I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo, chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa
-Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt hệ thống hoá
- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt
3. Thái độ: - Có ý thức yêu thích và biết bảo vệ thiên nhiên bảo vệ thực vật
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: +Tranh phóng to hình 36.1
+ Phiếu học tập
2/ Chuẩn bị của học sinh: + Vẽ hình 36.1 vào vở bài tập
+ On lại các kiến thức đã học về thực vật
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài mới
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỖI CƠ QUAN Ở CÂY CÓ HOA
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 36: Tổng kết về cây hoa - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 18/01/2014
Tiết: 44 Ngày dạy: 22/01/2014
BÀI 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
I/ CÂY LÀ 1 THỂ THỐNG NHẤT
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo, chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa
-Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt hệ thống hoá
- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt
3. Thái độ: - Có ý thức yêu thích và biết bảo vệ thiên nhiên bảo vệ thực vật
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: +Tranh phóng to hình 36.1
+ Phiếu học tập
2/ Chuẩn bị của học sinh: + Vẽ hình 36.1 vào vở bài tập
+ Oân lại các kiến thức đã học về thực vật
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài mới
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỖI CƠ QUAN Ở CÂY CÓ HOA
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Yêu cầu Hs nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng của cây có hoa tr116 làm bài tập SGK.
- Gv treo tranh câm lên bảng
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày tranh
+ Tên các các cơ quan của cây có hoa?
+ Đặc điểm cấu tạo chính của các cơ quan?
+ Chức năng của các cơ quan?
+ Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?
+Các cơ quan sinh sản có cấu tạo như thế nào?
-Hs đọc thông tin SGK và bảng cấu tạo và chức năng của các cơ quan ghi vào sơ đồ
- Hs lên trình bày vào tranh câm
- Hs khác nhận xét và bổ sung về cách ghi của các nhóm khác
- Hs thảo luận nhóm trả lời về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
Tiểu kết: Cây có hoa có hai loại cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng
Hoạt động 2: TÌM HIỂU SỰ THỐNG NHẤT VỀ CHỨC NĂNG GIỮA CÁC CƠ QUAN Ở CÂY CÓ HOA
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Yêu cầu Hs đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
+ Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng?
+Hãy lấy 1 ví dụ về mối quan hệ đó?
-GV: gợi ý
+ Không có rễ hút nước và muỗi khoáng thì lá có chế tạo được chất hữu cơ không?
+ Không có thân thì các chất hữu cơ do lá chế tạo có chuyển được đến nơi khác không?
+ Có thân, có rễ nhưng không có lá (lá không có diệp lục) thì cây có chế tạo được chất hữu cơ không? Ở những cây không có las thì thân, cành có biến đổi như thế nào để thực hiện chức năng thay lá?
+ Khi hoạt động của một cơ quan giảm đi hay được tăng cường có ảnh hưởng gì đến hoạt động của các cơ quan khác?
=> Kết luận về sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa?
- Hs đọc thông tin trong SGK, thu thập thông tin.
+ Như tiểu kết
+ Hs lấy ví dụ về mối quan hệ đó
- Hs khác nhận xét và bổ sung
Tiểu kết: Các cơ quan của cây có hoa có liên quan mật thiết với nhau và có ảnh hưởng tới nhau. Khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- Gv cho Hs giải ô chữ tr 118 (nước, thân, mạch rây, quả hạch, rễ móc, hạt, hoa, quang hợp, từ hàng dọc “cây có hoa”)
- Đọc phần ghi nhớ
2/ Dặn dò
- Học phần kết luận trong SGK
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu đời sống các cây sống trong các môi trường khác nhau
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 23 Ngày soạn: 08/02/2014
Tiết: 45 Ngày dạy: 10/02/2014
BÀI 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tt)
II/ CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững được mối quan hệ giựa cây xanh và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi điều kiện thay đổi thì cây xanh biến đồi thích nghi với điều kiện sống
- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rất rộng rãi trên trái đất
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát so sánh
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 36.2
- Mẫu cây bèo tây, cây rau dừa mọc ở môi trường khác nhau
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Mẫu cây bèo tây, cây rau dừa mọc ở môi trường khác nhau
- Ôn lại về cây có hoa, chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Oån định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra bài cũ: - Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
- Nêu ví dụ về sự thống nhất của các hệ cơ quan về chức năng?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài mới
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CÁC CÂY SỐNG Ở NƯỚC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Gv thông báo: 1 số cây sống ở dưới nước chịu 1 số ảnh hưởng của môi trường.
