1/ Kiến thức:
- Tìm hiểu, phát hiện, mô tả được các biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut & các VSV khác gây ra ở địa phương & cách phòng tránh.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát trong các hoạt động nhóm & hoạt động cá nhân.
- Rèn các kĩ năng tìm hiểu, ghi chép & kĩ năng giao tiếp với người khác. So sánh đối chứng về bệnh truyền nhiễm đã học với thực tiễn ở địa phương.
- Hình thành khả năng làm việc khoa học.
3/ Thái độ:
- Xác định một cách đúng đắn nguyên nhân của các loại dịch bệnh, từ đó có ý thức & có pp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Giáo dục, tuyên truyền mọi người cùng phòng chống bệnh truyền nhiễm.
- Có niềm tin vào khoa học hiện đại
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm, báo cáo.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS: Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị bài thực hành: Tìm kiếm các tư liệu về các bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
1/ Ổn định lớp– Kiểm diện (1).
2/ Kiểm tra bài cũ(5) : Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Đặc điểm của các loại miễn dịch.
3/ Tiến trình thực hành:
- Đến một số cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế) tìm hiểu & lấy số liệu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương trong thời gian gần đây.
- Hỏi những người lớn tuổi trong gia đình về các bệnh truyền nhiễm từ xưa đến nay.
- Tìm hiểu 1 số bệnh truyền nhiễm phổ biến & đang được quan tâm ở địa phương như cúm, sởi, dại, SARS, AIDS, viêm gan B, sốt xuất huyết, lao, Mỗi loại bệnh tìm hiểu về tỉ lệ người mắc bệnh (hoặc số người mắc bệnh), nguyên nhân, triệu chứng, cách lây nhiễm, cách phòng tránh,
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 50, Bài 47: Thực hành Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 47: THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG
I.MỤC TIÊU:
TUẦN:32
TIẾT:50
NS:28/3/2008
MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Tìm hiểu, phát hiện, mô tả được các biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut & các VSV khác gây ra ở địa phương & cách phòng tránh.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát trong các hoạt động nhóm & hoạt động cá nhân.
Rèn các kĩ năng tìm hiểu, ghi chép & kĩ năng giao tiếp với người khác. So sánh đối chứng về bệnh truyền nhiễm đã học với thực tiễn ở địa phương.
Hình thành khả năng làm việc khoa học.
3/ Thái độ:
Xác định một cách đúng đắn nguyên nhân của các loại dịch bệnh, từ đó có ý thức & có pp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Giáo dục, tuyên truyền mọi người cùng phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Có niềm tin vào khoa học hiện đại.
- II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm, báo cáo.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị bài thực hành: Tìm kiếm các tư liệu về các bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
III. NỘI DUNG &TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2 / Kiểm tra bài cũ (5’) : Miễn dịch là gì ? Có những loại miễn dịch nào ? Đặc điểm của các loại miễn dịch.
3/ Tiến trình thực hành :
- Đến một số cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế) tìm hiểu & lấy số liệu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương trong thời gian gần đây.
- Hỏi những người lớn tuổi trong gia đình về các bệnh truyền nhiễm từ xưa đến nay.
- Tìm hiểu 1 số bệnh truyền nhiễm phổ biến & đang được quan tâm ở địa phương như cúm, sởi, dại, SARS, AIDS, viêm gan B, sốt xuất huyết, lao, Mỗi loại bệnh tìm hiểu về tỉ lệ người mắc bệnh (hoặc số người mắc bệnh), nguyên nhân, triệu chứng, cách lây nhiễm, cách phòng tránh,
4/ Thu hoạch :
Viết báo cáo theo mẫu của bảng 47/ SGK trang 159.
Tên bệnh & tác nhân gây bệnh
Triệu chứng & tác hại
Phương thức lây lan
Phòng tránh
Bệnh Chlamydia –
VK Chlamydia
Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ sinh dục, tổn thương 2 vòi trứng dẫn đến vô sinh, gây có thai ngoài tử cung.
Bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ, do môi trường vệ sinh kém. Lây truyền qua quan hệ tình dục.
- Giữ vệ sinh.
- Thực hiện an toàn tình dục.
Bệnh viêm gan B –
Virus HBV
Vàng da, sưng gan, có thể bị xơ gan, ung thư gan.
Lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường tiêu hóa.
- Thực hiện an toàn tình dục.
- Không tiêm chích ma túy.
- Thực hiện truyền máu an toàn.
Vệ sinh ăn uống.
Bệnh dại – Virus Rhado
Người bị chó (mèo) dại cắn tùy theo vết thương nông, sâu, gần hay xa thần kinh trung ương mà phát bệnh nhanh hay chậm. Có thể sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, chảy rớt dãi, có thể bị điên & chết.
Do bị chó (mèo) dại cắn phải.
- Tiêm phòng bệnh dại cho chó.
- khi bị chó cắn phải phải tiêm ngừa & theo dõi con chó. Nếu chó phát dại thì tiêm đủ liều.
Bệnh tả – VK tả
Tiêu chảy, mất nước, mất muối, nôn mửa, thân nhiệt hạ, co rút cơ.
- Qua ăn uống.
- Tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Vệ sinh ăn uống.
- Tiêm phòng.
- Cách li nguồn bệnh.
Bệnh lao phổi –
Trực khuẩn lao.
Ho khạc kéo dài, sốt về chiều, gầy yếu sút cân nhanh, gây tổn thương phổi, ho ra máu a suy kiệt dần & chết nếu không chữa trị kịp thời.
- Qua đường hô hấp.
- Qua ăn uống.
- Cách li bệnh.
-Vệ sinh môi trường.
b) Báo cáo trước lớp: (36’) Mỗi nhóm báo cáo trước lớp bài báo cáo của nhóm. Các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh. GV đánh giá & nhận xét kết quả bài thực hành.
5. Dặn dò: (3’)
- Xem lại toàn bộ phần ba.
- Xem trước bài ôn tập & giải các nội dung ôn tập trước ở nhà/ SGK 160 – 164.
File đính kèm:
- GAB47(T50)SH10NC.doc