tiến trình:
a.Ổn định tổ chức : kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1 phút)
b.Kiểm tra bài cu õ:kết hợp với ôn tập.
c.Giảng bài mới: (40 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: các bài tập và câu hỏi thuộc dạng trắc nghiệm của kiến thức từ chương I -> IV. (20’)
MT: giúp các em làm quen và thực hiện tốt các thao tác trong phương pháp làm bài tập trắc nghiệm.
GV: yêu cầu HS tự hình thành kiến thức thông qua bảng ghi các câu hỏi:
C1:TV sống được ở những nơi nào trên trái đất?
a.Đồng bằng, trung du, sa mạc
b.Ôn đới, hàn đới, nhiệt đới
c.Cả a & b
C2: TV khác với các SV khác điểm nào ?
a.Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, không di chuyển, phản ứng chậm với kích thích môi trường.
b.TV rất đa dạng, phong phú.
c.Có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản
C3: Trong những nhóm sau, nhóm nào toàn cây 1 năm ?
a.Lúa, hành, bí xanh, ngô
b.Ớt, hồng xiêm,đậu ván, ổi
c.Mít, xoài, bắp, lúa
C4:Các tb ở mô nào có khả năng phân chia ?
a.Mô che chở b.Mô nâng đỡ c.Mô phân sinh
C5:Tb nào có khả năng phân chia ?
a.Tb non b.Tb trưởng thành c.Tb già
C6:Các loại rễ biến dạng là :
a.Rễ cọc, rễ chùm b.Rễ non, rễ già
c.Rễ củ, giác mút d.Rễ cái, rễ phụ
C7:Những nhóm cây nào gồm toàn cây rễ cọc?
a.Xoài, ớt, đậu, hoa hồng
b.Dừa, hành, thông, táo
c.Bưởi, cà chua, lúa, hành
C8:Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
a.Củ nhanh bị hư hỏng b.Để cây ra hoa được
c.Sau khi ra hoa,chất lượng và khối lượng giảm
d. Sau khi ra hoa,chất lượng và khối lượng tăng
C9:Miền hút là miền quan trọng nhất vì :
a.Có 2 phần : vỏ và trụ giữa
b.Có mạch gõ, mạch rây vận chuyển các chất
c.Có lông hút, hút nước và muối khoáng
C10:Sắp xếp ý A và B cho tương ứng :
Đặc điểm
Chức năng
1.Rễ phình to
2.Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
3.Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên khỏi mặt đất.
4.Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác.
a.Giúp leo lên cao.
b.Giúp dự trữ chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, tạo quả
c.Bám vào cây chủ để hút nhựa tổng hợp chất dinh dưỡng.
d.Lấy ôxi cho các phần rễ dưới đất để hô hấp.
C11:Chức năng phần vỏ thân non là gì ?
a.Vận chuyển chất hữu cơ
b.Chứa chất dự trữ
c.Vận chuyển nước và muối khoáng
d.Bảo vệ các bộ phận bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp.
C12:Thân trưởng thành khác thân non điểm nào?
a.Có vỏ, trụ giữa b.Có bó mạch
c.Có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
C13:Cho các từ: ánh sáng, mạch gỗ, mạch rây, lục lạp. Điền vào ô trống sau :
- Các tb thịt lá chứa nhiều ___ gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ___, chứa và trao đổi để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm ___ và ___ có chức năng vận chuyển các chất đi nuôi cây.
C14:Nguyên liệu lá cây dùng để chế tạo tinh bột:
a.Cacbonic & muối khoáng b.Oxi & nước
c.Oxi và cacbonic d.Nước & cacbonic
C15: Các lỗ khí giúp lá THN có ở :
a.cuống lá b.gân lá c.thịt lá d.biểu bì
C16:Thực vật hô hấp xảy ra vào lúc nào ?
a.Buổi sáng b.Mọi lúc, khi cây còn sống
cBuổi tối d. Buôỉ chiều
C17:Hoàn chỉnh sơ đồ hô hấp của cây :
( A ) + khí oxi " khí cacbonic + t nước + (B)
HĐ2 : Ôn lại kiến thức trọng tâm của các chương đã học ( từ CI đến CIV ) (20’)
MT:giúp HS củng cố lại kiến thức đã được học từ đầu năm đến nay.( cho điểm HS trả lời đúng)
C1:Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc điểm của chúng ?
C2:Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ quang hợp của cây ?
C3: Có mấy loại lá biến dạng? Biến dạng đó có ý nghĩa gì với cây?
C4: Trình bày thí nghiệm để biết thân dài ra do đâu ?
C5: Giải thích vì sao nói cây xanh là buồng phổi của nhân loại, không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất ?
C6: So sánh sự khác nhau giữa miền hút của rễ với thân non ?
C7:lỗ khí có vai trò gì đối với lá? Vì sao nó phải nằm ở mặt dười của lá?
C8:đối với bộ phận lá thì mạch gỗ và mạch rây có chức năng là gì ?
C9:Thân trưởng thành khác thân non điểm nào?