- Quan sát hình 36.2 trả lời câu hỏi
+ Hình dạng của lá nổi trên mặt nước và lá chìm trong nước có gì khác nhau?
+ Lá của chúng có những đặc điểm gì?
+Quan sát lá bèo nhận xét sự khác nhau đó?
-Gv cho Hs trả lời câu hỏi và nhận xét
- Hs nghe Gv thông báo 1 số ảnh hưởng của nước tới cây xanh
- Hs quan sát hình 36.2 trả lời câu hỏi
+ Nổi thì lá có tán rộng, Chìm thì lá có nhỏ
+ Chúng thường xốp, phình to, chứa khí
- Hs trả lời và nhận xét câu trả lời
Tiểu kết: - Cây xanh đã biến đổi thích nghi với môi trường nước
- Có tán rộng hoặc nhỏ (trong nước)
- Có chứa khí giúp cây nổi
Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SỐNG TRÊN CẠN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hs nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
+ Ơû nơi khô hạn vì sao rễ cây lại ăn sâu và lan rộng?
+ Lá cây ở nơi khô hạn có lông ráp có tác dụng gì?
+ Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao?
- Hs đọc thông tin SGK. Trả lời câu hỏi
+ Tìm được nguồn nước và hút sương đêm
+ Giảm sự thoát hơi nước
+ Vì có ít ánh sáng nên cây vươn cao để nhận được ánh sáng
Tiểu kết:
- Cây mọc trên đồi trống: rễ ăn sâu hoặc lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc xốp phủ ngoài
- Cây mọc trong rừng rậm hay thung lũng thân vươn cao, các cành tập trung ở ngọn
Hoạt động 3 : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CÂY SỐNG TRONG NHỮNG MÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi
+ Thế nào là môi trường sống đặc biệt?
+ Kể tên những cây sống ở những môi trường này?
+ Phân biệt đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này?
- Hs đọc thông tin trong SGK
+ Là môi trường đầm lầy hay sa mạc
+ Hs kể 1 số cây sống ở đầm lầy và sa mạc
+ Thân mọng nước không có lá, rễ ăn sâu
- Hs trả lời , nhận xét rút ra kết luận
Tiểu kết:
Cây mọc ở môi trường đầm lầy: có rễ chống hoặc rễ mọc ngược lên mặt đất
Cây ở sa mạc:
+ Có rễ rất dài
+ Thân mọng nước
+ Lá tiêu giảm hoặc biến thành gai
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố: - HS đọc ghi nhớ SGK. Làm bài tập sau:
Các môi trường đặc biệt
Tên cây
Kết quả
Sa mạc
Đước
Xương rồng
Đầm lầy
Tràm
Bần
Cỏ lạc đà
2/ Dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. Học bài theo câu hỏi trong SGK
- Xem bài mới. Tìm tảo xoắn ở các vực nước
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 23:
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
Câu 2: hãy khoanh tròn câu đúng:
cây xanh cũng lấy khí ôxi và thải khí cacbonic như người và động vật
cây xanh lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Cây xanh thực hiện hô hấp cung cấp năng lượng cho cây đồng thời thải ra ngoài nước và muối khoáng
Trong trồng trọt, người ta đã có nhiều biện pháp làm cho đất thoáng tạo điều kiện cho hạt và rễ hô hấp tốt.
Đáp án
Câu 1(7.0điểm)
*Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh
Hiện tượng thụ phấn
Hiện tượng thụ tinh
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
Thụ tinh là tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào não tạo thành một tế bào mới là hợp tử.
*Mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh : muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhựng với hiện tượng hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho phụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
Câu 2(3.0 điểm)
a, b và d
File đính kèm:
- SH 6 tiet 44 45 tuan 23 2013 2014.doc