Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?

1. Mục tiêu

 1.1. Kiến thức:

 HS biết: Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.

 HS hiểu: Phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản (Hoa và quả ). Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.

 1.2. Kĩ năng: Rèn các kỹ năng:

 - Phân biệt cây một năm, cây lâu năm.

 - Nêu các ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa.

 - Giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?

 - Tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa.

 - Tự tin trong trình bày, kỹ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.

 1.3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ Thực vật, nhất là thực vật có ích cho đời sống con người,bảo vệ hoa kiểng trong vườn trường.

 2. Trọng tâm: Phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa.

 3. Chuẩn bị :

 3.1. GV : Tranh vẽ hình 4 .12/SGK. Bảng phụ có nội dung bảng /13

 Mang mẫu vật : Cây cải, Câu rêu, cây rau bợ

 3.2. HS: Mang mẫu vật : Cây rêu, cây rau bơ, cây bông cúc.

 4. Tiến trình:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1: ;6A2: ;6A3:

 4.2. KTBC :

 Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chung của thực vật ?(5đ)

 HS: Đặc điểm chung của thực vật là : (5đ)

 - Phản ứng chậm vơí các kích thích từ bên ngoài .

 - Tự tổng hợp chất hữu cơ.

 - Phần lớn không có khả năng di chuyển.

