Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 1 đến 13

A, Mục đích yêu cầu:

 Học sinh hiểu được nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống, giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống, hiểu những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy hệ thống.

B, Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Phóng to hình 1 sách giáo khoa

 - Học sinh: Ôn lại những kiến thức về cấu tạo cơ thể, AND, cơ chế biến dị đã học ở lớp dưới

C, Tiến trình bài giảng:

 I, ổn định tổ chức lớp: 1 phút

 II, Nội dung bài giảng:

 

doc34 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 1 đến 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tử nước qua màng sinh chất như thế nào. + Tốc độ khuếch tán qua màng của các chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Phân biệt môi trường, môi trường nhược trương, môi trường đẳng trương. - Đưa ra những câu hỏi thực tế để học sinh giải thích VD: Tại sao khi bón phân quá nhiều lượng cây lại bị chết xót - Hướng dẫn học sinh đọc SGK phần II, quan sát hình 11.1 phần C. - Hướng dẫn học sinh so sánh vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động. - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 11.2 (SGK) đã được phóng to, đọc SGK phần III. - Mô tả hoạt động bắt mồi của trùng biến hình. - Thế nào là nhập bào? Có mấy kiểu nhập bào. - Thế nào là xuất bào - Đọc SGK phần I quan sát hình 11.1 (SGK) đã được phóng to. - Từ kiến thức trong SGK rút ra khái niệm vận chuyển thụ động, nguyên lí của vận chuyển thụ động - Rút ra các điều kiện để các chất tan khuếch tán qua màng. (Có sự chênh lệch nồng độ) Từ hình vẽ 11.1 a, b Trình bày các cách vận chuyển thụ động qua màng sinh chất. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng của các chất. Vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng thực tế. Quan sát hình 11.c phần C đọc (SGK) phần II từ đó rút ra khái niệm vận chuyển chủ động và so sánh với vận chuyển thụ động - Đọc SGK phần III và quan sát hình 11.2 (SGK) đã được phóng to. - Mô tả hoạt động bắt mồi của trùng biến hình. - Tìm hiểu xem có mấy kiểu nhập bào. - Phân biệt nhập bào với xuất bào I. Vận chuyển thụ động a. Khái niệm. - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. - Theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. b. các cách vận chuyển - Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép: Chất không phân cực, có kích thước nhỏ. - Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng: Chất phân cực, có kích thước lớn. - Sự khuếch tán của phân tử nước qua màng sinh chất gọi là sự thẩm thấu (Qua kênh prôtêin đặc biệt gọi là aquapôrin) - Đặc tính lý hoá của các chất. - Chênh lệch nồng độ các chất giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào Môi trường Nồng độ chất tan Sự di chuyển chất tan ưu trương ở môi trường ngoài > ở trong tế bào Chất tan từ ngoài vào tế bào Nhược trương ở môi trường ngoài < ở trong tế bào Chất tan ở ngoài không vào tế bào được Đẳng trương ở môi trường ngoài = ở trong tế bào II, vận chuyển chủ động. - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Cần tiêu tốn năng lượng III. Nhập bào và xuất bào. - Nhập bào: + Vận chuyển các chất vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng tế bào. + Các kiểu nhập bào: Thực bào và ẩm bào. - Xuất bào: Vận chuyển các chất ra khỏi tế bào cách ngược lại với nhập bào. IV, Củng cố: 5 phút - Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động cho ví dụ. - Thế nào là nhập bào và xuất bào. V, Hướng dẫn học ở nhà: 1 phút - Vẽ vào vở sơ đồ các kiểu vận chuyển các chất qua màng. - Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài (SGK). - Ôn lại các kiến thức về sự đóng mở lỗ khí, vận chuyển các chất qua màng sinh chất. - Phân nhóm thực hành. Giờ sau mỗi nhóm mang đi một dao lam, giấy thấm, lá thài lài tía. VI, Rút kinh nghiệm: Ký xác nhận của tổ CM Ký xác nhận của BGH Ngày soạn Tiết 12 Thực hành: thí nhiệm co và phản co nguyên sinh A, Mục đích yêu cầu: Học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi. Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí không thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào. Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau. B, Chuẩn bị: - Giáo viên. + Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính, lá kính dao lam, ống nhỏ giọt, nước cất, dung dịch muối (hoặc đường) loãng, giấy thấm. + Mẫu vật: Lá thài lài tía - Học sinh: Dao lam. Giấy thấm. Lá thài lài tía. C, Tiến trình bài giảng I, ổn định lớp học II, Kiểm tra bài cũ: Thay bằng sự kiểm tra dụng cụ mẫu vật cho giờ thực hành của học sinh. III, Nội dung bài thực hành. