Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu

1.Kiên thức

-HS trinh bày được khái niệm vi sinh vật.

-Phân biệt được ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.

-Phân biệt được bốn kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon

-Phân biệt được ba kiểu thu nhận năng lượng ở các vi sinh vật hoá dị dưỡng là lên men, hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí.

2.Kĩ năng.

 -Khái quát kiến thức vận dụng vào thực tiễn.

II. Thiết bị dạy-học.

 -Tranh hình SGK phóng to.

 -Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy-học.

1.Kiểm tra.

2.Bài mới.

-GV hỏi: + tại sao dưa muối lại trở nên chua? Ăn ngon miệng và bảo quản được lâu?

 + Tại sao bia đựng trong một đĩa sứ để hở miệng sau 3-4 ngày thì bị chua như giấm?

 +Tại sao khi cho bột nen len cơm hoặc xôi sau 2-3 ngày thì cơm có vị ngọt?

Đó là bí mật liên quan đến VSV mà chúng ta cần tìm hiểu!

 

doc89 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. - Hình dạng: bầu dục - Cấu trúc: + Ngoài: là màng kép bao bọc (hai màng đều trơn) + Trong: Khối cơ chất không màu gọi là chất nền(Strôma) Các hạt nhỏ (grana) ADN và prôtêin * Cấu trúc của grana + Gồm nhiều túi dẹp tilacôit xếp chồng lên nhau + Trên màng tilacôit có hệ sắc tố và hệ enzim tạo thành đơn vị cơ sở dạng hình cầu gọi là đơn vị quang hợp 2. Chức năng - Là nơi thực hiện chức năng quang hợp cho tế bào thực vật. IV. Củng cố HS đọc kết luận SGK Lập bảng so sáng ti thể và lục lạp Ti thể Lục lạp Màng Loại tế bào Tổng hợp và sử dung ATP V. Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - đọc trước bài 16 VI. Rút kinh nghiệm: .. Tiết 15 Bài 16 TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) I. Mục tiêu Học sinh giải thích được hệ thống màng trong tế bào phù hợp với chức năng của nó Hiểu và mô tả được cấu trúc và chức năng lưới nội chất, bộ máy gôngi, lizôxôm, không bào. Giải thích được mối liên quan giữa các hệ thống màng trong tế bào thông qua ví dụ cụ thể Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan này. Rèn luyện một số kĩ năng phân tích, so sánh, quan sát tranh hình thu nhận kiến thức. II. Thiết bị dạy học Tranh phóng to tế bào nhân thực, tế bòa nhân sơ. Hình SGK phóng to Một số tranh hình liên quan III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể? Tại sao có thể xem ti thể là nhà máy điện của tế bào? So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? 2. Bài mới: - GV đặt vấn đề: trong tế bào nhân thực có nhiều bào quan cùng hoạt động, và có chức năng khác nhau. Vậy tại sao không ảnh hởng tới nhau? Hoạt động của - GV - HS Nội dung - GV treo tranh và giới thiệu tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - GV: lưới nội chất chỉ có ở tế bào nhân thực + Lưới nội chất là gì? + Có mấy loại lưới nội chất? - HS nghiên cứu SGK kết hợp với hình trả lời câu hỏi, yêu cầu: + Là hệ thống màng trong tế bào + Có hai loại - GV kết luận - GV giới thiệu hai loại lưới nội chất, đồng thời phát phiếu học tập để học sinh hoạt động nhóm, trao đổi thống nhất ý kiến - GV đánh giá hoạt động của các nhóm, và chiếu phiếu học tập có đáp án để - HS sữa bài. I. Lưới nội chất - Lưới nội chất là hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, chia tế bào chất thành các vùng tương đối cách biệt. - Lưới nội chất được cấu tạo bởi hệ thống các xoang, ống dẹt thông với nhau. Đáp án phiếu học tập Lưới nội chất có hạt Lưới nội chất không hạt 1. Vị trí, cấu trúc - Nằm gần nhân - Là hệ thống xoang dẹt, nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất trơn ở đầu kia - Mặt ngoài của các xoang đính các hạt ribôxôm - Năm xa nhân - Là hệ thống xoang hình ống nối tiếp từ lưới nội chất có hạt - Bề mặt có nhiều enzim không có ribôxôm 2. Chức