C10:Hãy hoàn thành sơ đồ cấu tạo của thân non?
C11:Điền vào bảng dưới đây về các kiểu xếp lá trên thân và cành :
TT
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Mấy lá mọc từ thân
Kiểu xếp
1
Quỳnh
2
Ổi
3
Mít
C12: Hãy hoàn thành sơ đồ cấu tạo của tế bào lông hút ?
I. TRẮC NGHIỆM:
* Chương I: Tế bào
C1:TV sống được ở những nơi nào trên trái đất?
Đáp án : c
C2: TV khác với các SV khác điểm nào ?
Đáp án : a
C3: Trong những nhóm sau, nhóm nào toàn cây 1 năm ?
Đáp án : b
C4:Các tb ở mô nào có khả năng phân chia ?
Đáp án : c
C5:Tb nào có khả năng phân chia ?
Đáp án : b
* Chương II : Rễ
C6:Các loại rễ biến dạng là :
Đáp án : c
C7:Những nhóm cây nào gồm toàn cây rễ cọc?
Đáp án : a
C8:Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
Đáp án : c
C9:Miền hút là miền quan trọng nhất vì :
Đáp án : c
C10:Sắp xếp ý A và B cho tương ứng :
Đáp án :
1 - b
2 - a
3 - d
4 - c
* Chương III : Thân
C11:Chức năng phần vỏ thân non là gì ?
Đáp án : d
C12:Thân trưởng thành khác thân non điểm nào?
Đáp án : c
* Chương IV : Lá
C13: Điền vào ô trống :
1 – lục lạp
2 – ánh sáng
3 – mạch rây
4 – mạch gỗ
C14:Nguyên liệu lá cây dùng để chế tạo tinh bột:
Đáp án : d
C15: Các lỗ khí giúp lá THN có ở :
Đáp án : c
C16:Thực vật hô hấp xảy ra vào lúc nào ?
Đáp án : b
C17:Hoàn chỉnh sơ đồ hô hấp của cây :
A : chất hữu cơ
B : năng lượng
II. TỰ LUẬN:
C1: có 2 loại: rễ cọc và rễ chùm.
+ Rễ cọc có rễ cái đâm sâu xuống và có nhiều rễ con mọc xiên.
+ Rễ chùm có nhiều rễ dài bằng nhau mọc toả ra từ gốc thân.
C2: QH là quá trình cây lấy khí cacbonic, nước, muối khoáng nhờ ASMT và hạt diệp lục tạo ra tinh bột và khí oxi.
Aùnh sáng
Nước + khí Cacbonic tinh bột + khí oxi
Diệp lục
C3: Có 5 loại lá biến dạng: lá gai, tua cuốn (hoặc tay móc), lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi.
* Lá của một số loại cây biến đổi hình thái để thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
C4: Thí nghiệm sự dài ra của thân sgk/ 46.
C5: Mọi hoạt động sống của con người và mọi SV trên trái đất đều cần phải có oxi đồng thời thải bỏ khí cacbonic. Trong khi đó chỉ có 1 mình cây xanh mới có khả năng tạo ra được khí oxi.
C6: biểu bì ( có lông hút )
Vỏ
MHCR thịt vỏ
M.rây (ở ngoài)
Các bó mạch xếp chồng nhau
TG M.gỗ (ở trong)
Ruột
Biểu bì
Vỏ
T.Non Thịt vỏ
M.rây xếp xen
Các bó mạch kẽ nhau
TG M.gỗ
Ruột
C7:giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước làm mát cho lá. Lỗ khí nằm mặt dưới giúp hạn chế việc thoát hơi nước cho lá.
C8:Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ nuôi cây, mạch gỗ giúp vận chuyển nước và muối khoáng.
C9:Thân trưởng thành có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, còn ở thân non không có.
C10: Sơ đồ cấu tạo của thân non H15.1 sgk/49.
C11:Điền vào bảng dưới đây về các kiểu xếp lá trên thân và cành :
TT
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Mấy lá mọc từ thân
Kiểu xếp lá
1
Quỳnh
3
Vòng
2
Ổi
2
Đối
3
Mít
1
Cách
C12: Sơ đồ cấu tạo của tế bào lông hút H10.2 sgk/33.
d. Củng cố và luyện tập : (2’)
- Giáo viên nhắc nhở và hướng dẫn lại học sinh cách làm bài trắc nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài điền từ vào ô trống, cách ghi các thông tin vào hình vẽ có sẵn.
e.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
- Nhắc nhở các em trước khi làm bài phải đọc thật kĩ câu hỏi.
- Trong khi làm bài thật hạn chế việc tẩy xoá.
- Lưu ý chữ viết và lỗi chính tả.
- Chuẩn bị đầy đủ bút, thước cho tiết sau thi học kỳ I.
- Ôn lại kiến thức từ đầu năm học đến nay và nội dung ôn tập tiết này.
Rút kinh nghiệm:
SGK:
GV:
HS:
File đính kèm:
- Sinh 6 tiet 2930.doc