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thời gian Nội dung - Phân nhóm thực hành - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, quan sát tế bào. - Lưu ý cho học sinh cách lấy ánh sáng, cách quan sát tế bào dưới kính hiển vi. - Yêu cầu học sinh vẽ lại các tế bào biểu bì thường và tế bào lỗ khí khi chưa nhỏ nước muối và sau khi nhỏ nước muối. - Tại sao sau khi nhỏ nước muối, tế bào lỗ khí lại đóng? (Khi nhỏ nước muối, môi trường ngoài trỏ nên ưu trương, nước thấm từ tế bào ra ngoài làm tế bào mất nước cho nên lỗ khí đóng) - Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh. Quan sát khí khổng xem khí khổng đóng hay mở? - Tại sao khi nhỏ nước cất -> Khí khổng lại mở? (Khi nhỏ nước cất môi trường ngoài trở thành nhược trương-> nước thấm vào tế bào -> tế bào chất trở lại bình thường -> Khí khổng mở - Thảo luận nhóm về các bước làm thí nghiệm. - Tiến hành các bước thí nghiệm như giáo viên đã hướng dẫn. - Quan sát tế bào biểu bì thường và tế bào biểu bì lỗ khí khi chưa nhỏ nước muối và khí đã nhỏ nước muối, vẽ tế bào đã quan sát vào vở. - Giải thích hiện tượng đóng lỗ khí: - Tiến hành các bước thí nghiệm như giáo viên đã hướng dẫn. - Quan sát tế bào biểu bì để thấy hiện tượng phản co nguyên sinh và vẽ vào vở - Quan sát khí khổng và giải thích vì sao khí khổng lại mở? 1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây. - Tách lớp biểu bì ở lá thài lài tía. - Đặt lớp biểu bì vừa tách lên phiến kính đã nhỏ sẵn giọt nước cất. - Quan sát để thấy được tế bào biểu bì thường và tế bào lỗ khí (Khí khổng mở) - Nhỏ 1 giọt dung dịch nước muối loãng vào rìa lá kính đậy trên mẫu vật, dùng giấy thấm đặt ở mép lá kính phía đối diện -> Nước từ tế bào ra ngoài -> Tế bào chất co lại (hiện tượng co nguyên sinh). Tế bào lỗ khí mất nước. Khí khổng đóng. 2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng. - Nhỏ 1 giọt nuớc cất vào rìa của lá kính, dùng giấy thấm đặt ở phía đối diện của lá kính -> Nước từ ngoài thấm vào tế bào -> tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở về trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh), khí khổng mở. IV. Củng cố: 5 phút. - Học sinh nhắc lại các bước tiến hành thí nghiệm về hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh. - Khi nào khí khổng đóng, khi nào khí khổng mở? Sự vận chuyển nước qua màng sinh chất diễn ra như thế nào. - Cho học sinh dọn vệ sinh lớp học. V. Hướng dẫn học ở nhà, - Hướng dẫn học sinh làm báo cáo thí nghiệm - Hoàn chỉnh báo cáo thí nghiệm, các hình vẽ về tế bào đã quan sát được. VI. rút kinh nghiệm. Ký xác nhận của tổ CM Ký xác nhận của BGH Ngày soạn: Tiết 13 Chương III : Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào Khái quát về năng lượng và chuyển hoá vật chất A, Mục đích yêu cầu: Học sinh phân biệt được thế năng và động năng đồng thời đưa ra được các ví dụ minh hoạ. Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP. Trình bày được khái niệm chuyển hoá vật chất. B, Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh vẽ hoạt động bắn súng cao su minh hoạ cho khái niệm thế năng, động năng. - Học sinh: Nghiên cứu trước bài khái quát về năng lượng và chuyển hoá vật chất. C, Tiến trình bài giảng: I, ổn định tổ chức lớp: 1 phút II, Nội dung bài giảng: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thời gian Nội dung - Hướng dẫn học sinh đọc SGK phần I (1), quan sát tranh vẽ mô tả hoạt động người bắn súng cao su để rút ra khái niệm năng lượng, động năng, thế năng. - Trong tế bào năng lượng tồn tại ở những dạng nào ? - Hướng dẫn học sinh đọc SGK phần I (2), yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi. + ATP là gì ? + ATP có cấu tạo như thế nào ? + Vì sao ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào? - Lưu ý cho học sinh: ATP à ADP+ P i Ngay sau đó ADP + P i à ATP - Năng lượng ATP được sử dụng trong tế bào như thế nào ? - Hướng dẫn học sinh đọc SGK phần II. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu. + Chuyển hoá vật chất là gì ? + Bao gồm những quá trình nào ? Phân biệt các quá trình đó. - Lưu ý cho học sinh chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng - Đọc SGK phần I (1) quan sát tranh vẽ hoạt động bắn súng cao su. Thảo uận và rút ra khái niệm năng lượng Khái niệm động năng, thế năng. - Tìm thông tin trong SGK, xác định các dạng năng lượng có trong tế bào. - Đọc SGK phần I (2) quan sát H13.1 (SGK) - Trình bày cấu tạo của ATP. - Giải thích APT là đồng tiền năng lượng của tế bào. (Các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm luôn có xu hướng đẩy nhau làm các liên kết giữa các nhóm phôtphat dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng) - Lấy ví dụ cho việc sử dụng dạng năng lượng ATP trong tế bào. - Đọc SGK phần II - Tìm hiểu thế nào là chuyển hoá vật chất. - Phân biệt quá trình đồng hoá, quá trình dị hoá. I. Năng lượng và các dạng năng lượng trog tế bào. a. Khái niệm. Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công. - Các loại năng lượng + Động năng: Là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công. + Thế năng: Là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. - Các dạng năng lượng trong tế bào: Hoá năng điện năng, nhiệt năng (chủ yếu là hoá năng). 2. ATP, đồng tiền năng lượng của tế bào). - Cấu tạo. * ATP là hợp chất cao năng cấu tạo gồm 3 thành phần. + Bazơ nitơ ađênin. + Đường ribôzơ. + 3 nhóm phôtphat, liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối rất dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. - Sử dụng năng lượng trong ATP ở tế bào + Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. + Vận chuyển các chất qua màng. + Sinh công cơ học. II. Chuyển hoá vật chất. - Là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào giúp tế bào thực hiện các đặc tính đặc trưng của sự sống. Đồng hoá - Bao gồm: Dị hoá - Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng. IV, Củng cố: 5 phút - Trình bày cấu trúc hoá học và chức năng của phân tử ATP. - Giải thích khái niệm chuyển hoá vật chất. V, Hướng dẫn học ở nhà: 1 phút - Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Tìm hiểu về enzim. VI, Rút kinh nghiệm Ký xác nhận của tổ CM Ký xác nhận của BGH

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 10 2.doc