năng - Tổng hợp prôtêin để xuất bào, các prôtêin màng, dự trữ - Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới tổng hợp được - Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc. - Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ 3. Tế bào có lưới nội chất phát triển - Tế bào thần kinh - Tế bào gan - Tế bào bạch cầu - Trong bào tương - Nơi nào có tổng hợp lipit mạnh mẽ thì nơi đó lưới nội chất không hạt phát triển - Tế bào tuyến nhờn, tuyến xốp - Tuyến tụy, tuyến gan, ruột non - GV hỏi: + tại sao ở người tế bào bạch cầu có lưới nội chất có hạt phát triển mạnh mẽ nhất? + Người uống rượu nhiều thì ản hưởng đến tế bào nào nhiều nhất? - HS vận dụng kiến thức vừa học và kiến thức ở cấp dưới để trả lời - GV nhận xét đánh giá. - GV yêu cầu - HS quan sát tranh hình để trả lời câu hỏi: + Vị trí của bộ máy gôngi trong tế bào nhân thực? + Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi? - HS hoạt động độc lập, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi và yêu cầu nêu được: + Hệ thống túi + Nhận và phân phôi sản phẩm - GV giảng giải: Chức năng của bộ máy gôngi thực hiện được là nhờ kết hợp với hoạt động của lưới nội chất - GV yêu cầu: quan sát hình, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Vị trí lizôxôm trong tế bào? + Trình bày cấu trúc và chưc ăng của lizôxôm? + Điều gì xảy ra nếu các lizôxôm trong tế bào bị vỡ ra? - HS hoạt động độc lập, trao đổi rồi thống nhất ý kiến trả lời, lớp bố sung. - GV nhận xét đánh giá và hoàn thiện kiến thức. - GV cho - HS quan sát hình về tế bào thực vật, xác định không bào và yêu cầu: + Trình bày cấu trúc và chức năng của không bào? - HS nghiên cứu SGK trả lời, lớp bổ sung - GV hoàn thiện kiến thức. II. Bộ máy gôngi và lizôxôm 1. Bộ máy gôngi * Cấu trúc: - Là hệ thống túi màng dẹt tách biệt nhau, xếp chồng lên nhau, hình vòng cung * Chức năng: - Gắn nhóm cacbonhiđrat vào prôtêin - Là hệ thống phân phối của tế bào - Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi có màng - Thu gom, bao gói và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp ở vị trí này đến sử dụng ở vị trí khác trong tế bào. - Ở tế bào thực vật bộ máy gôngi tổng hợp các phân tử pôlisacarit cấu trúc nên thành tế bào. 2. Lizôxôm * Cấu trúc: - Là bào quan dạng túi có kích thước 0,25-0,6 µm - Có màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân. - Được hình thành bởi bộ máy gôngi không bài xuất ra ngoài. * Chức năng: - Phân hủy các tế bào già, tế bào bị tổn thương, các bào quan hết hạn sử dụng. - Góp phần tiêu hóa nội bào III. Không bào * Cấu trúc: - Không bào được tạo ra từ mạng lưới nội chất và bộ máy gôngi. - Phía ngoài là màng đơn bao bọc. - Bên trong là dịch bào chứa các chất hữu cơ và ion khoáng, tạo áp suất thẩm thấu của tế bào. - Động vật nguyên sinh có không bào tiêu hóa phát triển. * Chức năng: tùy từng loài và từng tê bào - Dự trữ chất dinh dưỡng - Chứa sắc tố thu hút côn trùng - Chứa chất độc để tự vệ, chất thải. IV. Củng cố Học sinh đọc kết luận SGK Giáo viên hệ thống lại toàn bộ bài học V. Dặn dò Về nhà học và trả lời câu hỏi SGK VI. Rút kinh nghiệm: .. Tiết 17 Bài 18 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I. Mục tiêu Phân biệt được vân chuyển chủ động và vạn chuyển thụ động Nhân biết được thế nào là khuếch tán, phân biệt khuếch tán thẩm thấu và khuếch tán thẩm tách. Mô tả con đường xuất, nhập bào Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo quy luật vật lí và hóa học Vậndụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. II. Thiết bị dạy học Tranh hình SGK phóng to Một số tranh cần thiết về vận chuyển các chất qua màng III. Tiến trình 1. Kiểm tra: Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất? Nêu vai trò của các thành