Chương trình chuyên sâu môn Sinh học Lớp 10

Kiến thức:

- Giải thích được nguyên tắc tố chức thứ bậc của thế giới sống (cấp tổ chức thấp hơn làm nền tảng để cấu tạo nên cấp tổ chức cao hơn trong đó tế bào là đơn vị cơ bản).

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

- Giải thích nguyên tắc phân loại sinh vật nói chung và cách phân loại 5 giới sinh vật với các đặc điểm của từng giới.

- Giải thích được cách phân loại theo 3 lãnh giới.

- Trình bày được sự đa dạng của thế giới sinh vật học. Hiểu được khái niệm đa dạng sinh học, giải thích tại sao lại phải bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Kĩ năng:

- Học sinh cần được rèn luyện phương pháp tự học tập môn sinh học ở trường phổ thông (cách thu thập thông tin, xử lí thông tin, hệ thống hoá kiến thức, phân loại, liên hệ cấu trúc- chức năng, sự tiến hoá, thích nghi).

Thái độ:

- Nhận thức được Sinh học là môn học đa ngành, đa lĩnh vực cần có sự tích hợp kiến thức nhiều môn học khác nhau, tích hợp các phân môn sinh học với nhau môn.

- Có ý thức và các hoạt động bảo vệ môi trường sống, bảo tồn sự đa dạng sinh học.

 * Những đoạn gạch chân là nội dung chuyên sâu so với CT nâng cao.

Phân tích chi tiết hơn về từng cấp bậc thế giới sống.

Bước đầu biết cách sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại sinh vật.

