Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thấm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Mô tả được quyết là thực vật có rễ, thân, lá có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử

- So sánh quyết với cây rêu và thực vật có hoa.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các loài dương xỉ

3. Thái độ: Yêu và bảo vệ thiên nhiên

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên: Mẫu: cây dương xỉ, tranh cây dương xỉ, hình 39.2 phóng to

2. Học sinh: Mẫu cây dương xỉ, đọc bài cũ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

 6A1:. 6A2:. 6A3:.

 6A4:. 6A5:. 6A6:.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu tạo của cây rêu?

- Rêu sinh sản như thế nào?

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài: Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật (trong đó có các cây dương xỉ) sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 12/02/2014 Tiết 47 Ngày dạy: /02/2014 Bài 39: QUYẾT - CÂY DƯƠNG XỈ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Mô tả được quyết là thực vật có rễ, thân, lá có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử - So sánh quyết với cây rêu và thực vật có hoa. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các loài dương xỉ 3. Thái độ: Yêu và bảo vệ thiên nhiên II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: Mẫu: cây dương xỉ, tranh cây dương xỉ, hình 39.2 phóng to 2. Học sinh: Mẫu cây dương xỉ, đọc bài cũ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 6A1:............................ 6A2:................................. 6A3:............................. 6A4:............................ 6A5:................................. 6A6:............................. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo của cây rêu? - Rêu sinh sản như thế nào? 3. Hoạt động dạy - học: Mở bài: Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật (trong đó có các cây dương xỉ) sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào? Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS quan sát cây dương xỉ + Nêu các bộ phận của cây dương xỉ ? + Các bộ phận có những đặc điểm gì ? - GV bổ xung hoàn thiện đặc điểm của rễ thân lá. + So sánh cây dương xỉ với rêu ? - GV gọi 1 số HS trình bày. - GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát cây dương xỉ + Rễ, thân, lá + Rễ chùm, thân ngầm, lá già hình lông chim, lá non cuộn tròn - HS nêu các bộ phận và đặc điểm của từng bộ phận + Giống: đều có rễ, thân, lá. Khác: Rêu có rễ giả, thân không phân cành, lá nhỏ mảnh, chưa có mạch dẫn. Dương xỉ: rễ, thân, lá thật có mạch dẫn - Một vài HS phát biểu, lớp bổ xung. Tiểu kết: Cơ quan sinh dưỡng gồm: - Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn - Thần ngầm hình trụ. - Rễ thật - Có mạch dẫn Hoạt động 2: Quan sát túi bào tủ, sự phát triển của cây dương xỉ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV cho HS quan sát mặt dưới của lá - Quan sát hình 39 SGK đọc chú thích + Vòng cơ có tác dụng gì? + Cơ quan sinh sản của dương xỉ là gì ? + Sự phát triển của bào tử ? + So sánh dương xỉ với rêu ? - GV củng cố và chốt ý kiến. - HS quan lá - HS quan sát hình trong SGK + Phát tán bào tử + Túi bào tử + Như tiểu kết + Giống: sinh sản bằng bào tử. Khác: ở dương xỉ có nguyên tản do bào tử phát triển thành Tiểu kết: - Cơ quan sinh sản là túi bào tử - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử - Sự phát triển của dương xỉ: Dương xỉ trưởng thành Túi bào tử Bào tử Dương xỉ con Nguyên tản Hoạt động 3: Quan sát một vài loại dương xỉ thường gặp. - GV cho HS quan sát 1 số loại dương xỉ khác SGK. - GV nêu câu hỏi: + Nhận xét đặc điểm chung ? + Nêu đặc điểm của cây thuộc dương xỉ - GV gọi HS phát biểu ý kiến. - GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát tranh - HS nhận biết về sự đa dạng và đặc điểm chung - Một vài HS trình bày, lớp bổ xung. Tiểu kết: Dương xỉ rất đa dạng nhưng chúng đều có đặc điểm chung là: lá non cuộn lại ở đầu Ví dụ: rau bợ, cây lông culi, . Hoạt động 4: Tìm hiểu quyết cổ đại và sự hình thành than đá. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK - GV nêu câu hỏi: Than được hình thành như thế nào ? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi -> Nêu nguồn gốc của than đá. - HS tự rút ra kết luận. Tiểu kết: Quyết cổ đại -> chôn vùi -> than đá IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ. 1. Củng cố: HS Đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi SGK. 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK. Đọc mục “em có biết” - Chuẩn bị cây thông, nón thông V: RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docSinh 6 tiet 47.doc