phần tham gia? 2. Bài mới: Hoạt động của - GV - HS Nội dung - GV vẽ thí nghiệm SGK lên bảng rồi cho - HS nhận xét màu sắc của hai cột, lúc đầu và sau một thời gian. - HS nhận xét dựa vào kiến thức thực tế nêu được + lúc đầu có màu khác nhau + sau đó có cùng màu - GV hỏi: vậy đã xẩy ra hiện tượng gì? - HS suy luận trả lời: đó là do sự vận chuyển của vật chất. - GV nhận xét rồi đưa ra khái niệm: + Khuếch tán là sự chuyển động của các phân tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn, do chuyển động nhiệt của chúng gây nên. + Thẩm thấu: là sự khuếch tán của nước qua màng bán thấm. + Thẩm tách: là sự khuếch tán của chất hòa tan qua màng bán thấm - GV yêu cầu giải thích sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất - HS dựa vào kiến thức vừa được biết để nêu và nêu được 3 con đường vận chuyển. - GV yêu cầu rút ra kết luận về: + Vận chuyển thụ động là gì? + Cơ chế vận chuyển? + Tốc độ vận chuyển * Để khắc sâu kiến thức cho - HS thì - GV cho - HS lây ví dụ về quá trình vận chuyển thụ động trong thực tế. - GV giải thích hiện tương cọng rau muống bị cong ngược khi chẻ ngâm vào nước. - GV yêu cầu - HS nghiên cứu mục 1 SGK, quan sát tranh hình 18.2 SGK và giải thích hiện tượng nồng độ iôt trong tảo biển, glucôzơ trong nước tiểu ông thận. - HS hoạt động nhóm, đại diện trả lời, lớp bổ sung và - GV nhận xét kết luận. - GV đưa thêm ví dụ và bắt học sinh giải thích. - GV hỏi: + Một số chất có kích thước lớn không không lọt qua lỗ màng thì được vận chuyển bằng cách nào? + En hãy mô tả con đường vận chuyển này? - HS hoạt động cá nhân: Yêu cầu nêu được: + Màng phải biến dạng để vận chuyển. + Thực hiện bằng nhập và xuất bào. - GV nhận xét và kết luận * Liên hệ: Em hãy lấy ví dụ về hiện tượng xuất, nhạp bào? I. Vận chuyển thụ động 1. Thí nghiệm 2. Kết luận - Sự khuếch tán là phương thức vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất (O2, H2O, CO2) có 2 con đường: + Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit: các phân tử có kích thước nhỏ không phân cực hay chất tan trong mỡ. + Khuếch tán qua kênh prôtêin có tính chọn lọc. - Cơ chế khuếch tán: do sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng. - Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với mức chênh lệch nồng độ, diện tích khuếch tán và luôn thu động. - Vận chuyển thụ động không đòi hỏi phải tiêu hao năng lượng, thuận chiều građien nồng động. II. Vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực) 1. Hiện tượng * các chất cần thiết cho cơ thể được vận chuyển qua màng tế bào nhờ prôtêin màng và ATP. 2. kết luận - Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng nhờ tiêu dùng năng lượng ATP. - Tế bào hấp thụ nhiều phân tử ngược chiều građien nồng độ để bổ sung kho dự trữ nội bào. - Tế bào loại bỏ những phân tử không cần thiết ngược građien nồng độ. - Vận chuyển chủ động tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hóa. - Vận chuyển chủ động cần có các kênh prôtêin màng. III. Xuất bào, nhập bào - Một số phân tử có kích thước lớn, không lọt qua các lỗ màng, sự trao đổi chất thực hiện nhờ sự biến dạng tích cực của màng sinh chất và có sử dung ATP. * Nhập bào - Các phân tử chất rắn, lỏng tiếp xúc với màng. - Màng biến đổi tạo bóng nhập màng bao lấy chất - Nếu là thể rắn gọi là thực bào, thể lỏng gọi là ẩm bào. - Các bóng được tế bào tiêu hóa trong lizôxôm * Xuất bào - Hình thành bóng xuất bào (chứa chất thải) - Các bóng liên kết với màng à màng biến đổi bài xuất các chất thải ra ngoài. IV. Củng cố Học sinh đọc kết luận SGK Làm bài tập số 2 SGK V. Dặn dò: Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK, đọc trước bài thực hành và chuẩn bị. VI. Rút kinh nghiệm: .

File đính kèm:

  • docsinh hoc 10 nc.doc