 Câu 2: GV yêu cầu HS sửa bài tập số 2/ 12 (3đ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA? Bài: 4; Tiết: 3 Tuần dạy: 2 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: HS biết: Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa. HS hiểu: Phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản (Hoa và quả ). Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. 1.2. Kĩ năng: Rèn các kỹ năng: - Phân biệt cây một năm, cây lâu năm. - Nêu các ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa. - Giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: Có phải tất cả thực vật đều có hoa? - Tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. - Tự tin trong trình bày, kỹ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề. 1.3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ Thực vật, nhất là thực vật có ích cho đời sống con người,bảo vệ hoa kiểng trong vườn trường. 2. Trọng tâm: Phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa. 3. Chuẩn bị : 3.1. GV : Tranh vẽ hình 4 .12/SGK. Bảng phụ có nội dung bảng /13 Mang mẫu vật : Cây cải, Câu rêu, cây rau bợ 3.2. HS: Mang mẫu vật : Cây rêu, cây rau bơ, cây bông cúc.. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1: ;6A2: ;6A3: 4.2. KTBC : Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chung của thực vật ?(5đ) HS: Đặc điểm chung của thực vật là : (5đ) - Phản ứng chậm vơí các kích thích từ bên ngoài . - Tự tổng hợp chất hữu cơ. - Phần lớn không có khả năng di chuyển. Câu 2: GV yêu cầu HS sửa bài tập số 2/ 12 (3đ) STT Tên sinh vật Nơi sống Công dụng Tác hại 1 2 3 4 5 Cây lúa Cây mít Cây cải Cây sen Cây cao su Ruộng nước Cạn Cạn Nước (ao hồ) Cạn Cây lương thực Cung cấp gỗ , quả Cung cấp thực phẩm Thực phẩm , dược liệu Cây công nghiệp Câu 3: Hãy cho ví dụ về thực vật có hoa và thực vật không có hoa? ( 2 đ ) 4.3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Thực vật có một số đặc điểm chung nhưng nếu quan sát kỹ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Có nhiều đặc điểm để quan sát ở đây các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ phận hoa và quả. Các em sẽ được học ở tiết học ngày hôm nay Hoạt động 2: Tìm hiểu thực vật có hoa và thực vật không có hoa MT: Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản (Hoa và quả ). -GV: Yêu cầu HS quan sát H4.1 đối chiếu với bảng (Cạnh bên ) -HS: Làm việc độc lập -GV: Dùng sơ đồ câm yêu cầu HS xác định các cơ quan của cây và chức năng chủ yếu của cơ quan đó -HS: Lên bảng chỉ tranh trả lời . HS khác nhận xét bổ sung -GV : Cho HS làm bài tập sau : Hãy dùng các cụm tư: Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, nuôi dưỡng và phát triển nòi giống điền vào chổ trống cho phù hợp : Rễ, thân, lá là:.. Hoa, quả, hạt :. Chức năng chủ yếu cơ quan sinh dưỡng là : Chức năng chủ yếu cơ quan sinh sản là : -HS : a. Cơ quan sinh dưỡng b. Cơ quan sinh sản c. Nuôi dưỡng d. Phát triển nòi giống -GV : Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trong 3 phút : Quan sát hình tranh ảnh, mầu vật điền vào bảng trống /13 -HS : Đại diện nhóm lên trình bày ở bảng phụ . Các nhóm còn lại tham gia nhận xét bổ sung : Tên cây Cơ quan SD Cơ quan SS Rễ Thân Lá Hoa Quả Hạt Cây chuối Cây Rau bợ Cây dương xỉ Cây rêu Cây Sen Cây khoai tây + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + -GV : Dựa vào cơ quan trên chia chúng làm thành mấy nhóm ? Đặc điểm của từng nhóm ? -HS : Dựa vào thông tin SGK và bảng trên. Cần nêu được Thực vật chia làm hai nhóm : Thực vật có hoa : Thì ra hoa tạo quả kết trái Thực vật không có hoa : Cả đời không ra hoa -GV: Cho HS làm bài tập /14 . Nếu HS trả lời đúng c-hấm điểm . -HS : Cần điền đúng các chổ trống : Cây cải là cây có hoa Cây lúa là cây có hoa Cây dương xỉ là cây không có hoa Cây xoài là cây có hoa -GDMT : GV gợi ý để HS cĩ thể nêu được tính đa dạng của thực vật về cấu tạo và chức năng à hình thành cho HS về mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức cơ thể ,giữa cơ thể với mơi trường bên ngồi nhĩm lên ý thức chăm sốc và bảo vệ thực vật Hoạt động 3 :Phân biệt cây một năm và cây lâu năm MT: Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. -GV: - Nêu ví dụ vể những cây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm - Kể tên một số cây sống lâu năm, trong vòng đời có nhiều lần ra hoa kết quả -HS : Nêu ví dụ HS khác nhận xét bổ sung Cây một năm là : Lúa, ngô, khoai Cây lâu năm : Cây ổi, cây bạch đàn -GV: Từ ví dụ trên GV gợi ý cho HS rút ra kết luận thế nào là cây một năm ? Thế nào là cây lâu năm ? -HS: Cần nêu được : - Cây một năm : Có vòng đời kết thúc trong vòng một năm. Ví dụ: Lúa, cà chua . - Cây lâu năm thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời .Ví dụ : Cây tràm, cây bưởi -GDHS :Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh hoa kiểng trong vườn trường nơi công cộng. 1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa Thực vật chia làm hai nhóm : - Thực vật có hoa : Đến một thơí kì nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả, kết hạt . - Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ ra hoa. Tóm lại: Thực vật có hoa thì phải có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Ví dụ: - Thực vật không có hoa vì chúng không có hoa, quả, hạt: Dương xỉ, rêu, thông.. - Thực vật có hoa vì chúng có hoa, quả, hạt: Cây sen, mướp, bầu, bí 2. Cây một năm và cây lâu năm - Cây một năm : Có vòng đời kết thúc trong vòng một năm Ví dụ : Lúa, cà chua . - Cây lâu năm thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời . Ví dụ : Cây tràm, cây bưởi 4.4 . Câu hỏi, bài tập và Củng cố : Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất : Cây lâu năm là: a. Loại cây xanh có hoa b. Thơì gian sống nhiều năm c. Ra hoa, tạo quả nhiều lần trong quá trình sống nhiều năm Đáp án : c Câu 2: Kể 5 câu lương thực. Theo em những cây lương thực thường là cây một năm hay cây lâu năm ? Cây lương thực : Lúa, lúa mì, ngô, khoai, sắn. Các cây này là cây một năm. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Đối với bài học tiết này: + Học bài . Trả lời câu hỏi SGK 1,2,3 /15 . + Đọc mục em có biết . + Làm bài tập /15 - Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài mới : + Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng. + Đọc bài, quan sát hình chú ý cấu tạo của kính. + Mang mẫu vật hoa vạn thọ. 5. Rút kinh nghiệm : *. Nội dung: *. Phương pháp: *. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 6 hkI(3).doc