1/ Kiến thức:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản qua các kì của NP.
- Nêu được ý nghĩa sinh học & thực tiễn của NP.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề, năng lực quan sát & phân tích hình vẽ.
- Phát triển tư duy cho HS. Rèn luyện khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm cho HS.
- Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống.
3/ Thái độ:
- Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức các cơ chế sinh học diễn ra ở cấp độ tb.
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS: Đọc bài trước ở nhà. Ôn tập kiến thức về quá trình nguyên phân đã học ở lớp 9.
1/ Ổn định lớp– Kiểm diện (1).
2/ Kiểm tra bài cũ: Chu kì tb là gì? Đặc điểm của kì trung gian. Có những hình thức phân bào nào?
3/ Tiến trình bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 30, Bài 29: Nguyên phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 29:
NGUYÊN PHÂN
TUẦN:15
TIẾT:30
NGÀY SOẠN:7/12/2007
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Trình bày được những diễn biến cơ bản qua các kì của NP.
Nêu được ý nghĩa sinh học & thực tiễn của NP.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề, năng lực quan sát & phân tích hình vẽ.
Phát triển tư duy cho HS. Rèn luyện khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm cho HS.
Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống.
3/ Thái độ:
Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức các cơ chế sinh học diễn ra ở cấp độ tb.
- II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài trước ở nhà. Ôn tập kiến thức về quá trình nguyên phân đã học ở lớp 9.
III. NỘI DUNG &TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2 / Kiểm tra bài cũ : Chu kì tb là gì ? Đặc điểm của kì trung gian. Có những hình thức phân bào nào?
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
HĐ 1: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản qua các kì của NP
I. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1/ Sự phân chia nhân Gồm 4 kì :
* Kì đầu :
- Sợi NS co ngắn & đóng xoắn lại thành các NST. NST tự nhân đôi thành NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động.
- Màng nhân & nhân con dần dần biến mất.
- Thoi phân bào được hình thành.
- NST kép gắn vào thoi phân bào ở tâm động.
* Kì giữa :
- NST kép tiếp tục co xoắn đến cực đại.
- NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau :
- Hai crômatit ở mỗi NST kép tách nhau ở tâm động 2 NST đơn.
- Mỗi NST đơn di chuyển về 1 cực của tb (sự phân ly NST).
* Kì cuối :
- NST đơn được tháo xoắn dần, trở về dạng sợi mảnh.
- Thoi phân bào dần biến mất. Màng nhân & nhân con hình thành trở lại.
2/ Sự phân chia tbc:
- Sự phân chia nhân xảy ra trong kì cuối của NP.
* Ở tb TV: Xuất hiện vách ngăn ngang ở mp xích đạo, phát triển từ trong ra ngoài chia đều tb mẹ thành 2 tb con.
* Ở tb ĐV: Màng tb thắt eo ở giữa tb, chia tb mẹ thành 2 tb con.
KQ: Từ 1 tb mẹ tạo ra 2 tb con giống hệt tb mẹ. Số lượng NST không đổi ở mỗi tb con so với tb mẹ ban đầu.
HĐ 2: Tìm hiểu ý nghĩa sinh học & thực tiễn của quá trình NP
II. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN
1/ Ý nghĩa sinh học:
- Là phương thức sinh sản của tb & SV đơn bào nhân thực (sinh sản vô tính của SV).
- NP giúp cho cơ thể SV đa bào lớn lên (sinh trưởng) & thay thế các tb già chết.
- NP đảm bảo bộ NST được duy trì & ổn định qua các thế hệ.
2/ Ýnghĩa thực tiễn:
- Các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng (giâm, chiết, ghép), nuôi cấy mô tb dựa trên cơ sở của NP.
- Thành tựu : Nhân nhanh giống tốt, SX giống sạch bệnh, tăng số lượng giống cây, con tốt, ghép tạng ở người,
Y/c HS nhắc lại đặc điểm các pha của kì trung gian về đặc điểm của NST, trung thể. Sau pha G2, tb chuyển sang gđ gì ? NP gồm các kì nào ?
GV y/c HS xem lại kiến thức cũ lớp 9 & quan sát hình 29.1 để thảo luận nhóm điền vào bảng 29/ SGK trang 97 (y/c HS nêu được sự biến đổi của NST, màng nhân, nhân con, thoi phân bào).
GV cần nói rõ thêm : Sự phân bào không sao & phân bào có sao.
Ở tb ĐV xung quanh trung tử có cấu trúc bao gồm các sợi toả ra gọi là sao phân bào => Phân bào có sao. Ở tb TV, không có cấu trúc trên (không có trung thể) => Phân bào không sao.
* Cơ chế nào đảm bảo bộ NST của tb không đổi so với tb mẹ ?
GV y/c HS quan sát hình vẽ 29.2 / SGK trang 97 để thảo luận nhóm trả lời các câu lệnh a), b), c) ở phần 2. Phân chia tbc.
Nêu lại KQ NP. Số lượng NST ở mỗi tb con như thế nào so với tb mẹ ? Từ đó y/c HS nêu ý nghĩa sinh học của NP.
Liên hệ với môn công nghệ cho biết vận dụng của nuôi cấy mô tb để SX giống cây trồng (tham khảo thêm mục « Em có biết ») & thành tựu đạt được như : ghép da, ghép nội tạng,
- NST tồn tại dạng kép, co xoắn lại.
- Trung thể tự nhân đôi.
Sau pha G2, tb chuyển sang gđ NP. NP gồm 4 kì : Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
HS thảo luận nhóm điền vào bảng 29/ SGK trang 97.
HS ghi nhận kiến thức mới vào vở.
- Cơ chế nào đảm bảo bộ NST của tb không đổi so với tb mẹ :NST tự nhân đôi ở kì trung gian & phân li đều ở kì sau.
Câu a : Sự phân chia nhân xảy ra trong kì cuối của NP.
Câu b : Điểm khác biệt sự phân chia tbc ở tb TV & tb ĐV:
- Ở tb TV: Xuất hiện vách ngăn ngang ở mp xích đạo.Ở tb ĐV: Màng tb thắt eo ở giữa tb.
Câu c : Tb TV có thành xenlulôzơ làm cho tb không vận động được như ở tb ĐV.
HS nêu được KQ & ý nghĩa NP. Vẫn không đổi => Đảm bảo bộ NST được duy trì & ổn định qua các thế hệ. Nêu ý nghĩa NP dựa vào kiến thức cũ lớp 9.
HS vận dụng kiến thức đã học để trình bày ứng dụng của NP trong thực tiễn.
4/ Củng cố (3’) : Bằng các câu hỏi cuối bài/ SGK trang 99. Cho HS SX mô hình các kì đúng trình tự của quá trình NP.
5/ Dặn dò:(1’) Học bài cũ. Xem tiếp bài mới. Xem lại kiến thức về giảm phân đã học ở lớp 9.
File đính kèm:
- GAB29(T30)SH10NC.doc