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình chuyên sâu môn Sinh học Lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rộng. các vấn đề : Các nguồn vật liệu và các phương pháp chọn giống ; Các phương pháp đánh giá, giao phối, chọn lọc ; Chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật bằng đột biến, lai tạo và kĩ thuật di truyền. Chương V. Di truyền học người Chương này đi sâu và mở rộng. các vấn đề : Kĩ thuật di truyền ; Phương pháp nghiên cứu di truyền người, di truyền y học ; Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội. Chương còn được bổ sung các nội dung mới như : Các phương pháp nghiên cứu di truyền người và các ứng dụng thực tiễn của các phương pháp này (ví dụ: phân tích phả hệ để xác định quy luật di truyền các tật, bệnh di truyền ở người). Phần sáu : Gồm 3 chương Chương I. Bằng chứng tiến hoá Chương này đi sâu và mở rộng. các vấn đề : Bằng chứng giải phẫu so sánh ; Bằng chứng phôi sinh học so sánh ; Bằng chứng địa lí sinh vật học ; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Chương II. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá Chương này đi sâu và mở rộng. các vấn đề : Thuyết tiến hoá cổ điển : Học thuyết của Lamac, học thuyết của Đacuyn ; Thuyết tiến hoá hiện đại : Thuyết tiến hoá tổng hợp, sơ lược về thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính. Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá : Các nhân tố tiến hoá cơ bản ; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ; Loài sinh học ; Quá trình hình thành loài ; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới. Chương còn được bổ sung các nội dung mới như : - Khái niệm nhân tố tiến hóa và vai trò của các nhân tốc tiến hóa: đột biến, chọn lọc, yếu tố ngẫu nhiên, di-nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên trong việc làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. - Áp lực của quá trình đột biến Lượng biến thiên tần số tương đối của gen A trong quần thể nhận sau một thế hệ có sự di - nhập gen. Tác động của chọn lọc tự nhiên và áp lực của nó đối với các hệ số chọn lọc khác nhau. Vai trò của các cơ chế cách li (cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử) đối với quá trình hình thành loài và bảo vệ sự toàn vẹn của loài. Cơ chế hình thành loài cùng khu vực địa lý và hình thành loài khác khu vực địa lý Các phương pháp xây dựng cây chủng loại phát sinh (xác định mối quan hệ họ hàng và quá trình phân li hình thành các nhóm phân loại). Chương III. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất Chương này đi sõu và mở rộng. các vấn đề : Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất ; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất ; Sự phát sinh loài người. Phần bảy : gồm 4 chương Chương I. Cơ thể và môi trường Chương này đi sâu và mở rộng. các vấn đề : Các nhân tố sinh thái ; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường ; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Chương còn được bổ sung các nội dung mới như : Phân biệt các loại môi trường sống của sinh vật. Các đặc điểm cơ bản của môi trường sống trên cạn và môi trường sống dưới nước. - Đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng, cây ưa bóng, đặc điểm của thực vật và động vật thích nghi với nhiệt độ môi trường. - Những đặc điểm hình thái, giải phẫu, hoạt động sinh lý và tập tính của sinh vật thích nghi với môi trường sống trên cạn và môi trường sống dưới nước. - Giải thích và ví dụ minh hoạ quy tắc K. Becman và quy tắc D. Allen. Chương II. Quần thể Chương này đi sâu và mở rộng. các vấn đề : Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể ; Cấu trúc dân số của quần thể ; Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể ; Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể ; Sự biến động số lượng và cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể. Chương còn được bổ sung các nội dung mới như : Các đặc điểm chứng tỏ quần xã sinh vật là một tổ chức sống. Vai trò của loài ưu thế trong quần xã, các đặc điểm của loài ưu thế phân biệt với các nhóm loài khác. Cạnh tranh là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái. Khái niệm kiểm soát sinh học. - Ứng dụng khống chế sinh học vào kiểm soát các loài gây hại. - Phân tích ví dụ về 2 dạng diễn thế sinh thái đi lên và suy thoái ở môi trường trên cạn và môi trường dươí nước. Chương III. Quần xã Chương này đi sâu và mở rộng. các vấn đề : Khái niệm về quần xã ; Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã. Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó ; Mối quan hệ cạnh tranh khác loài ; Sự phân hoá ổ sinh thái ; Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã. Chương còn được bổ sung các nội dung mới như : Các đặc điểm chứng tỏ quần xã sinh vật là một tổ chức sống. Vai trò của loài ưu thế trong quần xã, các đặc điểm của loài ưu thế phân biệt với các nhóm loài khác. Cạnh tranh là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái. Khái niệm kiểm soát sinh học. - ứng dụng khống chế sinh học vào kiểm soát các loài gây hại. - Phân tích ví dụ về 2 dạng diễn thế sinh thái đi lên và suy thoái ở môi trường trên cạn và môi trường dươí nước. Chương IV. Hệ sinh thái - sinh quyển và sinh thái học với việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên (6 tiết) Chương này đi sâu và mở rộng. các vấn đề : Khái niệm về hệ sinh thái ; Cấu trúc hệ sinh thái ; Các kiểu hệ sinh thái ; Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái ; Sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái ; Sinh quyển ; Sinh thái học và việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên : quan niệm về quản lí nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường. Chương còn được bổ sung các nội dung mới như : Các đặc điểm khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo; nông nghiệp và thành phố). - Sử dụng những phân tích về chuỗi, lưới thức ăn và tháp sinh thái trong việc nhận xét, đánh giá một hệ sinh thái. Nêu được khuếch đại sinh học và phân tích hậu quả của ô nhiễm môi trường thông qua khuếch đại sinh học. - Mô tả và phân chia được các giai đoạn (đầu vào, luân chuyển, lắng đọng và đầu ra) của mỗi chu trình sinh địa hoá. Trình bày được nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn, nước biển dâng. So sánh được sự khác nhau về các điều kiện sinh thái của các khu sinh học và sự thích nghi của sinh vật ở mỗi khu sinh học đó. Nêu được các hệ sinh thái điển hình của Việt Nam. Nội dung thi HSG toàn quốc: CT nâng cao + CT chuyên sâu (10, 11 và 12); đối với thi chọn đội tuyển học sinh giỏi sinh học đi thi quốc tế: Thi theo chương trình chuyên sâu 10, 11 và 12 kết hợp với chương trình thi olympic sinh học quốc tế. 3. Về phương pháp và phương tiện dạy học CT phản ánh sắc thái của sinh học là khoa học thực nghiệm, cần tăng cường phương pháp quan sát, thí nghiệm thực hành mang tính nghiên cứu , vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống. Mặt khác, CT chú trọng tới rèn luyện các kĩ năng thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như trong các hoạt động ngoại khoá như tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu thiên nhiên Một số phần CT mang tính khái quát, trừu tượng khá cao, ở cấp vi mô hoặc vĩ mô cho nên trong một số trường hợp phải hướng dẫn HS lĩnh hội tư duy trừu tượng (phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết đã học...), dựa vào các thí nghiệm mô phỏng, các sơ đò khái quát và các bảng so sánh. Cần khuyến khích HS tham gia công tác tự nghiên cứu khoa học một cách độc lập hoặc theo nhóm dưới sự cố vấn của giáo viên. Cần dạy học sinh học thông qua các hoạt động quan sát, thí nghiệm, thảo luận trong nhóm nhỏ vv... để rèn cho HS các kĩ năng, năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Dạy phương pháp học, đặc biệt là tự học. Tăng cường năng lực làm việc với SGK và tài liệu tham khảo, rèn luyện năng lực tự học. Với môn SH, phương tiện dạy học rất quan trọng đối với việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, cần sử dụng đồ dùng dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá. Cần bổ sung những tranh, bản trong phản ánh các sơ đồ minh họa các tổ chức sống, các quá trình phát triển ở cấp vi mô và vĩ mô. Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm tin học tạo thuận lợi cho giảo viên giảng dạy những cấu trúc, đặc biệt những cơ chế hay quá trình sống ở cấp tế bào, cấp cơ thể và các cấp trên cơ thể. Những định hướng trên sẽ góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo, dễ thích ứng trong cuộc sống lao động sau này. Như vậy, phương pháp không chỉ là phương tiện để chuyển tải nội dung mà còn được coi như một thành phần học vấn. Rèn luyện phương pháp học được coi như một mục tiêu dạy học. 4. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá phải đối chiếu với mục tiêu, nhằm thu được những tín hiệu phản hồi giúp đánh giá được kết quả học tập của học sinh xem đã đạt mục tiêu đề ra như thế nào. Căn cứ vào đó để điều chỉnh cách dạy và cách học cho thích hợp và có hiệu quả tốt. Cải tiến các hình thức kiểm tra truyền thống, phát triển các loại hình trắc nghiệm khách quan, kể cả trắc nghiệm bằng sơ đồ, hình vẽ – nhằm giúp HS tự kiểm tra trình độ nắm kiến thức toàn chương trình, tăng nhịp độ thu nhận thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Giáo viên cần chú trọng tới việc ra các câu hỏi nhằm đánh giá năng lực suy luận logic, cách giải quyết vấn đề hơn là chỉ dừng lại ở các câu hỏi tái hiện kiến thức. Quan tâm hơn đến việc đánh giá quá trình: đánh giá học sinh thông qua các hoạt động học tập trên lớp như đánh giá kĩ năng trình bày bằng lời nói, kĩ năng trình bày bằng văn bản, kĩ năng khái quát hóa vấn đề của HS trong suốt tiến trình của tiết học và trong cả năm học giúp học sinh liên tục có thông tin phản hồi nhằm hoàn thiện các năng lực học tập của mình. V- TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), và các tác giả. Sinh học 12 nâng cao. NXB Giáo dục 2007. Neil A. Campbell and Jane B. Reece: Biology, 2005 Purves , Sadava, Orians và Heller: Life, the Science of Biology. Sith edition (2002) W.D. Phillips – T.J. Chilton. Sinh học – tập 1+2 (tài liệu dịch). NXB Giáo dục. 1997. 15. Chương trình thi Olympic sinh học quốc tế 2007.

File đính kèm:

  • docSinh hoc.doc